Những ngày qua, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại lớn trên toàn địa bàn. Ngoài ra, nhóm người có nguy cơ cao như lái xe taxi, xe ôm, người làm nghề bốc vác… cũng được tiêm đợt này.
Bà Dương Thị Quyên, Phó trưởng phòng Y tế TP Hạ Long, cho biết gần 100 cán bộ y tế chia làm 12 đội tiêm vaccine cho người dân. Để tránh tình trạng quá tải, đội y tế được bố trí 12 phòng để khám sàng lọc, tiêm và theo dõi sau tiêm đảm bảo người dân đến và ra về theo một lối duy nhất.
Cầm tờ giấy xác nhận tiêm vaccine mũi 1 phòng COVID-19 trên tay, bà Nguyễn Thị Hương (40 tuổi, tiểu thương chợ Hạ Long 1) vui mừng khi sau nhiều tháng chờ đợi, nay đã được tiêm vaccine.
“Vaccine tôi tiêm là loại Vero Cell của hãng Sinopharm. Đợt này toàn bộ tiểu thương, nhân viên trong chợ Hạ Long 1 đều tiêm cùng loại này. Chúng tôi cảm ơn chính quyền đã tạo điều kiện để người dân có cơ hội được tiêm phòng sớm”, bà Hương phấn khởi.
Để đảm bảo an toàn cho việc tiêm chủng, ngành Y tế Quảng Ninh đã thành lập 96 tổ cấp cứu với gần 300 y, bác sĩ tham gia công tác tiêm chủng. Ảnh: Sở Y tế Quảng Ninh
Tại huyện vùng cao biên giới Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh, nhiều người dân vui mừng khi được tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là những hộ nghèo, kinh tế khó khăn.
Bà Lý Thị Hạnh (xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu) cho biết, cư dân biên giới ở nước bạn cũng tiêm vaccine Vero Cell của hãng Sinopharm từ năm ngoái. Trước những ý kiến lo ngại về vaccine Vero Cell đến từ Trung Quốc, bà Hạnh và người dân ở Quảng Ninh lại tỏ ra rất an tâm vì tất cả những người sau khi tiêm đều an toàn và không có bất kỳ sự cố bất thường nào.
Anh Nguyễn Văn Thành, công nhân đang làm việc tại KCN cảng biển Hải Hà chia sẻ, tất cả công nhân và chuyên gia người Trung Quốc đều tiêm vaccine Vero Cell trong cùng một ngày. Ngày hôm sau, mọi người vẫn đi làm bình thường.
Ông Hồ Quang Huy, Chủ tịch UBND thành phố Móng Cái nhấn mạnh, việc tiêm phòng vaccine đợt này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng chống dịch COVID-19 ở thành phố.
Mục tiêu cao nhất trong đợt tiêm dịch lần này là tạo ra miễn dịch cộng đồng trên diện rộng, hướng tới đảm bảo sức khỏe của cộng đồng và đạt mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn TP Móng Cái.
Đây cũng là hoạt động nhằm cam kết địa bàn an toàn để thu hút các doanh nghiệp từ các tỉnh thành khác hướng tới cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng trong thời gian tới…
Công nhân thuộc Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Texhong Ngân Hà (KCN Cảng biển Hải Hà) được tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Sở Y tế Quảng Ninh
Ngày 2/8, thông tin từ Sở Y tế Quảng Ninh cho biết, tính riêng 10 ngày (10 – 20/7), các đơn vị y tế đã triển khai tiêm hơn 80.000 liều vaccine Vero Cell của Sinopharm phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên là chuyên gia, người lao động có quốc tịch Trung Quốc; du học sinh, người có kế hoạch đi học, làm việc tại Trung Quốc; cư dân biên giới; công nhân đang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn Trung Quốc trên địa bàn…
Tất cả địa phương đang tiêm vét mũi 1 để hoàn thành trước ngày 3/8, dự kiến đạt hơn 80.000 mũi. Mũi 2 cùng loại được triển khai từ ngày 4 – 31/8. Đáng chú ý, huyện Bình Liêu đã đạt 80% số đối tượng được tiêm, với 50% độ phủ toàn dân. Đây cũng là huyện duy nhất của cả nước đạt tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 cao.
Tính chung đến hiện tại, Quảng Ninh triển khai 7 đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 với tổng số 126.645 liều. Trong đó, hơn 115.000 người tiêm 1 mũi và trên 11.500 người tiêm đủ 2 mũi.
Trong quá trình tiêm chủng, nhân viên y tế đã thực hiện đúng các yêu cầu về đảm bảo an toàn tiêm chủng và công tác phòng chống dịch COVID-19 bao gồm: Khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm; thực hiện tiêm đúng chỉ định; theo dõi sát sau tiêm; đồng thời chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị sẵn sàng cấp cứu trong trường hợp xảy ra phản ứng sau tiêm chủng.
Để đảm bảo tiến độ và an toàn tiêm chủng, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị huy động mọi nguồn lực hiện có, tập huấn mở rộng cho các đối tượng tham gia; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là sử dụng phần mềm “Sổ sức khỏe điện tử”, tạo thuận lợi cho người dân đăng ký tiêm chủng./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Những ngày qua, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại lớn trên toàn địa bàn. Ngoài ra, nhóm người có nguy cơ cao như lái xe taxi, xe ôm, người làm nghề bốc vác… cũng được tiêm đợt này.
Bà Dương Thị Quyên, Phó trưởng phòng Y tế TP Hạ Long, cho biết gần 100 cán bộ y tế chia làm 12 đội tiêm vaccine cho người dân. Để tránh tình trạng quá tải, đội y tế được bố trí 12 phòng để khám sàng lọc, tiêm và theo dõi sau tiêm đảm bảo người dân đến và ra về theo một lối duy nhất.
Cầm tờ giấy xác nhận tiêm vaccine mũi 1 phòng COVID-19 trên tay, bà Nguyễn Thị Hương (40 tuổi, tiểu thương chợ Hạ Long 1) vui mừng khi sau nhiều tháng chờ đợi, nay đã được tiêm vaccine.
“Vaccine tôi tiêm là loại Vero Cell của hãng Sinopharm. Đợt này toàn bộ tiểu thương, nhân viên trong chợ Hạ Long 1 đều tiêm cùng loại này. Chúng tôi cảm ơn chính quyền đã tạo điều kiện để người dân có cơ hội được tiêm phòng sớm”, bà Hương phấn khởi.
Để đảm bảo an toàn cho việc tiêm chủng, ngành Y tế Quảng Ninh đã thành lập 96 tổ cấp cứu với gần 300 y, bác sĩ tham gia công tác tiêm chủng. Ảnh: Sở Y tế Quảng Ninh
Tại huyện vùng cao biên giới Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh, nhiều người dân vui mừng khi được tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là những hộ nghèo, kinh tế khó khăn.
Bà Lý Thị Hạnh (xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu) cho biết, cư dân biên giới ở nước bạn cũng tiêm vaccine Vero Cell của hãng Sinopharm từ năm ngoái. Trước những ý kiến lo ngại về vaccine Vero Cell đến từ Trung Quốc, bà Hạnh và người dân ở Quảng Ninh lại tỏ ra rất an tâm vì tất cả những người sau khi tiêm đều an toàn và không có bất kỳ sự cố bất thường nào.
Anh Nguyễn Văn Thành, công nhân đang làm việc tại KCN cảng biển Hải Hà chia sẻ, tất cả công nhân và chuyên gia người Trung Quốc đều tiêm vaccine Vero Cell trong cùng một ngày. Ngày hôm sau, mọi người vẫn đi làm bình thường.
Ông Hồ Quang Huy, Chủ tịch UBND thành phố Móng Cái nhấn mạnh, việc tiêm phòng vaccine đợt này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng chống dịch COVID-19 ở thành phố.
Mục tiêu cao nhất trong đợt tiêm dịch lần này là tạo ra miễn dịch cộng đồng trên diện rộng, hướng tới đảm bảo sức khỏe của cộng đồng và đạt mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn TP Móng Cái.
Đây cũng là hoạt động nhằm cam kết địa bàn an toàn để thu hút các doanh nghiệp từ các tỉnh thành khác hướng tới cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng trong thời gian tới…
Công nhân thuộc Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Texhong Ngân Hà (KCN Cảng biển Hải Hà) được tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Sở Y tế Quảng Ninh
Ngày 2/8, thông tin từ Sở Y tế Quảng Ninh cho biết, tính riêng 10 ngày (10 – 20/7), các đơn vị y tế đã triển khai tiêm hơn 80.000 liều vaccine Vero Cell của Sinopharm phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên là chuyên gia, người lao động có quốc tịch Trung Quốc; du học sinh, người có kế hoạch đi học, làm việc tại Trung Quốc; cư dân biên giới; công nhân đang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn Trung Quốc trên địa bàn…
Tất cả địa phương đang tiêm vét mũi 1 để hoàn thành trước ngày 3/8, dự kiến đạt hơn 80.000 mũi. Mũi 2 cùng loại được triển khai từ ngày 4 – 31/8. Đáng chú ý, huyện Bình Liêu đã đạt 80% số đối tượng được tiêm, với 50% độ phủ toàn dân. Đây cũng là huyện duy nhất của cả nước đạt tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 cao.
Tính chung đến hiện tại, Quảng Ninh triển khai 7 đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 với tổng số 126.645 liều. Trong đó, hơn 115.000 người tiêm 1 mũi và trên 11.500 người tiêm đủ 2 mũi.
Trong quá trình tiêm chủng, nhân viên y tế đã thực hiện đúng các yêu cầu về đảm bảo an toàn tiêm chủng và công tác phòng chống dịch COVID-19 bao gồm: Khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm; thực hiện tiêm đúng chỉ định; theo dõi sát sau tiêm; đồng thời chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị sẵn sàng cấp cứu trong trường hợp xảy ra phản ứng sau tiêm chủng.
Để đảm bảo tiến độ và an toàn tiêm chủng, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị huy động mọi nguồn lực hiện có, tập huấn mở rộng cho các đối tượng tham gia; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là sử dụng phần mềm “Sổ sức khỏe điện tử”, tạo thuận lợi cho người dân đăng ký tiêm chủng./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn