Trong thời gian tới, ngành y tế TP.HCM sẽ triển khai các biện pháp thích ứng nhằm đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh tại TP.HCM và kết quả đánh giá mức độ an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bao phủ vaccine nhanh nhất, sớm nhất
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến hết ngày 30/9, tổng số mũi vaccine đã triển khai tiêm trên địa bàn TP.HCM là 10.527.412 liều, trong đó tổng số mũi 1 là 6.874.708, mũi 2 là 3.652.704.
Tỷ lệ tiêm mũi 2 tăng đáng kể; hiện nay có 95% người trên 50 tuổi tiêm mũi 1, 60% người trên 50 tuổi đã tiêm mũi 2. Các quận huyện tiếp tục nhận tiêm vét các trường hợp chưa tiêm mũi 1, tiêm mũi 2 cho người đủ thời gian.
Về vấn đề tiêm vaccine phòng COVID-19, Nội dung chỉ thị 18 do UBND TP.HCM nêu rõ, Thành phố sẽ đa dạng hóa nguồn vaccine, huy động mọi nguồn lực đáp ứng tỷ lệ tiêm chủng, hướng đến bao phủ vaccine toàn dân sớm nhất. Đồng thời ưu tiên tiêm đủ liều cho lực lượng tuyến đầu, người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai, lực lượng sản xuất; triển khai tiêm vaccine cho trẻ em khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và có nguồn vaccine phù hợp.
Lập “Khoa COVID” để chủ động ứng phó
Bên cạnh việc thực hiện nghiêm các chiến lược xét nghiệm, tầm soát cộng đồng, kiểm soát chặt chẽ nguồn lây nhiễm… cũng như mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và quản lý F0 dựa vào cộng đồng, công tác điều trị cũng là một trong những biện pháp trọng tâm.
Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu tiếp tục phát huy mô hình điều trị 3 tầng, hạn chế tối đa số bệnh nhân trở nặng, kéo giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất có thể; bố trí đủ giường hồi sức tích cực theo tiêu chí của Bộ Y tế.
Đồng thời cần nâng cao năng lực điều trị của hệ thống các bệnh viện, bao gồm cả các bệnh viện tư nhân, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch bệnh; nghiên cứu thành lập “Khoa COVID” tại các bệnh viện chuyên khoa nhiễm và bệnh viện đa khoa.
Lộ trình “bình thường mới”
Bên cạnh các nhiệm vụ phòng chống dịch, ngành Y tế TP.HCM trong thời gian tới sẽ có lộ trình phục hồi công năng của các bệnh viện đảm bảo thực hiện 2 chức năng trong tình hình mới, vừa sẵn sàng thu dung, điều trị người mắc COVID-19, vừa đảm bảo chức năng khám, chữa bệnh thông thường.
Chia sẻ về hành trình “chuyển xanh” của Bệnh viện Quận 7 – một trong những bệnh viện đầu tiên tại TP.HCM được trở về công năng khám chữa bệnh thông thường, TS.BS CKII Nguyễn Thế Vũ, Phó giám đốc điều hành BV đã chia sẻ, trong thời gian bệnh viện “tách đôi” tham gia điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, việc khám, chữa bệnh lý khác cho người dân gặp nhiều khó khăn, trở ngại; chủ yếu do tâm lý người bệnh sợ bị lây nhiễm.
Trong điều kiện hiện nay, khi bệnh viện được công bố xanh – sạch hoàn toàn COVID-19 và được chuyển đồi về công năng khám chữa bệnh thông thường với công suất 150 giường bệnh nội trú và khám ngoại trú 1.200-1.300 ca/ngày, bệnh viện đã giúp người bệnh an tâm khi đến khám chữa bệnh, kể cả cấp cứu an toàn.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Trong thời gian tới, ngành y tế TP.HCM sẽ triển khai các biện pháp thích ứng nhằm đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh tại TP.HCM và kết quả đánh giá mức độ an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bao phủ vaccine nhanh nhất, sớm nhất
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến hết ngày 30/9, tổng số mũi vaccine đã triển khai tiêm trên địa bàn TP.HCM là 10.527.412 liều, trong đó tổng số mũi 1 là 6.874.708, mũi 2 là 3.652.704.
Tỷ lệ tiêm mũi 2 tăng đáng kể; hiện nay có 95% người trên 50 tuổi tiêm mũi 1, 60% người trên 50 tuổi đã tiêm mũi 2. Các quận huyện tiếp tục nhận tiêm vét các trường hợp chưa tiêm mũi 1, tiêm mũi 2 cho người đủ thời gian.
Về vấn đề tiêm vaccine phòng COVID-19, Nội dung chỉ thị 18 do UBND TP.HCM nêu rõ, Thành phố sẽ đa dạng hóa nguồn vaccine, huy động mọi nguồn lực đáp ứng tỷ lệ tiêm chủng, hướng đến bao phủ vaccine toàn dân sớm nhất. Đồng thời ưu tiên tiêm đủ liều cho lực lượng tuyến đầu, người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai, lực lượng sản xuất; triển khai tiêm vaccine cho trẻ em khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và có nguồn vaccine phù hợp.
Lập “Khoa COVID” để chủ động ứng phó
Bên cạnh việc thực hiện nghiêm các chiến lược xét nghiệm, tầm soát cộng đồng, kiểm soát chặt chẽ nguồn lây nhiễm… cũng như mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và quản lý F0 dựa vào cộng đồng, công tác điều trị cũng là một trong những biện pháp trọng tâm.
Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu tiếp tục phát huy mô hình điều trị 3 tầng, hạn chế tối đa số bệnh nhân trở nặng, kéo giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất có thể; bố trí đủ giường hồi sức tích cực theo tiêu chí của Bộ Y tế.
Đồng thời cần nâng cao năng lực điều trị của hệ thống các bệnh viện, bao gồm cả các bệnh viện tư nhân, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch bệnh; nghiên cứu thành lập “Khoa COVID” tại các bệnh viện chuyên khoa nhiễm và bệnh viện đa khoa.
Lộ trình “bình thường mới”
Bên cạnh các nhiệm vụ phòng chống dịch, ngành Y tế TP.HCM trong thời gian tới sẽ có lộ trình phục hồi công năng của các bệnh viện đảm bảo thực hiện 2 chức năng trong tình hình mới, vừa sẵn sàng thu dung, điều trị người mắc COVID-19, vừa đảm bảo chức năng khám, chữa bệnh thông thường.
Chia sẻ về hành trình “chuyển xanh” của Bệnh viện Quận 7 – một trong những bệnh viện đầu tiên tại TP.HCM được trở về công năng khám chữa bệnh thông thường, TS.BS CKII Nguyễn Thế Vũ, Phó giám đốc điều hành BV đã chia sẻ, trong thời gian bệnh viện “tách đôi” tham gia điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, việc khám, chữa bệnh lý khác cho người dân gặp nhiều khó khăn, trở ngại; chủ yếu do tâm lý người bệnh sợ bị lây nhiễm.
Trong điều kiện hiện nay, khi bệnh viện được công bố xanh – sạch hoàn toàn COVID-19 và được chuyển đồi về công năng khám chữa bệnh thông thường với công suất 150 giường bệnh nội trú và khám ngoại trú 1.200-1.300 ca/ngày, bệnh viện đã giúp người bệnh an tâm khi đến khám chữa bệnh, kể cả cấp cứu an toàn.
Nguồn: suckhoedoisong.vn