Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trong buổi họp báo sáng ngày 21/6
Theo đó, trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 lần này TP.HCM được phân bổ tổng cộng 836.000 liều vắc xin, trong đó bao gồm 30.000 liều vắc xin phân bổ cho lực lượng vũ trang theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, 20.000 cho lực lượng công an. TP.HCM có trách nhiệm thực hiện triển khai chiến dịch tiêm chủng với hơn 800.000 liều cho các đối tượng được quy định.
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên địa bàn TP.HCM trong đợt này được triển khai trong hoàn cảnh đặc biệt khi vừa yêu cầu đảm bảo tiến độ, kế hoạch, an toàn tiêm chủng nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo quy định phòng, chống dịch khi TP.HCM đang áp dụng Chỉ thị 10 của thành phố.
Ông Dương Anh Đức chia sẻ, để vừa tổ chức tiêm vắc xin đúng tiến độ vừa đảm bảo Chỉ thị 10 là điều không dễ nhất là việc đảm bảo giãn cách; đồng thời việc tổ chức đồng loạt với 1.000 bàn tiêm (điểm tiêm) có thể gặp nhiều khó khăn. Do đó người dân nâng cao ý thức khi đến các điểm tiêm, tuân thủ theo kế hoạch, chia sẻ thông cảm với đội ngũ tổ chức đồng thời hợp tác với các lực lượng chức năng để chiến dịch tiêm vắc xin được triển khai đúng tiến độ đồng thời tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch theo Chỉ thị 10 mà thành phố đang áp dụng.
Đại diện lãnh đạo TP.HCM cho biết thêm, sau lễ khởi động chiến dịch được tổ chức vào sáng thứ 7 ngày 19/6 vừa qua, các lực lượng đã khẩn trương triển khai các công tác chuẩn bị, huy động lực lượng phương tiện, dụng cụ cho chiến dịch. Giai đoạn chuẩn bị này đã chính thức kết thúc, chiến dịch chính thức bước vào giai đoạn triển khai trên diện rộng từ chiều ngày 21/6 với sự huy động tổng lực các lực lượng để tổ chức khoảng 1.000 điểm tiêm (bàn tiêm) trên toàn địa bàn TP.HCM.
Đảm bảo tuyệt đối an toàn tiêm chủng
Theo kế hoạch dự kiến, kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 lần này tại TP.HCM sẽ được triển khai thực hiện trong 5 ngày chính thức cùng 1.5 ngày dự phòng để tổ chức tiêm vét cho các trường hợp còn lại.
Những liều vắc xin đầu tiên của chiến dịch đã được tiêm cho người lao động tại khu công nghệ cao vào ngày 19/6, ngay sau lễ khởi động chiến dịch được tổ chức.
Thông tin về kế hoạch triển khai tiêm vắc xin, BSCKII Nguyễn Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, để thực hiện kế hoạch tiêm chủng lần này, ngành Y tế đã tổng huy động các các cơ sở đã được công bố đủ điều kiện tiêm chủng hoặc công bố đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 với 946 đội tiêm chính thức cùng 59 đội tiêm dự phòng; Mỗi đội sẽ phụ trách 1 điểm tiêm (1 bàn tiêm) với các nhân sự bao gồm 2 bác sĩ trong đó có 1 bác sĩ khám sàng lọc, 1 bác sĩ phụ trách theo dõi phản ứng sau tiêm, ứng trực cấp cứu; 3 điều dưỡng trong đó có 2 điều dưỡng phụ trách tiêm, 1 điều dưỡng hỗ trợ bác sĩ trong việc theo dõi phản ứng sau tiêm, ứng trực cấp cứu.
Ngoài ra để tổ chức hoạt động tiêm chủng, ngành Y tế cũng huy động nhân lực từ nhiều cơ quan, đơn vị để tổ chức. Theo đó tại mỗi điểm tiêm bên cạnh tổ chuyên môn phụ trách tiêm chủng còn có các tổ công tác hành chính, tổ an ninh, tổ hậu cần với sự tham gia của lực lượng y tế địa phương, lực lượng dân quân, công an cùng hơn 4.000 đoàn viên thanh niên.
Công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm được thực hiện và đảm bảo ở mức độ cao nhất từ khâu khám sàng lọc, tiêm, theo dõi sau tiêm ngắn hạn tại điểm tiêm cũng như theo dõi sau tiêm dài hạn trong các ngày tiếp theo.
‘Tại mỗi điểm tiêm ngoài việc theo dõi theo tiêm được thực hiện bởi bác sĩ cùng điều dưỡng, công tác ứng trực cấp cứu cũng được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tiêm chủng, tại mỗi điểm tiêm luôn có sự túc trực của các xe cấp cứu, trên mỗi xe cũng có ê kíp cấp cứu túc trực; khi có tình huống không mong muốn xảy ra, bệnh nhân sẽ được tiến hành sơ cấp cứu tại chỗ sau đó sẽ được chuyển về các đơn vị cấp cứu được phân công để tiếp tục theo dõi và điều trị”- Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết thêm.
Nỗ lực để người dân tiếp cận vắc xin nhanh nhất, nhiều nhất
Về kế hoạch tiêm chủng trong thời gian tới, Phó chủ tịch Dương Anh Đức chia sẻ, với kế hoạch phân bổ vắc xin từ Trung ương, trong các tháng tiếp theo dự kiến mỗi tháng TP.HCM có thể nhận được trung bình khoảng 1.5 triệu liều vắc xin, với số lượng đó về cơ bản đã có thể đảm bảo cho kế hoạch tiêm chủng của thành phố.
Thành phố tiếp xúc nhiều đơn vị sản xuất, tham khảo ý kiến các chuyên gia, các quy định từ Chính phủ, Bộ Y tế cũng như nhà sản xuất để tiến hành làm việc, đàm phán nhằm sớm có thể mua được vắc xin, để người dân thành phố tiếp cận được vắc xin nhiều nhất và nhanh nhất; để đến cuối năm 2021 có thể đạt được mục tiêu 2/3 người dân TP.HCM sẽ được tiêm vắc xin. Ông Dương Anh Đức cho biết thêm./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trong buổi họp báo sáng ngày 21/6
Theo đó, trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 lần này TP.HCM được phân bổ tổng cộng 836.000 liều vắc xin, trong đó bao gồm 30.000 liều vắc xin phân bổ cho lực lượng vũ trang theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, 20.000 cho lực lượng công an. TP.HCM có trách nhiệm thực hiện triển khai chiến dịch tiêm chủng với hơn 800.000 liều cho các đối tượng được quy định.
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên địa bàn TP.HCM trong đợt này được triển khai trong hoàn cảnh đặc biệt khi vừa yêu cầu đảm bảo tiến độ, kế hoạch, an toàn tiêm chủng nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo quy định phòng, chống dịch khi TP.HCM đang áp dụng Chỉ thị 10 của thành phố.
Ông Dương Anh Đức chia sẻ, để vừa tổ chức tiêm vắc xin đúng tiến độ vừa đảm bảo Chỉ thị 10 là điều không dễ nhất là việc đảm bảo giãn cách; đồng thời việc tổ chức đồng loạt với 1.000 bàn tiêm (điểm tiêm) có thể gặp nhiều khó khăn. Do đó người dân nâng cao ý thức khi đến các điểm tiêm, tuân thủ theo kế hoạch, chia sẻ thông cảm với đội ngũ tổ chức đồng thời hợp tác với các lực lượng chức năng để chiến dịch tiêm vắc xin được triển khai đúng tiến độ đồng thời tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch theo Chỉ thị 10 mà thành phố đang áp dụng.
Đại diện lãnh đạo TP.HCM cho biết thêm, sau lễ khởi động chiến dịch được tổ chức vào sáng thứ 7 ngày 19/6 vừa qua, các lực lượng đã khẩn trương triển khai các công tác chuẩn bị, huy động lực lượng phương tiện, dụng cụ cho chiến dịch. Giai đoạn chuẩn bị này đã chính thức kết thúc, chiến dịch chính thức bước vào giai đoạn triển khai trên diện rộng từ chiều ngày 21/6 với sự huy động tổng lực các lực lượng để tổ chức khoảng 1.000 điểm tiêm (bàn tiêm) trên toàn địa bàn TP.HCM.
Đảm bảo tuyệt đối an toàn tiêm chủng
Theo kế hoạch dự kiến, kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 lần này tại TP.HCM sẽ được triển khai thực hiện trong 5 ngày chính thức cùng 1.5 ngày dự phòng để tổ chức tiêm vét cho các trường hợp còn lại.
Những liều vắc xin đầu tiên của chiến dịch đã được tiêm cho người lao động tại khu công nghệ cao vào ngày 19/6, ngay sau lễ khởi động chiến dịch được tổ chức.
Thông tin về kế hoạch triển khai tiêm vắc xin, BSCKII Nguyễn Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, để thực hiện kế hoạch tiêm chủng lần này, ngành Y tế đã tổng huy động các các cơ sở đã được công bố đủ điều kiện tiêm chủng hoặc công bố đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 với 946 đội tiêm chính thức cùng 59 đội tiêm dự phòng; Mỗi đội sẽ phụ trách 1 điểm tiêm (1 bàn tiêm) với các nhân sự bao gồm 2 bác sĩ trong đó có 1 bác sĩ khám sàng lọc, 1 bác sĩ phụ trách theo dõi phản ứng sau tiêm, ứng trực cấp cứu; 3 điều dưỡng trong đó có 2 điều dưỡng phụ trách tiêm, 1 điều dưỡng hỗ trợ bác sĩ trong việc theo dõi phản ứng sau tiêm, ứng trực cấp cứu.
Ngoài ra để tổ chức hoạt động tiêm chủng, ngành Y tế cũng huy động nhân lực từ nhiều cơ quan, đơn vị để tổ chức. Theo đó tại mỗi điểm tiêm bên cạnh tổ chuyên môn phụ trách tiêm chủng còn có các tổ công tác hành chính, tổ an ninh, tổ hậu cần với sự tham gia của lực lượng y tế địa phương, lực lượng dân quân, công an cùng hơn 4.000 đoàn viên thanh niên.
Công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm được thực hiện và đảm bảo ở mức độ cao nhất từ khâu khám sàng lọc, tiêm, theo dõi sau tiêm ngắn hạn tại điểm tiêm cũng như theo dõi sau tiêm dài hạn trong các ngày tiếp theo.
‘Tại mỗi điểm tiêm ngoài việc theo dõi theo tiêm được thực hiện bởi bác sĩ cùng điều dưỡng, công tác ứng trực cấp cứu cũng được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tiêm chủng, tại mỗi điểm tiêm luôn có sự túc trực của các xe cấp cứu, trên mỗi xe cũng có ê kíp cấp cứu túc trực; khi có tình huống không mong muốn xảy ra, bệnh nhân sẽ được tiến hành sơ cấp cứu tại chỗ sau đó sẽ được chuyển về các đơn vị cấp cứu được phân công để tiếp tục theo dõi và điều trị”- Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết thêm.
Nỗ lực để người dân tiếp cận vắc xin nhanh nhất, nhiều nhất
Về kế hoạch tiêm chủng trong thời gian tới, Phó chủ tịch Dương Anh Đức chia sẻ, với kế hoạch phân bổ vắc xin từ Trung ương, trong các tháng tiếp theo dự kiến mỗi tháng TP.HCM có thể nhận được trung bình khoảng 1.5 triệu liều vắc xin, với số lượng đó về cơ bản đã có thể đảm bảo cho kế hoạch tiêm chủng của thành phố.
Thành phố tiếp xúc nhiều đơn vị sản xuất, tham khảo ý kiến các chuyên gia, các quy định từ Chính phủ, Bộ Y tế cũng như nhà sản xuất để tiến hành làm việc, đàm phán nhằm sớm có thể mua được vắc xin, để người dân thành phố tiếp cận được vắc xin nhiều nhất và nhanh nhất; để đến cuối năm 2021 có thể đạt được mục tiêu 2/3 người dân TP.HCM sẽ được tiêm vắc xin. Ông Dương Anh Đức cho biết thêm./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn