Đây là những lưu ý về công tác xét nghiệm của TS. BS Nguyễn Đức Sơn – Tổ trưởng tổ công tác của Bộ Y tế tại Đồng Nai trong Hội nghị trực tuyến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Đồng Nai với các địa phương về công tác phòng, chống dịch mới đây.
Hơn 1,2 triệu người tại Đồng Nai đã được lấy mẫu xét nghiệm
Theo thông tin từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch COVID-19 Đồng Nai, tính đến sáng 26/8, tỉnh ghi nhận thêm 836 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 toàn tỉnh lên 20.614 ca.
Tính đến nay, sau gần 10 ngày triển khai chiến dịch xét nghiệm COVID-19 diện rộng, toàn tỉnh có hơn 1,2 triệu người đã được lấy mẫu xét nghiệm. Trong đó, phát hiện hơn 2,4 ngàn trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
TS. BS Nguyễn Đức Sơn, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe và môi trường, Tổ trưởng tổ công tác của Bộ Y tế tại Đồng Nai cho biết, vừa qua Đồng Nai đã triển khai xét nghiệm diện rộng đợt 1, hiện nay một số địa phương đang triển khai xét nghiệm diện rộng đợt 2.
Qua xét nghiệm diện rộng đợt 1 cho thấy, đây là quyết tâm rất lớn của Đồng Nai với mục tiêu sớm đẩy lùi được dịch bệnh. Có một số huyện làm rất tốt công tác xét nghiệm đợt 1 và triển khai thực hiện xong trong 3 ngày theo đúng kế hoạch đề ra. Tuy nhiên vẫn còn một số huyện đến nay chưa triển khai hết đợt 1.
TS. BS Nguyễn Đức Sơn khuyến cáo, những địa phương nào chưa triển khai xét nghiệm diện rộng hết đợt 1 thì tiếp tục thực hiện hoặc trong cùng một vùng có nhiều ca nhiễm mà chưa xét nghiệm hết số người cần xét nghiệm thì cần quản lý chặt chẽ theo từng nhóm giữa những người đã lấy mẫu xét nghiệm và chưa xét nghiệm để tránh sự giao thoa, lây chéo.
Đồng thời, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh cần điều phối nhân lực để TP.Biên Hòa đạt yêu cầu trong việc lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. TS. BS Nguyễn Đức Sơn nhận định, trong thời gian Đồng Nai thực hiện xét nghiệm diện rộng, số ca mắc COVID-19 sẽ tăng, tuy nhiên, việc tăng này là có chủ động.
Xét nghiệm diện rộng để sớm bóc tách được F0
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch thật chi tiết trong phân bổ nguồn lực chống dịch. Phải làm sạch F0 ở tất cả các khu vực, không nặng ở khu dân cư mà nhẹ ở KCN. Qua đó đảm bảo khi khống chế được dịch bệnh ở khu dân cư cũng đồng nghĩa là các KCN không còn F0.
Đồng thời, tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống COVID-19 theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh không được hạ cấp độ trong công tác chống dịch lúc này, khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Bên cạnh công tác xét nghiệm diện rộng các đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh nỗ lực trong việc chăm lo đời sống nhân dân. Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai đã thực hiện rà soát, trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ cho 60.690 người, với số tiền 91,035 tỷ đồng; trong đó UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt cho 49.740 người, với số tiền 74,61 tỷ đồng. Đến nay các địa phương đã thực hiện chi trả cho 45.067 người, với số tiền 67,6 tỷ đồng. Trong 11 huyện, thành phố của tỉnh, có 3 huyện: Trảng Bom, Xuân Lộc và Vĩnh Cửu đã thực hiện chi 100% số tiền hỗ trợ đến đối tượng thụ hưởng./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Đây là những lưu ý về công tác xét nghiệm của TS. BS Nguyễn Đức Sơn – Tổ trưởng tổ công tác của Bộ Y tế tại Đồng Nai trong Hội nghị trực tuyến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Đồng Nai với các địa phương về công tác phòng, chống dịch mới đây.
Hơn 1,2 triệu người tại Đồng Nai đã được lấy mẫu xét nghiệm
Theo thông tin từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch COVID-19 Đồng Nai, tính đến sáng 26/8, tỉnh ghi nhận thêm 836 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 toàn tỉnh lên 20.614 ca.
Tính đến nay, sau gần 10 ngày triển khai chiến dịch xét nghiệm COVID-19 diện rộng, toàn tỉnh có hơn 1,2 triệu người đã được lấy mẫu xét nghiệm. Trong đó, phát hiện hơn 2,4 ngàn trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
TS. BS Nguyễn Đức Sơn, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe và môi trường, Tổ trưởng tổ công tác của Bộ Y tế tại Đồng Nai cho biết, vừa qua Đồng Nai đã triển khai xét nghiệm diện rộng đợt 1, hiện nay một số địa phương đang triển khai xét nghiệm diện rộng đợt 2.
Qua xét nghiệm diện rộng đợt 1 cho thấy, đây là quyết tâm rất lớn của Đồng Nai với mục tiêu sớm đẩy lùi được dịch bệnh. Có một số huyện làm rất tốt công tác xét nghiệm đợt 1 và triển khai thực hiện xong trong 3 ngày theo đúng kế hoạch đề ra. Tuy nhiên vẫn còn một số huyện đến nay chưa triển khai hết đợt 1.
TS. BS Nguyễn Đức Sơn khuyến cáo, những địa phương nào chưa triển khai xét nghiệm diện rộng hết đợt 1 thì tiếp tục thực hiện hoặc trong cùng một vùng có nhiều ca nhiễm mà chưa xét nghiệm hết số người cần xét nghiệm thì cần quản lý chặt chẽ theo từng nhóm giữa những người đã lấy mẫu xét nghiệm và chưa xét nghiệm để tránh sự giao thoa, lây chéo.
Đồng thời, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh cần điều phối nhân lực để TP.Biên Hòa đạt yêu cầu trong việc lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. TS. BS Nguyễn Đức Sơn nhận định, trong thời gian Đồng Nai thực hiện xét nghiệm diện rộng, số ca mắc COVID-19 sẽ tăng, tuy nhiên, việc tăng này là có chủ động.
Xét nghiệm diện rộng để sớm bóc tách được F0
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch thật chi tiết trong phân bổ nguồn lực chống dịch. Phải làm sạch F0 ở tất cả các khu vực, không nặng ở khu dân cư mà nhẹ ở KCN. Qua đó đảm bảo khi khống chế được dịch bệnh ở khu dân cư cũng đồng nghĩa là các KCN không còn F0.
Đồng thời, tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống COVID-19 theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh không được hạ cấp độ trong công tác chống dịch lúc này, khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Bên cạnh công tác xét nghiệm diện rộng các đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh nỗ lực trong việc chăm lo đời sống nhân dân. Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai đã thực hiện rà soát, trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ cho 60.690 người, với số tiền 91,035 tỷ đồng; trong đó UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt cho 49.740 người, với số tiền 74,61 tỷ đồng. Đến nay các địa phương đã thực hiện chi trả cho 45.067 người, với số tiền 67,6 tỷ đồng. Trong 11 huyện, thành phố của tỉnh, có 3 huyện: Trảng Bom, Xuân Lộc và Vĩnh Cửu đã thực hiện chi 100% số tiền hỗ trợ đến đối tượng thụ hưởng./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn