Ngay khi xuất hiện hàng loạt các trưởng hợp dương tính với COVID-19 tại 2 cơ sở này, Bộ Y tế nhanh chóng lập Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) làm Tổ trưởng.
Kiểm soát chặt ngay từ cổng vào
Xác định ngăn chặn dịch bệnh lây lan là nhiệm vụ cấp bách vì đây là đối tượng bệnh nhân đặc biệt nên Tổ công tác Bộ Y tế đã chia thành nhiều nhóm nhỏ hỗ trợ cho viện và bệnh viện. Các công tác từ dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn, phân luồng, điều trị đều được hướng dẫn bài bản, khoa học.
Tại Viện Pháp y Tâm thần TƯ 2 có 90 ca F0 thì 64 ca đã âm tính, các ca còn lại tiến triển tốt, việc lây lan đã được kiểm soát, 20 ngày không có ca nhiễm mới. Tại BV Tâm thần TƯ 2, mặc dù số ca F0 vẫn cao, có khoa hầu hết bệnh nhân đều dương tính như khoa B1. Nhưng nhờ có hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế mà các bệnh nhân đều được điều trị kịp thời.
Trong ngày 13/9, khi kiểm tra công tác điều trị tại BV, ông Lương Ngọc Khuê đã quán triệt dứt khoát: Phải kiểm soát chặt ngay từ cổng vào. Phân luồng, kẻ vạch rõ ràng, không thể để mập mờ, chung chung. Người vào bệnh viện phải tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Test nhanh các trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, bệnh viện cần có bảng thông báo hạn chế tối đã người nhà đến thăm bệnh trong thời điểm dịch bệnh hiện nay. Công tác chống nhiễm khuẩn phải được làm tốt, phân rạch ròi các khu vực, khoa/phòng để không lây từ chỗ này sang chỗ khác. Phải chăm lo điều trị cho người bệnh, xác định đây là đối tượng đặc biệt, khác với bệnh nhân thông thường nhiễm COVID-19.
Làm việc với bệnh viện và đại diện ngành y tế Đồng Nai, các thành viên Tổ công tác cũng đề xuất, lực lượng công an tham gia cùng địa phương phân luồng bệnh nhân tại cổng.
Bên cạnh đó, nhân viên y tế phải sàng lọc kỹ các yếu tố nguy cơ. Đặc biệt, ngay phía ngoài cổng bệnh viện còn tồn tại nhiều điểm gây nhếch nhách, mất mỹ quan, phía TP. Biên Hòa nên có giải pháp hỗ trợ xử lý.
Báo cáo với Tổ công tác, BS Võ Thành Đông, GĐ Bệnh viện cho biết: Ngay khi xuất hiện ca bệnh, Bệnh viện đã phối hợp với CDC Đồng Nai tổ chức khử khuẩn từng phòng bệnh và toàn bộ các khoa. Thiết lập khu cách ly y tế với toàn bộ 5 khoa có ca nhiễm trong thời gian 14-21 ngày, cách ly F0 điều trị riêng, tách F1 ra…
Ngay khi xuất hiện hàng loạt các trưởng hợp dương tính với COVID-19 tại 2 cơ sở này, Bộ Y tế nhanh chóng lập Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) làm Tổ trưởng.
Kiểm soát chặt ngay từ cổng vào
Xác định ngăn chặn dịch bệnh lây lan là nhiệm vụ cấp bách vì đây là đối tượng bệnh nhân đặc biệt nên Tổ công tác Bộ Y tế đã chia thành nhiều nhóm nhỏ hỗ trợ cho viện và bệnh viện. Các công tác từ dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn, phân luồng, điều trị đều được hướng dẫn bài bản, khoa học.
Tại Viện Pháp y Tâm thần TƯ 2 có 90 ca F0 thì 64 ca đã âm tính, các ca còn lại tiến triển tốt, việc lây lan đã được kiểm soát, 20 ngày không có ca nhiễm mới. Tại BV Tâm thần TƯ 2, mặc dù số ca F0 vẫn cao, có khoa hầu hết bệnh nhân đều dương tính như khoa B1. Nhưng nhờ có hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế mà các bệnh nhân đều được điều trị kịp thời.
Trong ngày 13/9, khi kiểm tra công tác điều trị tại BV, ông Lương Ngọc Khuê đã quán triệt dứt khoát: Phải kiểm soát chặt ngay từ cổng vào. Phân luồng, kẻ vạch rõ ràng, không thể để mập mờ, chung chung. Người vào bệnh viện phải tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Test nhanh các trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, bệnh viện cần có bảng thông báo hạn chế tối đã người nhà đến thăm bệnh trong thời điểm dịch bệnh hiện nay. Công tác chống nhiễm khuẩn phải được làm tốt, phân rạch ròi các khu vực, khoa/phòng để không lây từ chỗ này sang chỗ khác. Phải chăm lo điều trị cho người bệnh, xác định đây là đối tượng đặc biệt, khác với bệnh nhân thông thường nhiễm COVID-19.
Làm việc với bệnh viện và đại diện ngành y tế Đồng Nai, các thành viên Tổ công tác cũng đề xuất, lực lượng công an tham gia cùng địa phương phân luồng bệnh nhân tại cổng.
Bên cạnh đó, nhân viên y tế phải sàng lọc kỹ các yếu tố nguy cơ. Đặc biệt, ngay phía ngoài cổng bệnh viện còn tồn tại nhiều điểm gây nhếch nhách, mất mỹ quan, phía TP. Biên Hòa nên có giải pháp hỗ trợ xử lý.
Báo cáo với Tổ công tác, BS Võ Thành Đông, GĐ Bệnh viện cho biết: Ngay khi xuất hiện ca bệnh, Bệnh viện đã phối hợp với CDC Đồng Nai tổ chức khử khuẩn từng phòng bệnh và toàn bộ các khoa. Thiết lập khu cách ly y tế với toàn bộ 5 khoa có ca nhiễm trong thời gian 14-21 ngày, cách ly F0 điều trị riêng, tách F1 ra…