Bắc Ninh: Tạm dừng một số hoạt động không thiết yếu, thành lập thêm các cơ sở cách ly, điều trị F0
Tỉnh Bắc Ninh đã ra văn bản về việc tạm dừng hoạt động đối với các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ; tạm dừng tổ chức tiệc cưới (mời khách).
Cụ thể, tỉnh Bắc Ninh yêu cầu dừng hoạt động đối với các dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, phòng tập thể hình, yoga, spa…
Các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ chỉ cho phép bán hàng mang về, không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người đến hết ngày 30/11.
Tạm dừng hoạt động tổ chức tiệc cưới (mời khách) cho đến khi có thông báo mới.
Tỉnh Bắc Ninh yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 21h đến 4h sáng hôm sau, trừ các trường hợp: thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về,… (phải có giấy tờ liên quan như: thẻ nhân viên, giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp hoặc giấy tờ chứng minh khác).
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bắt buộc phải yêu cầu khách hàng quét mã QR, đồng thời phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K; kịp thời phát hiện F0.
Quản lý hiệu quả việc cách ly tại nhà, các cơ sở cách ly tập trung, tuyệt đối không để lây lan trong các khu, điểm cách ly và từ các khu, điểm cách ly ra cộng đồng. Chuẩn bị dự phòng các cơ sở cách ly, điều trị F0 mới không triệu chứng trong trường hợp bùng phát dịch.
Bạc Liêu: Những người chưa tiêm vaccine không được ra ngoài
Trước nguy cơ dịch bệnh gia tăng khi số ca lây nhiễm COVID trong cộng đồng liên tục tăng cao, tỉnh Bạc Liêu đã ban hành quyết định siết chặt một số hoạt động trên địa bàn tỉnh từ ngày 21/11.
Cụ thể, tỉnh Bạc Liêu yêu cầu không tổ chức các hoạt động tập trung trên 10 người kể cả trong nhà và ngoài trời, ngoài phạm vi công sở, cơ sở y tế, điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Mọi người không được ra đường từ 20h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau trừ một số lực lượng thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, khẩn cấp.
Đối với các cơ sở, quán ăn, uống, nhà hàng chỉ được bán mang về và chỉ được phép hoạt động từ 4h sáng đến 19h hằng ngày; chợ truyền thống, chợ đầu mối phải được phân luồng và kiểm soát chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch. Đồng thời, chính quyền các xã, phường, thị trấn phát phiếu đi chợ, hoặc các hình thức khác phù hợp cho các hộ gia đình trên địa bàn.
Người dân được đi chợ (hoặc siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng) tối đa 2 lần/tuần khi khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, khi được tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc khi đã tiêm 1 liều vaccine trên 14 ngày.
Người được tiêm 1 liều vaccine dưới 14 ngày thì chỉ được đi chợ tối đa 1 lần/tuần. Những người chưa tiêm vaccine thì không được đi chợ. Chính quyền cấp xã cấp phát thẻ đi chợ và tổ chức đi chợ hộ hoặc các hình thức khác phù hợp cho người dân trên địa bàn khi có yêu cầu.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và có chiều hướng tiếp tục gia tăng, TP Tây Ninh cũng thực hiện cấp phiếu đi chợ theo ngày, nhằm hạn chế người dân đi lại, tập trung đông người vào cùng thời điểm để phòng, chống dịch COVID-19 tốt hơn.
Đồng Nai: Nỗ lực không để số ca tử vong tăng
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng, yêu cầu lãnh đạo các địa phương trong tỉnh khẩn trương rà soát toàn bộ hệ thống để triển khai tốt việc phát túi thuốc điều trị tại nhà cho F0, hỗ trợ an sinh cho người dân, những hộ gia đình có người nhiễm COVID-19. Tăng cường lực lượng y tế cơ sở, lực lượng thôn, tổ, ấp, khu phố để hỗ trợ người dân.
Ngành y tế cần kiểm soát tốt hơn 2 chỉ tiêu lớn là giảm ca bệnh nặng và giảm tử vong, không để số ca tử vong tăng.
Lũy kế đến ngày 22/11, số ca nhiễm của tỉnh Đồng Nai là 82.850 ca. Trong ngày có thêm 254 bệnh nhân khỏi bệnh, đến nay có tổng số 69.468 bệnh nhân ra viện, chiếm tỉ lệ gần 84% so với tổng ca mắc. Số trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tiêm vaccine mũi 1 của địa phương này là 149.771 trẻ, đạt tỉ lệ bao phủ 50,25%.
Sở Y tế Đồng Nai đang đốc thúc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng nhằm sớm nhất đạt mục tiêu 100% người dân toàn tỉnh được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hạn chế việc lây nhiễm chéo tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện và nguồn lây nhiễm tại các điểm nguy cơ cao như: chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu nhà trọ.
Cần Thơ: Cơ sở điều trị bệnh nhân COVID quá tải, thành lập thêm trạm y tế lưu động theo dõi người cách ly và điều trị tại nhà
Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố Cần Thơ, trong ngày 22/11, thành phố ghi nhận thêm 535 ca mắc COVID-19; tính từ đầu đợt dịch đến nay Cần Thơ ghi nhận 17.184 trường hợp mắc COVID-19.
Từ đầu tháng 11 đến nay, số ca mắc COVID-19 ghi nhận mỗi ngày ở Cần Thơ liên tục tăng, đáng chú ý trong 6 ngày liên tiếp gần đây (từ ngày 16/11-22/11), địa phương liên tục ghi nhận số ca mắc trên 500 trường hợp/ngày, riêng ngày 19/11, số ca mắc ghi nhận kỷ lục 939 trường hợp.
Số ca mắc COVID-19 liên tục tăng khiến cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở điều trị đã quá tải. Đến nay, số bệnh nhân điều trị tại cơ sở y tế là 3.174 trường hợp, trong khi đó khả năng điều trị tối đa tại các cơ sở y tế (cả 3 tầng) là 3.100 giường.
Trước tình hình số người mắc COVID-19 tăng, UBND TP Cần Thơ đã ban hành quyết định và quy chế phối hợp hoạt động trong quản lý, cách ly y tế F1 tại nhà và quản lý, cách ly, điều trị ca F0 tại nhà trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Hiện, số người đang cách ly tại nhà là 14.752 người (trong đó, có 3.532 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà; 4.648 F1 đang cách ly y tế tại nhà).
UBND TP Cần Thơ cũng thành lập thêm 50 đội y tế lưu động (trong đó có 200 sinh viên và 10 bác sĩ của trường ĐH Y dược Cần Thơ) thực hiện nhiệm vụ giám sát, theo dõi F1 được cách ly y tế tại nhà và F0 được quản lý, cách ly, điều trị tại nhà trên địa bàn được phân công..
Đồng thời thí điểm sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị bệnh nhân COVID-19 có kiểm soát trên địa bàn TP.
Cần Thơ đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho người dân. Tính đến chiều 21/11, có 73,3% tổng số dân ở Cần Thơ được tiêm vaccine, trong đó tỷ lệ người tiêm đủ 2 mũi là 57,6%. Ngày 22/11, Cần Thơ sẽ bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 16-17 tuổi.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Bắc Ninh: Tạm dừng một số hoạt động không thiết yếu, thành lập thêm các cơ sở cách ly, điều trị F0
Tỉnh Bắc Ninh đã ra văn bản về việc tạm dừng hoạt động đối với các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ; tạm dừng tổ chức tiệc cưới (mời khách).
Cụ thể, tỉnh Bắc Ninh yêu cầu dừng hoạt động đối với các dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, phòng tập thể hình, yoga, spa…
Các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ chỉ cho phép bán hàng mang về, không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người đến hết ngày 30/11.
Tạm dừng hoạt động tổ chức tiệc cưới (mời khách) cho đến khi có thông báo mới.
Tỉnh Bắc Ninh yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 21h đến 4h sáng hôm sau, trừ các trường hợp: thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về,… (phải có giấy tờ liên quan như: thẻ nhân viên, giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp hoặc giấy tờ chứng minh khác).
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bắt buộc phải yêu cầu khách hàng quét mã QR, đồng thời phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K; kịp thời phát hiện F0.
Quản lý hiệu quả việc cách ly tại nhà, các cơ sở cách ly tập trung, tuyệt đối không để lây lan trong các khu, điểm cách ly và từ các khu, điểm cách ly ra cộng đồng. Chuẩn bị dự phòng các cơ sở cách ly, điều trị F0 mới không triệu chứng trong trường hợp bùng phát dịch.
Bạc Liêu: Những người chưa tiêm vaccine không được ra ngoài
Trước nguy cơ dịch bệnh gia tăng khi số ca lây nhiễm COVID trong cộng đồng liên tục tăng cao, tỉnh Bạc Liêu đã ban hành quyết định siết chặt một số hoạt động trên địa bàn tỉnh từ ngày 21/11.
Cụ thể, tỉnh Bạc Liêu yêu cầu không tổ chức các hoạt động tập trung trên 10 người kể cả trong nhà và ngoài trời, ngoài phạm vi công sở, cơ sở y tế, điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Mọi người không được ra đường từ 20h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau trừ một số lực lượng thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, khẩn cấp.
Đối với các cơ sở, quán ăn, uống, nhà hàng chỉ được bán mang về và chỉ được phép hoạt động từ 4h sáng đến 19h hằng ngày; chợ truyền thống, chợ đầu mối phải được phân luồng và kiểm soát chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch. Đồng thời, chính quyền các xã, phường, thị trấn phát phiếu đi chợ, hoặc các hình thức khác phù hợp cho các hộ gia đình trên địa bàn.
Người dân được đi chợ (hoặc siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng) tối đa 2 lần/tuần khi khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, khi được tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc khi đã tiêm 1 liều vaccine trên 14 ngày.
Người được tiêm 1 liều vaccine dưới 14 ngày thì chỉ được đi chợ tối đa 1 lần/tuần. Những người chưa tiêm vaccine thì không được đi chợ. Chính quyền cấp xã cấp phát thẻ đi chợ và tổ chức đi chợ hộ hoặc các hình thức khác phù hợp cho người dân trên địa bàn khi có yêu cầu.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và có chiều hướng tiếp tục gia tăng, TP Tây Ninh cũng thực hiện cấp phiếu đi chợ theo ngày, nhằm hạn chế người dân đi lại, tập trung đông người vào cùng thời điểm để phòng, chống dịch COVID-19 tốt hơn.
Đồng Nai: Nỗ lực không để số ca tử vong tăng
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng, yêu cầu lãnh đạo các địa phương trong tỉnh khẩn trương rà soát toàn bộ hệ thống để triển khai tốt việc phát túi thuốc điều trị tại nhà cho F0, hỗ trợ an sinh cho người dân, những hộ gia đình có người nhiễm COVID-19. Tăng cường lực lượng y tế cơ sở, lực lượng thôn, tổ, ấp, khu phố để hỗ trợ người dân.
Ngành y tế cần kiểm soát tốt hơn 2 chỉ tiêu lớn là giảm ca bệnh nặng và giảm tử vong, không để số ca tử vong tăng.
Lũy kế đến ngày 22/11, số ca nhiễm của tỉnh Đồng Nai là 82.850 ca. Trong ngày có thêm 254 bệnh nhân khỏi bệnh, đến nay có tổng số 69.468 bệnh nhân ra viện, chiếm tỉ lệ gần 84% so với tổng ca mắc. Số trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tiêm vaccine mũi 1 của địa phương này là 149.771 trẻ, đạt tỉ lệ bao phủ 50,25%.
Sở Y tế Đồng Nai đang đốc thúc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng nhằm sớm nhất đạt mục tiêu 100% người dân toàn tỉnh được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hạn chế việc lây nhiễm chéo tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện và nguồn lây nhiễm tại các điểm nguy cơ cao như: chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu nhà trọ.
Cần Thơ: Cơ sở điều trị bệnh nhân COVID quá tải, thành lập thêm trạm y tế lưu động theo dõi người cách ly và điều trị tại nhà
Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố Cần Thơ, trong ngày 22/11, thành phố ghi nhận thêm 535 ca mắc COVID-19; tính từ đầu đợt dịch đến nay Cần Thơ ghi nhận 17.184 trường hợp mắc COVID-19.
Từ đầu tháng 11 đến nay, số ca mắc COVID-19 ghi nhận mỗi ngày ở Cần Thơ liên tục tăng, đáng chú ý trong 6 ngày liên tiếp gần đây (từ ngày 16/11-22/11), địa phương liên tục ghi nhận số ca mắc trên 500 trường hợp/ngày, riêng ngày 19/11, số ca mắc ghi nhận kỷ lục 939 trường hợp.
Số ca mắc COVID-19 liên tục tăng khiến cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở điều trị đã quá tải. Đến nay, số bệnh nhân điều trị tại cơ sở y tế là 3.174 trường hợp, trong khi đó khả năng điều trị tối đa tại các cơ sở y tế (cả 3 tầng) là 3.100 giường.
Trước tình hình số người mắc COVID-19 tăng, UBND TP Cần Thơ đã ban hành quyết định và quy chế phối hợp hoạt động trong quản lý, cách ly y tế F1 tại nhà và quản lý, cách ly, điều trị ca F0 tại nhà trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Hiện, số người đang cách ly tại nhà là 14.752 người (trong đó, có 3.532 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà; 4.648 F1 đang cách ly y tế tại nhà).
UBND TP Cần Thơ cũng thành lập thêm 50 đội y tế lưu động (trong đó có 200 sinh viên và 10 bác sĩ của trường ĐH Y dược Cần Thơ) thực hiện nhiệm vụ giám sát, theo dõi F1 được cách ly y tế tại nhà và F0 được quản lý, cách ly, điều trị tại nhà trên địa bàn được phân công..
Đồng thời thí điểm sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị bệnh nhân COVID-19 có kiểm soát trên địa bàn TP.
Cần Thơ đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho người dân. Tính đến chiều 21/11, có 73,3% tổng số dân ở Cần Thơ được tiêm vaccine, trong đó tỷ lệ người tiêm đủ 2 mũi là 57,6%. Ngày 22/11, Cần Thơ sẽ bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 16-17 tuổi.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn