Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết mới đây việc áp dụng công văn số 3113/BCĐ – VX ngày 20-9-2021 của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân tự thực hiện xét nghiệm tại nhà cũng có nhiều quan ngại từ các chuyên gia y tế. Bên cạnh việc các đại diện, doanh nghiệp vốn không đủ chức năng y tế để chịu trách nhiệm tự xét nghiệm cho người lao động, thì việc các shipper tự thực hiện không đúng kỹ thuật và có thể đưa ra kết quả không trung thực là một trong những vấn nạn và nguy cơ lớn khi có thể là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.
Chắc chắn rằng, xét nghiệm là việc cần thiết để sàng lọc và xác định F0. Nhưng chúng ta có thể chủ động thay đổi phương pháp thực hiện sao cho khoa học hơn để giảm áp lực cho đội ngũ chính quyền và doanh nghiệp và mang lại môi trường an toàn chung sống với đại dịch cho người dân.
Tại một số quốc gia như: Hàn Quốc, Anh, Đức, Hà Lan, Trung Quốc đã đặt cược vào hướng đi xét nghiệm như một biện pháp kiểm soát virus lây lan để ngăn chặn đại dịch sau thời gian phong tỏa. Việc hành động mau lẹ và thực thi nghiêm các biện pháp chống dịch trong giai đoạn đầu của đợt dịch lần này được đánh giá là giữ vai trò trung tâm. Với cách thức tổ chức xét nghiệm diện rộng ứng dụng công nghệ và tổ chức khoa học, các quốc gia này đã thành công ngăn chặn biến thể Delta lây lan.
Ở Vũ Hán (Trung Quốc), chính quyền địa phương đã khẩn cấp triển khai các chiến dịch xét nghiệm. Chỉ trong vòng 5 ngày, nơi đây đã hoàn thành lấy mẫu cho tổng số 12 triệu dân. Trong hầu hết các đô thị (nơi thường tập trung đông dân cư), việc triển khai các giải pháp chống dịch được tiến hành bài bản và trật tự, công nghệ có ý nghĩa then chốt.
Các đại diện địa phương, khu vực đã gửi thông báo và đăng ký xét nghiệm cho người dân bằng cách quét mã QR trên điện thoại để đăng ký theo từng khung giờ quy định, đến khi đạt số lượng đăng ký thì kệ thống tự động đóng. Theo đó, mỗi người có thể đến điểm xét nghiệm theo lựa chọn, tránh tập trung đông người và nhận kết quả trực tuyến qua hệ thống tự động.
Bài toán cho các shipper tại địa bàn TP HCM có thể giải quyết nhờ ứng dụng giải pháp công nghệ. Với khoảng tối đa 100.000 lượt/ngày, đây không phải số lượng quá lớn. Bên cạnh đó, theo tính toán với năng suất xét nghiệm vừa phải, chỉ cần ở mức 1.000 người/ngày/địa điểm của cơ sở y tế có chức năng thì thành phố cũng chỉ cần 100 điểm là đủ phục vụ cho toàn bộ lực lượng shipper. Đồng thời, kết quả trực tuyến được gửi ngay do các cơ sở y tế tổ chức và ngành y tế, ngành công thương sẽ nhận được báo cáo về tình trạng âm tính, an toàn của các shipper. TP HCM đã đưa ra mức phí xét nghiệm 75.000 đồng cho 1 mẫu gộp 3, tương đương 750.000 đồng/tháng, được các shipper rất đồng tình bởi chi phí này còn ít hơn chi phí tự test./.
Theo: nld.com.vn
Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết mới đây việc áp dụng công văn số 3113/BCĐ – VX ngày 20-9-2021 của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân tự thực hiện xét nghiệm tại nhà cũng có nhiều quan ngại từ các chuyên gia y tế. Bên cạnh việc các đại diện, doanh nghiệp vốn không đủ chức năng y tế để chịu trách nhiệm tự xét nghiệm cho người lao động, thì việc các shipper tự thực hiện không đúng kỹ thuật và có thể đưa ra kết quả không trung thực là một trong những vấn nạn và nguy cơ lớn khi có thể là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.
Chắc chắn rằng, xét nghiệm là việc cần thiết để sàng lọc và xác định F0. Nhưng chúng ta có thể chủ động thay đổi phương pháp thực hiện sao cho khoa học hơn để giảm áp lực cho đội ngũ chính quyền và doanh nghiệp và mang lại môi trường an toàn chung sống với đại dịch cho người dân.
Tại một số quốc gia như: Hàn Quốc, Anh, Đức, Hà Lan, Trung Quốc đã đặt cược vào hướng đi xét nghiệm như một biện pháp kiểm soát virus lây lan để ngăn chặn đại dịch sau thời gian phong tỏa. Việc hành động mau lẹ và thực thi nghiêm các biện pháp chống dịch trong giai đoạn đầu của đợt dịch lần này được đánh giá là giữ vai trò trung tâm. Với cách thức tổ chức xét nghiệm diện rộng ứng dụng công nghệ và tổ chức khoa học, các quốc gia này đã thành công ngăn chặn biến thể Delta lây lan.
Ở Vũ Hán (Trung Quốc), chính quyền địa phương đã khẩn cấp triển khai các chiến dịch xét nghiệm. Chỉ trong vòng 5 ngày, nơi đây đã hoàn thành lấy mẫu cho tổng số 12 triệu dân. Trong hầu hết các đô thị (nơi thường tập trung đông dân cư), việc triển khai các giải pháp chống dịch được tiến hành bài bản và trật tự, công nghệ có ý nghĩa then chốt.
Các đại diện địa phương, khu vực đã gửi thông báo và đăng ký xét nghiệm cho người dân bằng cách quét mã QR trên điện thoại để đăng ký theo từng khung giờ quy định, đến khi đạt số lượng đăng ký thì kệ thống tự động đóng. Theo đó, mỗi người có thể đến điểm xét nghiệm theo lựa chọn, tránh tập trung đông người và nhận kết quả trực tuyến qua hệ thống tự động.
Bài toán cho các shipper tại địa bàn TP HCM có thể giải quyết nhờ ứng dụng giải pháp công nghệ. Với khoảng tối đa 100.000 lượt/ngày, đây không phải số lượng quá lớn. Bên cạnh đó, theo tính toán với năng suất xét nghiệm vừa phải, chỉ cần ở mức 1.000 người/ngày/địa điểm của cơ sở y tế có chức năng thì thành phố cũng chỉ cần 100 điểm là đủ phục vụ cho toàn bộ lực lượng shipper. Đồng thời, kết quả trực tuyến được gửi ngay do các cơ sở y tế tổ chức và ngành y tế, ngành công thương sẽ nhận được báo cáo về tình trạng âm tính, an toàn của các shipper. TP HCM đã đưa ra mức phí xét nghiệm 75.000 đồng cho 1 mẫu gộp 3, tương đương 750.000 đồng/tháng, được các shipper rất đồng tình bởi chi phí này còn ít hơn chi phí tự test./.
Theo: nld.com.vn