HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

BSCKII Nguyễn Thành Huy, Trưởng Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn BV Trung ương Huế: Đảm bảo nhân viên y tế tại Trung tâm Hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc không bị lây nhiễm

Admin by Admin
in Tin tức
0
BSCKII Nguyễn Thành Huy, Trưởng Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn BV Trung ương Huế: Đảm bảo nhân viên y tế tại Trung tâm Hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc không bị lây nhiễm
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

 

“Trong quá trình làm việc của y bác sĩ, thời điểm dễ lây nhiễm nhất là khi thực hiện các thủ thuật như đặt nội khí quản hay công việc liên quan đến thở máy, ECMO. Lúc đó khả năng bị hứng giọt bắn mang virus rất cao. Vì thế các quy trình này được đội ngũ kiểm soát nhiễm khuẩn giám sát, nhắc nhở rất nghiêm ngặt, không để xảy ra sai sót.” -ThS.BSCKII Nguyễn Thành Huy (Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Trung ương Huế) đang chi viện cho Bắc Giang chia sẻ.

BS Nguyễn Thành Huy và các đồng nghiệp trong khu điều trị bệnh nhân nặng.

PV: Xin anh cho biết, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm như Trung tâm hồi sức tích cực điều trị COVID-19 quan trọng và cần đảm bảo quy trình như thế nào?

Phải nhìn nhận thực tế là trước đây cơ sở này chỉ điều trị bệnh nhân tâm thần, không điều trị bệnh nhân nặng, bệnh nhân được chỉ định làm các thủ thuật, phải can thiệp điều trị bằng máy móc hay bệnh nhân nhiễm trùng,… nên công việc của đội ngũ y bác sĩ ở đây gần như không có gì liên quan đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Chính vì vậy khi chuyển sang công năng mới là Trung tâm hồi sức tích cực điều trị COVID-19 thì nơi này phải thiết lập mới gần như hoàn toàn hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn. Mục tiêu cuối cùng là làm sao trong quá trình hoạt động bệnh nhân được điều trị tốt nhất và nhân viên y tế (NVYT) an toàn nhất, không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Kinh nghiệm trước đây điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng có viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết thì hầu hết các bệnh nhân sau 1 thời gian sẽ bị đa kháng thuốc, nhiễm nấm… Chắc chắn khi bị nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc, nấm thì điều trị rất khó khăn và kéo dài thời gian điều trị. Trong điều trị ở đây vừa đảm bảo không lây nhiễm chéo và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn như phương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh tay, quy trình chăm sóc bệnh nhân (các thủ thuật như đặt nội khí quản, catheter tĩnh mạch trung tâm, tiêm truyền) đều yêu cầu đảm bảo từng khâu.

Để đảm bảo được các yêu cầu như thế thì trước khi bàn giao đưa vào hoạt động, chúng tôi đã đề nghị tập trung tất cả nhân lực tham gia điều trị tại đây để tập huấn các quy trình, quy định, hướng dẫn sắp xếp, chỉ rõ việc phân luồng như thế nào, các NVYT vào đó sẽ phải tuân thủ các quy trình, quy định ra sao.

PV: Cụ thể, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại Trung tâm hồi sức tích cực 101 giường đang được triển khai như thế nào ạ?

Đương nhiên khi Trung tâm bắt đầu đi vào hoạt động thì công tác kiểm soát nhiễm khuẩn vẫn chưa suôn sẻ ngay, phần do có nhiều đơn vị khác nhau đến đây hỗ trợ, phần do việc tiếp cận với bệnh viện mới, đường đi lối lại chưa quen. Chúng tôi hàng ngày phải kiểm tra giám sát rất chặt chẽ, điều chỉnh từ khâu mặc trang phục phòng hộ, chừng nào mà người giám sát của kiểm soát nhiễm khuẩn thấy an toàn thì mới cho NVYT bước vào khu điều trị. Và khi vào bên trong các hoạt động như vệ sinh môi trường, vệ sinh bề mặt, vệ sinh thiết bị máy móc dụng cụ phục vụ điều trị  đều cực kỳ tỉ mỉ và quan trọng.

Rồi hệ thống thông khí, thông gió, nhiệt độ không quá nóng (vì nhiệt độ càng cao nguy cơ nhiễm trùng càng cao). Trong hồi sức tích cực nhiệt độ 24-25 độ là phù hợp. Trước đây không có điều hoà nhiệt độ, vì điều hòa phòng kín thì không đảm lưu thông. Trong trường hợp này làm sao kết hợp vừa giảm được nhiệt độ (điều hoà cây) và mở cửa thông gió, để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Việc cải thiện điều kiện nhiệt độ như thế thì bệnh nhân rất dễ chịu và nhân viên y tế với trang phục phòng hộ trên người có thể chịu được để làm việc trong thời gian dài. Cùng với đó, chúng tôi tăng cường thêm quạt để không khí cưỡng bức kết hợp với thông khí tự nhiên để điều chỉnh luồng thông gió nhằm đảm bảo an toàn cho các khu vực lân cận như buồng đệm, buồng hành chính vùng sạch.

Trong quá trình làm việc của y bác sĩ, thời điểm dễ lây nhiễm nhất là khi thực hiện các thủ thuật như đặt nội khí quản hay công việc liên quan đến thở máy, ECMO. Lúc đó khả năng bị hứng giọt bắn mang virus rất cao. Vì thế các quy trình này được đội ngũ kiểm soát nhiễm khuẩn giám sát, nhắc nhở rất nghiêm ngặt, không để xảy ra sai sót.

Một việc nữa là cởi phương tiện phòng hộ khi hết ca cũng là công đoạn dễ lây nhiễm nhất. Do đó phải cử người giám sát, từng bước một để nhắc nhở. Tất cả các bước đã được hướng dẫn tỉ mỉ, xem video thực hành biết yếu tố nguy cơ. Tất cả đều phải tuân thủ đúng từng bước: cởi cái gì trước, cái gì sau, tay được đụng chạm chỗ nào, không được tiếp xúc mặt ngoài nào của phương tiện phòng hộ, thứ tự từng bước cần đảm bảo nghiêm ngặt. Một hai đợt đầu còn nhắc nhiều, nhưng sau tần suất nhắc giảm hẳn và mọi người cũng quen dần, thực hành chuẩn.

BS Nguyễn Thành Huy và các đồng nghiệp trong khu điều trị bệnh nhân nặng.

Ngoài ra, chất thải là nguồn lây nhiễm, trong quá trình điều trị phát sinh chất thải y tế, dụng cụ y tế, đồ vải y tế (áo quần nhân viên, bệnh nhân, drap bệnh nhân,…) việc thu gom cũng phải đảm bảo quy trình để thu gom xử lý và tái sử dụng an toàn. Bố trí thời gian thu gom, luồng đi, nơi và cách thức xử lý. Dụng cụ y tế thì ở đây không có hệ thống tiệt khuẩn nên phải tổ chức khử nhiễm tại chỗ rồi chuyển sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh để tiệt khuẩn rồi mới chuyển về.

PV: Với quy mô 101 giường ICU, đội ngũ nhân sự cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cũng là một vấn đề, đúng không thưa anh?

Ngoài một số nhân lực kiểm soát nhiễm khuẩn rất mỏng có sẵn của BV Tâm thần thì Bệnh viện Trung ương Huế đã tăng cường 2 bác sĩ gồm 1 Trưởng khoa và 1 bác sĩ của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, những người có kinh nghiệm trong việc tổ chức, giám sát hoạt động hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và 8 cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn của Hải Phòng, Phú Thọ hỗ trợ. Để tổ chức một hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn của một đơn vị hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc thì phải thừa nhận đội ngũ nhân sự với 10 người là quá mỏng.

PV: Hiện tại, cơ sở này đã tiếp nhận điều trị hơn 60 bệnh nhân nặng, số lượng bệnh nhân khá đông như thế, ngoài nhân lực kiểm soát nhiễm khuẩn quá mỏng còn khó khăn gì, thưa anh?

Hiện tại số lượng bệnh nhân tại Trung tâm ICU đã hơn 60 bệnh nhân, trong đó đa số là các bệnh nhân nặng được chuyển đến từ các cơ sở điều trị trong tỉnh, đặc biệt là đến từ BV Phổi. Những bệnh nhân này trước đây đều được theo dõi điều trị bởi đội phản ứng nhanh của của BV Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh), nhưng hiện tại do nhận nhiệm vụ mới nên họ đã trở về, do đó các bệnh nhân nặng tại BV Phổi phải chuyển qua Trung tâm ICU này. Hầu hết, các bệnh nhân đều đã nằm viện khá lâu, đã thở máy, lọc máu, có bệnh nhân đã đặt ECMO, tiên lượng rất nặng.

Về phương diện chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn, chúng tôi nhận thấy đây là các bệnh nhân nhiễm trùng nặng, việc nuôi cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ để xác định căn nguyên và vị trí nhiễm khuẩn để kịp thời can thiệp là rất cần thiết. Tuy nhiên phòng xét nghiệm tại Trung tâm này chưa thực hiện được và gửi đến bệnh viện tỉnh nên rất bị động. Nếu cải thiện được vấn đề này, chắc chắn Trung tâm ICU này sẽ vận hành trơn tru hơn nữa.

PV: Được biết, việc chuyển giao quy trình, kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo đội ngũ tại chỗ cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các đoàn chi viện tới Bắc Giang đợt này. Vậy tại cơ sở Trung tâm hồi sức tích cực này, công tác đó đang được triển khai thế nào, thưa anh?

Cho đến giờ phút này, Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 đã bước vào hoạt động ngày thứ 12. Tuy nhiên nhân lực hiện tại chủ yếu là các đoàn chi viện, do đó kế hoạch tiếp theo là phải tăng cường nhân lực tại chỗ để cùng làm quen công việc, để chuyển giao các kỹ thuật cao trong điều trị, để đội ngũ tại chỗ có thể vận hành trung tâm tốt sau khi các đoàn chi viện rút quân.

Việc có thể chuyển giao hết các quy trình và chuyên môn kỹ thuật cho các y bác sĩ tại Bắc Giang là mong muốn cuối cùng và cao nhất của các đoàn chi viện, kiểm soát nhiễm khuẩn chúng tôi cũng không ngoài mong muốn đó. Để chuẩn bị cho kế hoạch này, hiện tại và trong những ngày tới, lực lượng y bác sĩ tại Bắc Giang sẽ được điều động đến Trung tâm này và nhận nhiệm vụ, cùng làm việc để sớm tiếp quản và vận hành Trung tâm này. Đặc biệt về kiểm soát nhiễm khuẩn, ngoài nhân lực được điều động, lãnh đạo sở y tế sẽ đầu tư thêm một số trang thiết bị cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn như giặt sấy, tiệt khuẩn … Hy vọng chúng tôi cũng sẽ chuyển giao hoàn tất các hệ thống này đi vào hoạt động trước khi rút quân.

Cảm ơn chia sẻ của BS Nguyễn Thành Huy!

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

 

“Trong quá trình làm việc của y bác sĩ, thời điểm dễ lây nhiễm nhất là khi thực hiện các thủ thuật như đặt nội khí quản hay công việc liên quan đến thở máy, ECMO. Lúc đó khả năng bị hứng giọt bắn mang virus rất cao. Vì thế các quy trình này được đội ngũ kiểm soát nhiễm khuẩn giám sát, nhắc nhở rất nghiêm ngặt, không để xảy ra sai sót.” -ThS.BSCKII Nguyễn Thành Huy (Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Trung ương Huế) đang chi viện cho Bắc Giang chia sẻ.

BS Nguyễn Thành Huy và các đồng nghiệp trong khu điều trị bệnh nhân nặng.

PV: Xin anh cho biết, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm như Trung tâm hồi sức tích cực điều trị COVID-19 quan trọng và cần đảm bảo quy trình như thế nào?

Phải nhìn nhận thực tế là trước đây cơ sở này chỉ điều trị bệnh nhân tâm thần, không điều trị bệnh nhân nặng, bệnh nhân được chỉ định làm các thủ thuật, phải can thiệp điều trị bằng máy móc hay bệnh nhân nhiễm trùng,… nên công việc của đội ngũ y bác sĩ ở đây gần như không có gì liên quan đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Chính vì vậy khi chuyển sang công năng mới là Trung tâm hồi sức tích cực điều trị COVID-19 thì nơi này phải thiết lập mới gần như hoàn toàn hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn. Mục tiêu cuối cùng là làm sao trong quá trình hoạt động bệnh nhân được điều trị tốt nhất và nhân viên y tế (NVYT) an toàn nhất, không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Kinh nghiệm trước đây điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng có viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết thì hầu hết các bệnh nhân sau 1 thời gian sẽ bị đa kháng thuốc, nhiễm nấm… Chắc chắn khi bị nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc, nấm thì điều trị rất khó khăn và kéo dài thời gian điều trị. Trong điều trị ở đây vừa đảm bảo không lây nhiễm chéo và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn như phương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh tay, quy trình chăm sóc bệnh nhân (các thủ thuật như đặt nội khí quản, catheter tĩnh mạch trung tâm, tiêm truyền) đều yêu cầu đảm bảo từng khâu.

Để đảm bảo được các yêu cầu như thế thì trước khi bàn giao đưa vào hoạt động, chúng tôi đã đề nghị tập trung tất cả nhân lực tham gia điều trị tại đây để tập huấn các quy trình, quy định, hướng dẫn sắp xếp, chỉ rõ việc phân luồng như thế nào, các NVYT vào đó sẽ phải tuân thủ các quy trình, quy định ra sao.

PV: Cụ thể, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại Trung tâm hồi sức tích cực 101 giường đang được triển khai như thế nào ạ?

Đương nhiên khi Trung tâm bắt đầu đi vào hoạt động thì công tác kiểm soát nhiễm khuẩn vẫn chưa suôn sẻ ngay, phần do có nhiều đơn vị khác nhau đến đây hỗ trợ, phần do việc tiếp cận với bệnh viện mới, đường đi lối lại chưa quen. Chúng tôi hàng ngày phải kiểm tra giám sát rất chặt chẽ, điều chỉnh từ khâu mặc trang phục phòng hộ, chừng nào mà người giám sát của kiểm soát nhiễm khuẩn thấy an toàn thì mới cho NVYT bước vào khu điều trị. Và khi vào bên trong các hoạt động như vệ sinh môi trường, vệ sinh bề mặt, vệ sinh thiết bị máy móc dụng cụ phục vụ điều trị  đều cực kỳ tỉ mỉ và quan trọng.

Rồi hệ thống thông khí, thông gió, nhiệt độ không quá nóng (vì nhiệt độ càng cao nguy cơ nhiễm trùng càng cao). Trong hồi sức tích cực nhiệt độ 24-25 độ là phù hợp. Trước đây không có điều hoà nhiệt độ, vì điều hòa phòng kín thì không đảm lưu thông. Trong trường hợp này làm sao kết hợp vừa giảm được nhiệt độ (điều hoà cây) và mở cửa thông gió, để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Việc cải thiện điều kiện nhiệt độ như thế thì bệnh nhân rất dễ chịu và nhân viên y tế với trang phục phòng hộ trên người có thể chịu được để làm việc trong thời gian dài. Cùng với đó, chúng tôi tăng cường thêm quạt để không khí cưỡng bức kết hợp với thông khí tự nhiên để điều chỉnh luồng thông gió nhằm đảm bảo an toàn cho các khu vực lân cận như buồng đệm, buồng hành chính vùng sạch.

Trong quá trình làm việc của y bác sĩ, thời điểm dễ lây nhiễm nhất là khi thực hiện các thủ thuật như đặt nội khí quản hay công việc liên quan đến thở máy, ECMO. Lúc đó khả năng bị hứng giọt bắn mang virus rất cao. Vì thế các quy trình này được đội ngũ kiểm soát nhiễm khuẩn giám sát, nhắc nhở rất nghiêm ngặt, không để xảy ra sai sót.

Một việc nữa là cởi phương tiện phòng hộ khi hết ca cũng là công đoạn dễ lây nhiễm nhất. Do đó phải cử người giám sát, từng bước một để nhắc nhở. Tất cả các bước đã được hướng dẫn tỉ mỉ, xem video thực hành biết yếu tố nguy cơ. Tất cả đều phải tuân thủ đúng từng bước: cởi cái gì trước, cái gì sau, tay được đụng chạm chỗ nào, không được tiếp xúc mặt ngoài nào của phương tiện phòng hộ, thứ tự từng bước cần đảm bảo nghiêm ngặt. Một hai đợt đầu còn nhắc nhiều, nhưng sau tần suất nhắc giảm hẳn và mọi người cũng quen dần, thực hành chuẩn.

BS Nguyễn Thành Huy và các đồng nghiệp trong khu điều trị bệnh nhân nặng.

Ngoài ra, chất thải là nguồn lây nhiễm, trong quá trình điều trị phát sinh chất thải y tế, dụng cụ y tế, đồ vải y tế (áo quần nhân viên, bệnh nhân, drap bệnh nhân,…) việc thu gom cũng phải đảm bảo quy trình để thu gom xử lý và tái sử dụng an toàn. Bố trí thời gian thu gom, luồng đi, nơi và cách thức xử lý. Dụng cụ y tế thì ở đây không có hệ thống tiệt khuẩn nên phải tổ chức khử nhiễm tại chỗ rồi chuyển sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh để tiệt khuẩn rồi mới chuyển về.

PV: Với quy mô 101 giường ICU, đội ngũ nhân sự cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cũng là một vấn đề, đúng không thưa anh?

Ngoài một số nhân lực kiểm soát nhiễm khuẩn rất mỏng có sẵn của BV Tâm thần thì Bệnh viện Trung ương Huế đã tăng cường 2 bác sĩ gồm 1 Trưởng khoa và 1 bác sĩ của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, những người có kinh nghiệm trong việc tổ chức, giám sát hoạt động hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và 8 cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn của Hải Phòng, Phú Thọ hỗ trợ. Để tổ chức một hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn của một đơn vị hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc thì phải thừa nhận đội ngũ nhân sự với 10 người là quá mỏng.

PV: Hiện tại, cơ sở này đã tiếp nhận điều trị hơn 60 bệnh nhân nặng, số lượng bệnh nhân khá đông như thế, ngoài nhân lực kiểm soát nhiễm khuẩn quá mỏng còn khó khăn gì, thưa anh?

Hiện tại số lượng bệnh nhân tại Trung tâm ICU đã hơn 60 bệnh nhân, trong đó đa số là các bệnh nhân nặng được chuyển đến từ các cơ sở điều trị trong tỉnh, đặc biệt là đến từ BV Phổi. Những bệnh nhân này trước đây đều được theo dõi điều trị bởi đội phản ứng nhanh của của BV Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh), nhưng hiện tại do nhận nhiệm vụ mới nên họ đã trở về, do đó các bệnh nhân nặng tại BV Phổi phải chuyển qua Trung tâm ICU này. Hầu hết, các bệnh nhân đều đã nằm viện khá lâu, đã thở máy, lọc máu, có bệnh nhân đã đặt ECMO, tiên lượng rất nặng.

Về phương diện chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn, chúng tôi nhận thấy đây là các bệnh nhân nhiễm trùng nặng, việc nuôi cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ để xác định căn nguyên và vị trí nhiễm khuẩn để kịp thời can thiệp là rất cần thiết. Tuy nhiên phòng xét nghiệm tại Trung tâm này chưa thực hiện được và gửi đến bệnh viện tỉnh nên rất bị động. Nếu cải thiện được vấn đề này, chắc chắn Trung tâm ICU này sẽ vận hành trơn tru hơn nữa.

PV: Được biết, việc chuyển giao quy trình, kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo đội ngũ tại chỗ cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các đoàn chi viện tới Bắc Giang đợt này. Vậy tại cơ sở Trung tâm hồi sức tích cực này, công tác đó đang được triển khai thế nào, thưa anh?

Cho đến giờ phút này, Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 đã bước vào hoạt động ngày thứ 12. Tuy nhiên nhân lực hiện tại chủ yếu là các đoàn chi viện, do đó kế hoạch tiếp theo là phải tăng cường nhân lực tại chỗ để cùng làm quen công việc, để chuyển giao các kỹ thuật cao trong điều trị, để đội ngũ tại chỗ có thể vận hành trung tâm tốt sau khi các đoàn chi viện rút quân.

Việc có thể chuyển giao hết các quy trình và chuyên môn kỹ thuật cho các y bác sĩ tại Bắc Giang là mong muốn cuối cùng và cao nhất của các đoàn chi viện, kiểm soát nhiễm khuẩn chúng tôi cũng không ngoài mong muốn đó. Để chuẩn bị cho kế hoạch này, hiện tại và trong những ngày tới, lực lượng y bác sĩ tại Bắc Giang sẽ được điều động đến Trung tâm này và nhận nhiệm vụ, cùng làm việc để sớm tiếp quản và vận hành Trung tâm này. Đặc biệt về kiểm soát nhiễm khuẩn, ngoài nhân lực được điều động, lãnh đạo sở y tế sẽ đầu tư thêm một số trang thiết bị cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn như giặt sấy, tiệt khuẩn … Hy vọng chúng tôi cũng sẽ chuyển giao hoàn tất các hệ thống này đi vào hoạt động trước khi rút quân.

Cảm ơn chia sẻ của BS Nguyễn Thành Huy!

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
GS.TS Đặng Đức Anh: 4 tác dụng của vắc xin phòng COVID-19

GS.TS Đặng Đức Anh: 4 tác dụng của vắc xin phòng COVID-19

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Bệnh viện Hữu Nghị vừa lo chống dịch, vừa tham gia hiến máu cứu người

Bắc Giang phát sinh chùm lây mới, xem xét khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh

Bắc Giang phát sinh chùm lây mới, xem xét khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh

Hội nghị Sản phụ khoa Việt -Pháp năm 2021

Hội nghị Sản phụ khoa Việt -Pháp năm 2021

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?