Chiều ngày 25/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng cao với hơn 5.784 ca mắc, trong đó xuất hiện thêm nhiều ổ dịch nhỏ ở các quận, huyện.
Thống kê của CDC Đà Nẵng cho thấy, chỉ trong vòng một tuần qua, địa phương này đã ghi nhận 276 ca mắc sốt xuất huyết Dengue (tăng 63 ca so với tuần trước). Những địa phương có số ca mắc gia tăng gồm: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, riêng Hòa Vang và Thanh Khê thì ca mắc giảm.
Qua biểu đồ thống kê số ca mắc sốt xuất huyết Dengue tại Đà Nẵng năm 2022 so với năm 2021, năm 2019 và trung bình 5 năm (2016-2020) CDC Đà Nẵng nhận định: “Số ca mắc sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Đà Nẵng tăng cao so với đường cong chuẩn 5 năm (2016-2020) và cùng kỳ năm 2019 (là năm có số ca sốt xuất huyết Dengue cao nhất giai đoạn 2016-2021). Cùng thời điểm này các năm 2016-2021 là giai đoạn sốt xuất huyết Dengue tăng cao và đạt đỉnh trong năm”.
CDC Đà Nẵng đề nghị các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue. Ảnh: GA
Trong tuần qua, số ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn thành phố cũng có xu hướng gia tăng bắt đầu từ tuần 19/2022 và đã vượt ngưỡng đường cong chuẩn 5 năm (2016-2020) và tăng cao hơn so cùng kỳ năm 2019 (là năm có số ổ dịc nhỏ sốt xuất huyết Dengue cao nhất giai đoạn 2016-2021).
Hiện số ổ dịch nhỏ đang đạt số lượng ca cao nhất ở tuần 27 với 48 ổ dịch (gần bằng số ổ dịch nhỏ đỉnh dịch năm 2019). Trong tuần này số ổ dịch nhỏ có dấu hiệu tăng lại, tương tự với cùng kỳ giai đoạn 2016-2021 đây là thời điểm bắt đầu gia tăng cả số ca mắc và ổ dịch nhỏ trong năm.
Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue diễn biến phức tạp, CDC Đà Nẵng cho biết, đã cử cán bộ giám sát xử lý ca đơn lẻ và ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết Dengue tại một số địa phương thuộc quận Ngũ Hành Sơn. Đồng thời, sẽ tăng cường công tác giám sát xử lý ca đơn lẻ và ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết Dengue tại các địa phương khác.
CDC Đà Nẵng cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm phổ biến tại địa phương bao gồm tay chân miệng, thủy đậu sốt xuất huyết, sởi … trong thời gian tới.
Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sởi. Giám sát xử lý ổ dịch nhỏ và ca bệnh đơn lẻ bệnh truyền nhiễm tại các địa phương theo đúng quy định do Sở Y tế ban hành. Thực hiện giám sát dịch bệnh thường quy.
Đối với Ủy ban nhân dân các xã, phường thì CDC khuyến cáo cần tích cực vận động người dân thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy, không để muỗi có môi trường sinh sản. Chỉ đạo Trạm Y tế thông tin đầy đủ tình hình bệnh cho người dân để người dân không hoang mang, lo lắng, đồng thời tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh cho người dân, tăng cường thông tin truyền thông về các biện pháp dự phòng COVID – 19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho người dân.
Đồng thời, cử cán bộ xuống cơ sở để giám sát trong quá trình diệt lăng quăng, bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi chủ động khi xử lý ổ dịch nhỏ và phun diện rộng tại khu vực có nguy cơ cao. Vận động người dân diệt lăng quăng, bọ gậy vào chủ nhật hàng tuần và thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
CDC yêu cầu Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế xã, phường tập trung giám sát các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết cao, báo cáo hàng tuần theo quy định, thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền về diệt lăng quăng, bọ gậy trong toàn dân.
Thực hiện quy trình giám sát, xử lý ca đơn lẻ và ổ dịch nhỏ đúng theo quy định. Trạm Y tế tham mưu cho chính quyền địa phương về việc tăng cường cán bộ hỗ trợ trong quá trình xử lý ổ dịch nhỏ và phun diện rộng tại khu vực có nguy cơ cao. Tăng cường giám sát, xử lý các ca bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt phát ban nghi sởi/sởi theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Chiều ngày 25/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng cao với hơn 5.784 ca mắc, trong đó xuất hiện thêm nhiều ổ dịch nhỏ ở các quận, huyện.
Thống kê của CDC Đà Nẵng cho thấy, chỉ trong vòng một tuần qua, địa phương này đã ghi nhận 276 ca mắc sốt xuất huyết Dengue (tăng 63 ca so với tuần trước). Những địa phương có số ca mắc gia tăng gồm: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, riêng Hòa Vang và Thanh Khê thì ca mắc giảm.
Qua biểu đồ thống kê số ca mắc sốt xuất huyết Dengue tại Đà Nẵng năm 2022 so với năm 2021, năm 2019 và trung bình 5 năm (2016-2020) CDC Đà Nẵng nhận định: “Số ca mắc sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Đà Nẵng tăng cao so với đường cong chuẩn 5 năm (2016-2020) và cùng kỳ năm 2019 (là năm có số ca sốt xuất huyết Dengue cao nhất giai đoạn 2016-2021). Cùng thời điểm này các năm 2016-2021 là giai đoạn sốt xuất huyết Dengue tăng cao và đạt đỉnh trong năm”.
CDC Đà Nẵng đề nghị các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue. Ảnh: GA
Trong tuần qua, số ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn thành phố cũng có xu hướng gia tăng bắt đầu từ tuần 19/2022 và đã vượt ngưỡng đường cong chuẩn 5 năm (2016-2020) và tăng cao hơn so cùng kỳ năm 2019 (là năm có số ổ dịc nhỏ sốt xuất huyết Dengue cao nhất giai đoạn 2016-2021).
Hiện số ổ dịch nhỏ đang đạt số lượng ca cao nhất ở tuần 27 với 48 ổ dịch (gần bằng số ổ dịch nhỏ đỉnh dịch năm 2019). Trong tuần này số ổ dịch nhỏ có dấu hiệu tăng lại, tương tự với cùng kỳ giai đoạn 2016-2021 đây là thời điểm bắt đầu gia tăng cả số ca mắc và ổ dịch nhỏ trong năm.
Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue diễn biến phức tạp, CDC Đà Nẵng cho biết, đã cử cán bộ giám sát xử lý ca đơn lẻ và ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết Dengue tại một số địa phương thuộc quận Ngũ Hành Sơn. Đồng thời, sẽ tăng cường công tác giám sát xử lý ca đơn lẻ và ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết Dengue tại các địa phương khác.
CDC Đà Nẵng cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm phổ biến tại địa phương bao gồm tay chân miệng, thủy đậu sốt xuất huyết, sởi … trong thời gian tới.
Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sởi. Giám sát xử lý ổ dịch nhỏ và ca bệnh đơn lẻ bệnh truyền nhiễm tại các địa phương theo đúng quy định do Sở Y tế ban hành. Thực hiện giám sát dịch bệnh thường quy.
Đối với Ủy ban nhân dân các xã, phường thì CDC khuyến cáo cần tích cực vận động người dân thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy, không để muỗi có môi trường sinh sản. Chỉ đạo Trạm Y tế thông tin đầy đủ tình hình bệnh cho người dân để người dân không hoang mang, lo lắng, đồng thời tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh cho người dân, tăng cường thông tin truyền thông về các biện pháp dự phòng COVID – 19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho người dân.
Đồng thời, cử cán bộ xuống cơ sở để giám sát trong quá trình diệt lăng quăng, bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi chủ động khi xử lý ổ dịch nhỏ và phun diện rộng tại khu vực có nguy cơ cao. Vận động người dân diệt lăng quăng, bọ gậy vào chủ nhật hàng tuần và thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
CDC yêu cầu Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế xã, phường tập trung giám sát các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết cao, báo cáo hàng tuần theo quy định, thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền về diệt lăng quăng, bọ gậy trong toàn dân.
Thực hiện quy trình giám sát, xử lý ca đơn lẻ và ổ dịch nhỏ đúng theo quy định. Trạm Y tế tham mưu cho chính quyền địa phương về việc tăng cường cán bộ hỗ trợ trong quá trình xử lý ổ dịch nhỏ và phun diện rộng tại khu vực có nguy cơ cao. Tăng cường giám sát, xử lý các ca bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt phát ban nghi sởi/sởi theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn