Theo số liệu cập nhật mới nhất của Cổng Thông tin tiêm chủng COVID-19, TPHCM là địa phương đã tiêm nhiều nhất cho người dân, cả về số lượng mũi tiêm cũng như tỷ lệ người được tiêm so với tổng số dân, cao hơn nhiều so với Hà Nội. (Xem thêm số liệu cụ thể tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal).
Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với TPHCM ngày 20/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, dự kiến từ nay đến tháng 9/2021, lượng vaccine phân bổ cho TPHCM tối thiểu 5 triệu liều, như vậy đạt khoảng 50% đối tượng tiêm vaccine của Thành phố.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, theo các hợp đồng đã ký, về cơ bản chúng ta có đủ lượng vaccine để tiêm đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, từ nay đến tháng 8/2021, lượng vaccine về chưa nhiều. Chính phủ đã có kế hoạch phân bổ vaccine cho các tỉnh, thành phố nhưng trước tình hình dịch bệnh ở TPHCM diễn biến rất phức tạp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế ưu tiên tối đa cho Thành phố. Tới đây khi vaccine phòng chống COVID-19 tiếp tục về Việt Nam, Chính phủ sẽ dành ưu tiên lớn nhất cho Thành phố với tinh thần “Cả nước vì TPHCM, TPHCM vì cả nước”.
Còn tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng vừa cho biết Thành phố đang lên phương án tiêm vaccine cho 5,1 triệu dân. Đây là số lượng người trong độ tuổi cần tiêm chủng (ở lứa tuổi từ 18 đến 65) của Thành phố, căn cứ theo Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ. Phương án này nằm trong chiến dịch tiêm chủng toàn quốc, dự kiến hoàn thành trong nửa đầu năm 2022, không phải trong thời gian trước mắt. Xin được nhấn mạnh, 5,1 triệu liều là kế hoạch trong tương lai.
Mới đây nhất, Bộ Y tế đã phân bổ hơn 2 triệu liều vaccine Moderna cho cho 53 tỉnh, thành phố, lực lượng quân đội, công an và 20 bệnh viện, viện, trường đại học. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố phía Nam được phân bổ 505.680 liều, trong đó TPHCM được phân bổ nhiều nhất với 235.200 liều. Tiếp đến là Đồng Nai và Bình Dương mỗi tỉnh 65.520 liều. Tại miền Bắc, Hà Nội được phân bổ nhiều nhất với 120.960 liều.
Về kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 5 tại TPHCM, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Anh Đức cho biết đợt này Thành phố được phân bổ hơn 930.000 liều. Hiện có khoảng 1,3 triệu người đăng ký tiêm.
Đến nay, phần mềm quản lý tiêm chủng đã được hoàn thiện, bảo đảm người đến tiêm theo khung giờ, đúng đối tượng, bảo đảm công tác an toàn phòng, chống dịch. TP dự kiến sẽ triển khai tiêm tại 20 bệnh viện, 624 điểm tiêm trong thời gian 2 tuần, nhưng không nhất thiết chia đều trong từng ngày.
Trên cơ sở đó, chiều 21/7, TPHCM đã tổ chức tiêm chủng tại các điểm đã được tập huấn kỹ lưỡng trước khi triển khai đồng loạt tiêm 930.000 liều vaccine phòng COVID-19 từ ngày 22/7.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đợt này của TPHCM dự kiến diễn ra trong 2 đến 3 tuần và có thể kéo dài tùy tình hình thực tế để đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch và không ảnh hưởng việc tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống dịch của Thành phố.
Ngày 20/7, Bộ Y tế cũng đã gửi văn bản hoả tốc đến UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức tiêm chủng trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Văn bản của Bộ Y tế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã ưu tiên cấp vaccine cho các địa phương có diễn biến dịch bệnh phức tạp. Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy nhanh, tăng tốc độ tiêm chủng phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Bộ Y tế khẳng định, toàn bộ số vaccine tiếp nhận đã được phân bổ theo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ưu tiên cho các tỉnh, thành phố đang có dịch, các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ, các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư; các tỉnh, thành phố có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử từ tháng 7/2021- tháng 4/2022, Bộ Y tế đưa ra 16 nhóm đối tượng được tiêm chủng và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 gồm:
– Các tỉnh, thành đang có dịch, trong đó ưu tiên tiêm trước cho đối tượng ở vùng đang có dịch.
– Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ
– Các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư.
– Các tỉnh, thành phố có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế.
Bộ Y tế sẽ phân bổ vaccine theo từng đợt cung ứng vaccine theo thứ tự ưu tiên.
Nguồn: chinhphu.vn
Theo số liệu cập nhật mới nhất của Cổng Thông tin tiêm chủng COVID-19, TPHCM là địa phương đã tiêm nhiều nhất cho người dân, cả về số lượng mũi tiêm cũng như tỷ lệ người được tiêm so với tổng số dân, cao hơn nhiều so với Hà Nội. (Xem thêm số liệu cụ thể tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal).
Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với TPHCM ngày 20/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, dự kiến từ nay đến tháng 9/2021, lượng vaccine phân bổ cho TPHCM tối thiểu 5 triệu liều, như vậy đạt khoảng 50% đối tượng tiêm vaccine của Thành phố.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, theo các hợp đồng đã ký, về cơ bản chúng ta có đủ lượng vaccine để tiêm đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, từ nay đến tháng 8/2021, lượng vaccine về chưa nhiều. Chính phủ đã có kế hoạch phân bổ vaccine cho các tỉnh, thành phố nhưng trước tình hình dịch bệnh ở TPHCM diễn biến rất phức tạp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế ưu tiên tối đa cho Thành phố. Tới đây khi vaccine phòng chống COVID-19 tiếp tục về Việt Nam, Chính phủ sẽ dành ưu tiên lớn nhất cho Thành phố với tinh thần “Cả nước vì TPHCM, TPHCM vì cả nước”.
Còn tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng vừa cho biết Thành phố đang lên phương án tiêm vaccine cho 5,1 triệu dân. Đây là số lượng người trong độ tuổi cần tiêm chủng (ở lứa tuổi từ 18 đến 65) của Thành phố, căn cứ theo Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ. Phương án này nằm trong chiến dịch tiêm chủng toàn quốc, dự kiến hoàn thành trong nửa đầu năm 2022, không phải trong thời gian trước mắt. Xin được nhấn mạnh, 5,1 triệu liều là kế hoạch trong tương lai.
Mới đây nhất, Bộ Y tế đã phân bổ hơn 2 triệu liều vaccine Moderna cho cho 53 tỉnh, thành phố, lực lượng quân đội, công an và 20 bệnh viện, viện, trường đại học. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố phía Nam được phân bổ 505.680 liều, trong đó TPHCM được phân bổ nhiều nhất với 235.200 liều. Tiếp đến là Đồng Nai và Bình Dương mỗi tỉnh 65.520 liều. Tại miền Bắc, Hà Nội được phân bổ nhiều nhất với 120.960 liều.
Về kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 5 tại TPHCM, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Anh Đức cho biết đợt này Thành phố được phân bổ hơn 930.000 liều. Hiện có khoảng 1,3 triệu người đăng ký tiêm.
Đến nay, phần mềm quản lý tiêm chủng đã được hoàn thiện, bảo đảm người đến tiêm theo khung giờ, đúng đối tượng, bảo đảm công tác an toàn phòng, chống dịch. TP dự kiến sẽ triển khai tiêm tại 20 bệnh viện, 624 điểm tiêm trong thời gian 2 tuần, nhưng không nhất thiết chia đều trong từng ngày.
Trên cơ sở đó, chiều 21/7, TPHCM đã tổ chức tiêm chủng tại các điểm đã được tập huấn kỹ lưỡng trước khi triển khai đồng loạt tiêm 930.000 liều vaccine phòng COVID-19 từ ngày 22/7.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đợt này của TPHCM dự kiến diễn ra trong 2 đến 3 tuần và có thể kéo dài tùy tình hình thực tế để đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch và không ảnh hưởng việc tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống dịch của Thành phố.
Ngày 20/7, Bộ Y tế cũng đã gửi văn bản hoả tốc đến UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức tiêm chủng trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Văn bản của Bộ Y tế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã ưu tiên cấp vaccine cho các địa phương có diễn biến dịch bệnh phức tạp. Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy nhanh, tăng tốc độ tiêm chủng phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Bộ Y tế khẳng định, toàn bộ số vaccine tiếp nhận đã được phân bổ theo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ưu tiên cho các tỉnh, thành phố đang có dịch, các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ, các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư; các tỉnh, thành phố có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử từ tháng 7/2021- tháng 4/2022, Bộ Y tế đưa ra 16 nhóm đối tượng được tiêm chủng và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 gồm:
– Các tỉnh, thành đang có dịch, trong đó ưu tiên tiêm trước cho đối tượng ở vùng đang có dịch.
– Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ
– Các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư.
– Các tỉnh, thành phố có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế.
Bộ Y tế sẽ phân bổ vaccine theo từng đợt cung ứng vaccine theo thứ tự ưu tiên.
Nguồn: chinhphu.vn