“F0 tăng nhanh, việc điều phối gặp một số khó khăn do cơ sở vật chất hạn chế. TP đang có phương án tiếp tục khắc phục việc chậm trễ chuyển viện các ca F0 trong cộng đồng…”- ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết..
Chiều 25/8, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Tổng quan tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố (TP), tính đến 6 giờ ngày 25/8/2021, có 185.367 trường hợp mắc COVID-19 được phát hiện; bao gồm 184.931 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 436 trường hợp nhập cảnh.
Tại các cơ sở điều trị COVID-19 đang điều trị cho 37.138 bệnh nhân, trong đó có 2.299 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.639 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày 24/8, tại TP có 2.309 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 95.598).
Liên quan đến công tác xét nghiệm, từ 18 giờ ngày 23/8/2021 đến 18 giờ 24/8/2021, TP đã lấy 317.389 mẫu, trong đó có 7.025 mẫu đơn và 5.235 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 265.478 mẫu.
Đối với công tác tiêm chủng, tổng số mũi vaccine đã được TP triển khai tiêm đến ngày 24/8/2021 là 5.568.991, trong đó tổng số mũi 1 là 5.346.793, mũi 2 là 222.198, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 561.934.
Toàn cảnh buổi họp báo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều 25/8.
Trước lo ngại về số liệu số ca mắc và tử vong do COVID-19 có sự gia tăng, ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, hệ thống y tế đang nỗ lực thực hiện tầm soát trên diện rộng, nên số ca F0 COVID-19 được phát hiện có sự gia tăng. Song song với số ca nhiễm được phát hiện tăng lên, số ca tử vong cũng có chiều hướng gia tăng do chủng virus Delta lây lan nhanh, mức độ nguy hiểm hơn.
Thống kê cho thấy, hầu hết những người tử vong là người lớn tuổi, người có bệnh lý nền, một số ít ở nhóm trẻ hơn. Ngành y tế đang nỗ lực kéo giảm tỷ lệ tử vong bằng thiết lập hệ thống bệnh viện điều trị đáp ứng tầng, đặc biệt là các bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch.
TP sắp kết thúc ngày thứ 3 thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội triệt để, trong khoảng thời gian này các công tác xét nghiệm tầm soát, điều trị… đang được dốc toàn lực. Mục tiêu là sau khoảng thời gian giãn cách xã hội triệt để, số F0 COVID-19 sẽ được bóc tách ra khỏi cộng đồng để được điều trị, khi đó ca mắc sẽ giảm xuống.
“F0 tăng nhanh, việc điều phối gặp một số khó khăn do cơ sở vật chất hạn chế. TP đang có phương án tiếp tục khắc phục việc chậm trễ chuyển viện các ca F0 trong cộng đồng. Cụ thể là nỗ lực phối hợp với các sở, ngành để thành lập các BV dã chiến, BV tách đôi, nâng công suất từ 20.000 giường lên 50.000 giường để khắc phục tình trạng quá tải. Hiện nay TP cũng được sự hỗ trợ lực lượng từ Trung ương, Bộ Y tế, các tỉnh thành tham gia chống dịch. Hy vọng mọi khó khăn sẽ sớm được khắc phục” – ông Nguyễn Hoài Nam nhấn mạnh.
Được biết, bên cạnh nỗ lực nâng công suất lên 50.000 giường điều trị, ngành y tế Thành phố đã tăng cường tập huấn mở rộng mạng lưới hỗ trợ điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà. Với mạng lứoi này sẽ giảm áp cho khối điều trị đang gặp nhiều khó khăn./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
“F0 tăng nhanh, việc điều phối gặp một số khó khăn do cơ sở vật chất hạn chế. TP đang có phương án tiếp tục khắc phục việc chậm trễ chuyển viện các ca F0 trong cộng đồng…”- ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết..
Chiều 25/8, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Tổng quan tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố (TP), tính đến 6 giờ ngày 25/8/2021, có 185.367 trường hợp mắc COVID-19 được phát hiện; bao gồm 184.931 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 436 trường hợp nhập cảnh.
Tại các cơ sở điều trị COVID-19 đang điều trị cho 37.138 bệnh nhân, trong đó có 2.299 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.639 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày 24/8, tại TP có 2.309 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 95.598).
Liên quan đến công tác xét nghiệm, từ 18 giờ ngày 23/8/2021 đến 18 giờ 24/8/2021, TP đã lấy 317.389 mẫu, trong đó có 7.025 mẫu đơn và 5.235 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 265.478 mẫu.
Đối với công tác tiêm chủng, tổng số mũi vaccine đã được TP triển khai tiêm đến ngày 24/8/2021 là 5.568.991, trong đó tổng số mũi 1 là 5.346.793, mũi 2 là 222.198, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 561.934.
Toàn cảnh buổi họp báo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều 25/8.
Trước lo ngại về số liệu số ca mắc và tử vong do COVID-19 có sự gia tăng, ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, hệ thống y tế đang nỗ lực thực hiện tầm soát trên diện rộng, nên số ca F0 COVID-19 được phát hiện có sự gia tăng. Song song với số ca nhiễm được phát hiện tăng lên, số ca tử vong cũng có chiều hướng gia tăng do chủng virus Delta lây lan nhanh, mức độ nguy hiểm hơn.
Thống kê cho thấy, hầu hết những người tử vong là người lớn tuổi, người có bệnh lý nền, một số ít ở nhóm trẻ hơn. Ngành y tế đang nỗ lực kéo giảm tỷ lệ tử vong bằng thiết lập hệ thống bệnh viện điều trị đáp ứng tầng, đặc biệt là các bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch.
TP sắp kết thúc ngày thứ 3 thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội triệt để, trong khoảng thời gian này các công tác xét nghiệm tầm soát, điều trị… đang được dốc toàn lực. Mục tiêu là sau khoảng thời gian giãn cách xã hội triệt để, số F0 COVID-19 sẽ được bóc tách ra khỏi cộng đồng để được điều trị, khi đó ca mắc sẽ giảm xuống.
“F0 tăng nhanh, việc điều phối gặp một số khó khăn do cơ sở vật chất hạn chế. TP đang có phương án tiếp tục khắc phục việc chậm trễ chuyển viện các ca F0 trong cộng đồng. Cụ thể là nỗ lực phối hợp với các sở, ngành để thành lập các BV dã chiến, BV tách đôi, nâng công suất từ 20.000 giường lên 50.000 giường để khắc phục tình trạng quá tải. Hiện nay TP cũng được sự hỗ trợ lực lượng từ Trung ương, Bộ Y tế, các tỉnh thành tham gia chống dịch. Hy vọng mọi khó khăn sẽ sớm được khắc phục” – ông Nguyễn Hoài Nam nhấn mạnh.
Được biết, bên cạnh nỗ lực nâng công suất lên 50.000 giường điều trị, ngành y tế Thành phố đã tăng cường tập huấn mở rộng mạng lưới hỗ trợ điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà. Với mạng lứoi này sẽ giảm áp cho khối điều trị đang gặp nhiều khó khăn./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn