HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

‘Chúng tôi sẽ về khi TP. Hồ Chí Minh hết ‘ốm’

Admin by Admin
in Tin tức
0
‘Chúng tôi sẽ về khi TP. Hồ Chí Minh hết ‘ốm’
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Dù nhiệm vụ được giao đã hoàn thành nhưng nhiều “chiến sĩ áo trắng” vẫn tiếp tục ở lại đồng hành cùng bệnh nhân COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh. Họ mong muốn có một hành trình chống dịch trọn vẹn rồi mới trở về cùng người thân và bạn bè.

Mong muốn một “hành trình” trọn vẹn

Khi những đồng đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh phòng, chống dịch bệnh COVID-19, và trở về trong sự chào đón của người thân và đồng nghiệp thì vẫn còn những “chiến sĩ áo trắng” khác tình nguyện ở lại cùng TP. Hồ Chí Minh với quyết tâm ngày về thành phố này đã “hết ốm”.

Chia sẻ cùng phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống (Bộ Y tế), Bác sĩ Cao Xuân Thành (SN 1987) công tác tại Khoa Phụ khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) hiện đang thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh cho biết, anh đã cùng 3 đồng nghiệp tình nguyện ở lại với đoàn công tác vừa tăng cường tiếp tục hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch.

Trước đó, khi ngày nhiệm vụ được giao đã hoàn thành, ngày về đã đến gần, bác sĩ Thành vẫn trăn trở khi cho rằng “hành trình” của mình vẫn chưa trọn vẹn bởi TP. Hồ Chí Minh dù đã qua những ngày tháng cam go nhất nhưng lượng bệnh nhân vẫn đông. 

Hơn 2 tháng thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Thành đã cảm nhận được những vất vả của đồng nghiệp, những đau đớn của bệnh nhân nên trong tâm thức vị bác sĩ ấy luôn muốn cống hiến thêm đến khi còn có thể.

Sau khi có ý định tiếp tục ở lại chống dịch, bác sĩ Thành cùng 3 đồng nghiệp đã xin ý kiến Ban Giám đốc bệnh viện và được thu xếp công việc ở đơn vị, tiếp tục nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh.

 
Nhiều đồng nghiệp cũng mong muốn tiếp tục ở lại TP. Hồ Chí Minh chống dịch nhưng vì nhiều lý do như sức khỏe và công việc tại đơn vị nên chỉ có 4 người được ở lại. Chúng tôi sẽ luôn cố gắng vì bệnh nhân để có được một “hành trình” trọn vẹn nhất khi trở về quê hương.
BS. Cao Xuân Thành nói.

Bác sĩ Thành tâm sự, tuy có nhiều vất vả nhưng vì bệnh nhân, bản thân anh và đồng nghiệp sẽ nỗ lực nhiều hơn. Trong khoảng thời gian ấy, nhiều kinh nghiệm đã được anh và đồng nghiệp đúc rút sẽ được anh hướng dẫn và chia sẻ cho đoàn công tác vừa được tăng cường từ Quảng Bình.

Động lực lớn từ người thân và đồng nghiệp

Là một bác sĩ, nhưng anh thành còn mang trên vai trách nhiệm của một người con, người chồng người cha… nên khi có ý định tiếp tục ở lại TP. Hồ Chí Minh chống dịch anh đã có những tâm sự cùng ba mẹ và vợ.

 

“Khi biết mình xin tiếp tục ở lại, ba mẹ muốn mình về bởi lo lắng cho con trai. Vợ cũng là cán bộ y tế nên hiểu cho chồng và giúp chồng giải thích và chăm sóc ba mẹ và con nhỏ. Khi hiểu được mong muốn của mình, người thân và đồng nghiệp đã gửi những lời động viên”, anh Thành cho biết.

Cùng bác sĩ Thành và các đồng nghiệp khác tình nguyện ở lại hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch, chị Nguyễn Thị Thanh Trà, Hộ sinh Trưởng, Khoa Phụ Khoa cũng phải tạm gác mong muốn trở về vui vầy cùng chồng con.

Chị Trà cho biết, chồng chị là cán bộ Biên phòng thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ. Ngày chị lên đường vào TP. Hồ Chí Minh chống dịch đã có dặn dò để hai con tự bảo bạn, chăm sóc nhau giúp ba mẹ an tâm làm nhiệm vụ.

Trong những quãng ngắn nghỉ ngơi, chị Trà thường xuyên gọi điện cho chồng và con để kể cho các con nghe những câu chuyện về bệnh nhân mắc COVID-19. Chị mong muốn các con hiểu được lý do mẹ tình nguyện ở tiếp tục hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch và cố gắng hơn trong học tập và cuộc sống.

Tôi cùng đồng nghiệp tiếp tục ở lại là vì tình yêu thương dành cho những bệnh nhân. Tuy có khó khăn nhưng với sự động viên từ người thân và bạn bè thì lại có thêm động lực để cố gắng. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm qua đi để chúng tôi lại được về bên người thân.
Hộ sinh trưởng Nguyễn Thị Thanh Trà chia sẻ.

 

Nguồn: SKĐS

 

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

Dù nhiệm vụ được giao đã hoàn thành nhưng nhiều “chiến sĩ áo trắng” vẫn tiếp tục ở lại đồng hành cùng bệnh nhân COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh. Họ mong muốn có một hành trình chống dịch trọn vẹn rồi mới trở về cùng người thân và bạn bè.

Mong muốn một “hành trình” trọn vẹn

Khi những đồng đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh phòng, chống dịch bệnh COVID-19, và trở về trong sự chào đón của người thân và đồng nghiệp thì vẫn còn những “chiến sĩ áo trắng” khác tình nguyện ở lại cùng TP. Hồ Chí Minh với quyết tâm ngày về thành phố này đã “hết ốm”.

Chia sẻ cùng phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống (Bộ Y tế), Bác sĩ Cao Xuân Thành (SN 1987) công tác tại Khoa Phụ khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) hiện đang thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh cho biết, anh đã cùng 3 đồng nghiệp tình nguyện ở lại với đoàn công tác vừa tăng cường tiếp tục hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch.

Trước đó, khi ngày nhiệm vụ được giao đã hoàn thành, ngày về đã đến gần, bác sĩ Thành vẫn trăn trở khi cho rằng “hành trình” của mình vẫn chưa trọn vẹn bởi TP. Hồ Chí Minh dù đã qua những ngày tháng cam go nhất nhưng lượng bệnh nhân vẫn đông. 

Hơn 2 tháng thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Thành đã cảm nhận được những vất vả của đồng nghiệp, những đau đớn của bệnh nhân nên trong tâm thức vị bác sĩ ấy luôn muốn cống hiến thêm đến khi còn có thể.

Sau khi có ý định tiếp tục ở lại chống dịch, bác sĩ Thành cùng 3 đồng nghiệp đã xin ý kiến Ban Giám đốc bệnh viện và được thu xếp công việc ở đơn vị, tiếp tục nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh.

 
Nhiều đồng nghiệp cũng mong muốn tiếp tục ở lại TP. Hồ Chí Minh chống dịch nhưng vì nhiều lý do như sức khỏe và công việc tại đơn vị nên chỉ có 4 người được ở lại. Chúng tôi sẽ luôn cố gắng vì bệnh nhân để có được một “hành trình” trọn vẹn nhất khi trở về quê hương.
BS. Cao Xuân Thành nói.

Bác sĩ Thành tâm sự, tuy có nhiều vất vả nhưng vì bệnh nhân, bản thân anh và đồng nghiệp sẽ nỗ lực nhiều hơn. Trong khoảng thời gian ấy, nhiều kinh nghiệm đã được anh và đồng nghiệp đúc rút sẽ được anh hướng dẫn và chia sẻ cho đoàn công tác vừa được tăng cường từ Quảng Bình.

Động lực lớn từ người thân và đồng nghiệp

Là một bác sĩ, nhưng anh thành còn mang trên vai trách nhiệm của một người con, người chồng người cha… nên khi có ý định tiếp tục ở lại TP. Hồ Chí Minh chống dịch anh đã có những tâm sự cùng ba mẹ và vợ.

 

“Khi biết mình xin tiếp tục ở lại, ba mẹ muốn mình về bởi lo lắng cho con trai. Vợ cũng là cán bộ y tế nên hiểu cho chồng và giúp chồng giải thích và chăm sóc ba mẹ và con nhỏ. Khi hiểu được mong muốn của mình, người thân và đồng nghiệp đã gửi những lời động viên”, anh Thành cho biết.

Cùng bác sĩ Thành và các đồng nghiệp khác tình nguyện ở lại hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch, chị Nguyễn Thị Thanh Trà, Hộ sinh Trưởng, Khoa Phụ Khoa cũng phải tạm gác mong muốn trở về vui vầy cùng chồng con.

Chị Trà cho biết, chồng chị là cán bộ Biên phòng thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ. Ngày chị lên đường vào TP. Hồ Chí Minh chống dịch đã có dặn dò để hai con tự bảo bạn, chăm sóc nhau giúp ba mẹ an tâm làm nhiệm vụ.

Trong những quãng ngắn nghỉ ngơi, chị Trà thường xuyên gọi điện cho chồng và con để kể cho các con nghe những câu chuyện về bệnh nhân mắc COVID-19. Chị mong muốn các con hiểu được lý do mẹ tình nguyện ở tiếp tục hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch và cố gắng hơn trong học tập và cuộc sống.

Tôi cùng đồng nghiệp tiếp tục ở lại là vì tình yêu thương dành cho những bệnh nhân. Tuy có khó khăn nhưng với sự động viên từ người thân và bạn bè thì lại có thêm động lực để cố gắng. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm qua đi để chúng tôi lại được về bên người thân.
Hộ sinh trưởng Nguyễn Thị Thanh Trà chia sẻ.

 

Nguồn: SKĐS

 
Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
Bộ Y tế đồng ý từ 0h ngày 18/10, BV Việt Đức trở lại khám chữa bệnh bình thường mới

Bộ Y tế đồng ý từ 0h ngày 18/10, BV Việt Đức trở lại khám chữa bệnh bình thường mới

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Số ca mắc tăng cao, Sơn La lên phương án ứng phó các tình huống dịch dịp Tết

Số ca mắc tăng cao, Sơn La lên phương án ứng phó các tình huống dịch dịp Tết

4 bệnh nhân COVID-19 nặng đã cai ECMO, máy thở, sắp được xuất viện

4 bệnh nhân COVID-19 nặng đã cai ECMO, máy thở, sắp được xuất viện

Ổ dịch mới ở Hà Nam phát hiện gần 100 trường hợp F0, F1

Ổ dịch mới ở Hà Nam phát hiện gần 100 trường hợp F0, F1

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?