Tại họp báo cung cấp thông tin trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP.HCM, vấn đề giấy chứng nhận khỏi bệnh cho các trường hợp F0 tự điều trị tại nhà và hiệu quả bảo vệ của vaccine đã nhận được nhiều sự quan tâm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc các trường hợp người dân tự lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm, có kết quả dương tính, tự điều trị khỏi bệnh tại nhà thì làm sao để được cấp giấy chứng nhận, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, những trường hợp này không có cơ sở để địa phương cấp giấy.
Vì theo quy định, khi có kết quả test nhanh dương tính thì F0 phải báo cho y tế địa phương để ghi nhận và có các biện pháp hỗ trợ điều trị, khi khỏi bệnh mới có xác nhận.
Đối với việc những người tiêm 2 mũi vaccine rồi thì khi nhiễm COVID-19 có bị chuyển biến nặng dẫn đến tử vong hay không, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu thông tin, các loại vaccine đều có tỷ lệ bảo vệ nhất định, không tuyệt đối được 100%; Thường sẽ là 70-80%, nên còn lại 20-30% vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Riêng đối với biến chủng Delta thì hệ thống kháng thể của cơ thể không được bảo vệ hoàn toàn, dẫn đến việc nhiều người tiêm vaccine đủ 2 mũi rồi vẫn mắc bệnh.
“Thống kê trên thế giới cho thấy, với người đã tiêm đầy đủ 2 mũi thì 90% khi nhiễm bệnh sẽ được bảo vệ, không chuyển biến nặng, không cần thở oxy và không phải điều trị hồi sức tích cực. Tuy nhiên, còn 10% vẫn có nguy cơ mắc bệnh nặng, Đặc biệt với người trên 65 tuổi thì tỷ lệ bảo vệ khoảng 80-85%, do đó nguy cơ chuyển biến nặng cao hơn so với bình thường.” TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu chia sẻ thêm./.
Nguồn: SKĐS
Tại họp báo cung cấp thông tin trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP.HCM, vấn đề giấy chứng nhận khỏi bệnh cho các trường hợp F0 tự điều trị tại nhà và hiệu quả bảo vệ của vaccine đã nhận được nhiều sự quan tâm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc các trường hợp người dân tự lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm, có kết quả dương tính, tự điều trị khỏi bệnh tại nhà thì làm sao để được cấp giấy chứng nhận, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, những trường hợp này không có cơ sở để địa phương cấp giấy.
Vì theo quy định, khi có kết quả test nhanh dương tính thì F0 phải báo cho y tế địa phương để ghi nhận và có các biện pháp hỗ trợ điều trị, khi khỏi bệnh mới có xác nhận.
Đối với việc những người tiêm 2 mũi vaccine rồi thì khi nhiễm COVID-19 có bị chuyển biến nặng dẫn đến tử vong hay không, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu thông tin, các loại vaccine đều có tỷ lệ bảo vệ nhất định, không tuyệt đối được 100%; Thường sẽ là 70-80%, nên còn lại 20-30% vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Riêng đối với biến chủng Delta thì hệ thống kháng thể của cơ thể không được bảo vệ hoàn toàn, dẫn đến việc nhiều người tiêm vaccine đủ 2 mũi rồi vẫn mắc bệnh.
“Thống kê trên thế giới cho thấy, với người đã tiêm đầy đủ 2 mũi thì 90% khi nhiễm bệnh sẽ được bảo vệ, không chuyển biến nặng, không cần thở oxy và không phải điều trị hồi sức tích cực. Tuy nhiên, còn 10% vẫn có nguy cơ mắc bệnh nặng, Đặc biệt với người trên 65 tuổi thì tỷ lệ bảo vệ khoảng 80-85%, do đó nguy cơ chuyển biến nặng cao hơn so với bình thường.” TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu chia sẻ thêm./.
Nguồn: SKĐS