Bệnh nhân COVID-19 nặng tăng, ca tử vong cũng tăng, nhưng nhiều nơi vẫn tiêm vaccine thấp, chậm
Theo Bộ Y tế, mặc dù tình hình dịch bệnh ở nước ta vẫn cơ bản được kiểm soát, đưa các hoạt động kinh tế-xã hội trở lại bình thường, tuy nhiên thời gian gần đây số ca mắc mới đang có xu hướng gia tăng trở lại, số ca phải nhập viện, ca nặng đang có chiều hướng gia tăng.
Thống kê từ đầu tháng 9/2022 đến nay, có hơn 42.000 ca mắc COVID-19 được báo cáo (trong đó riêng ngày 7/9 ghi nhận 3.878 ca, cao nhất trong gần 4 tháng qua), tính trung bình khoảng 2.500 ca/ ngày;
Cùng đó số bệnh nhân nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây, có ngày lên đến hơn 180 ca, trong khi ở thời điểm tháng 6-7, số bệnh nhân nặng nhiều ngày dưới 20 ca. Cùng với đó, trong thời gian gần đây có nhiều ngày liên tục ghi nhận các ca tử vong do COVID-19, có ngày ghi nhận đến 5 trường hợp tử vong.
Thống kê từ đầu tháng 9/2022 đến nay, có hơn 42.000 ca mắc COVID-19 được báo cáo (trong đó riêng ngày 7/9 ghi nhận 3.878 ca, cao nhất trong gần 4 tháng qua), tính trung bình khoảng 2.500 ca/ ngày
Đồng thời Bộ Y tế cũng nêu rõ, tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 cho các nhóm đối tượng đã tăng sau một thời gian chững lại nhưng vẫn chưa bảo đảm yêu cầu tại một số nơi, tiến độ tiêm chủng còn chậm, tỷ lệ tiêm chủng vaccine nhất là cho trẻ em còn thấp, trong khi Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.
Do đó, trong văn bản mới đây gửi các địa phương và các bệnh viện trực thuộc, Bộ Y tế đề nghị cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19;
Chủ động tăng cường giám sát, hỗ trợ các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, có hiệu quả các ca bệnh, ổ dịch, đặc biệt là công tác tiêm vaccine COVID-19.
Tiếp tục tổ chức tốt công tác phân luồng, thu gom vật tư cấp cứu, cách ly, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị kịp thời ca bệnh, đặc biệt chú ý nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong; thực hiện nghiêm túc công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị; Chủ động tăng cường chỉ đạo tuyến dưới, hỗ trợ tuyến dưới tổ chức phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế…
Cần tuân thủ 2K, thành lập các Tổ công tác đặc biệt triển khai quyết liệt vận động và rà soát tiêm vaccine COVID-19
Cũng liên quan đến công tác phòng chống dịch, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương để tiếp tục đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thích ứng an toàn, linh hoạt, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới gồm 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + Vaccine + Thuốc + Điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp phù hợp khác, cùng với 3 trụ cột (xét nghiệm, cách ly, điều trị) đồng thời chỉ đạo quán triệt thực hiện quan điểm tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Chia sẻ thêm thông tin, ông Nguyễn Đình Anh – Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế nói: Mùa đông sắp đến, nguy cơ các bệnh đường hô hấp bùng phát, trong đó có dịch COVID-19, nhằm ứng phó với dịch bệnh trong tình hình mới, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” với Thông điệp 2K + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác cùng với 3 trụ cột (xét nghiệm, cách ly, điều trị) nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân.
Cũng theo ông Đình Anh, việc mỗi người dân cần tuân thủ các biện pháp đeo khẩu trang, khử khuẩn mà ngành y tế đã khuyến cáo không chỉ góp phần phòng chống COVID-19 mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khác nhất là giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.
Bộ Y tế cũng khuyến nghị người dân đi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; cha mẹ, người giám hộ tích cực đưa con em mình đi tiêm vaccine đủ 2 liều cơ bản cho trẻ trong độ tuổi từ 5 – dưới 12 để bảo vệ trẻ đến trường, vui chơi an toàn. (Ảnh:Trần Minh)
Cùng đó, Bộ Y tế cũng khuyến nghị người dân đi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; cha mẹ, người giám hộ tích cực đưa con em mình đi tiêm vaccine đủ 2 liều cơ bản cho trẻ trong độ tuổi từ 5 – dưới 12 để bảo vệ trẻ đến trường, vui chơi an toàn. Các địa phương chỉ đạo thành lập các Tổ công tác đặc biệt với sự tham gia của chính quyền địa phương, ngành y tế và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc vận động và rà soát đối tượng tiêm chủng…
“Chúng tôi cho rằng việc mỗi người dân tuân thủ thực hiện thông điệp phòng chống dịch của Bộ Y tế không chỉ bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn bảo vệ sức khỏe của gia đình và cả cộng đồng để chúng ta cùng nhau sống an toàn trong đại dịch”- Vụ trưởng Nguyễn Đình Anh nói.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Bệnh nhân COVID-19 nặng tăng, ca tử vong cũng tăng, nhưng nhiều nơi vẫn tiêm vaccine thấp, chậm
Theo Bộ Y tế, mặc dù tình hình dịch bệnh ở nước ta vẫn cơ bản được kiểm soát, đưa các hoạt động kinh tế-xã hội trở lại bình thường, tuy nhiên thời gian gần đây số ca mắc mới đang có xu hướng gia tăng trở lại, số ca phải nhập viện, ca nặng đang có chiều hướng gia tăng.
Thống kê từ đầu tháng 9/2022 đến nay, có hơn 42.000 ca mắc COVID-19 được báo cáo (trong đó riêng ngày 7/9 ghi nhận 3.878 ca, cao nhất trong gần 4 tháng qua), tính trung bình khoảng 2.500 ca/ ngày;
Cùng đó số bệnh nhân nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây, có ngày lên đến hơn 180 ca, trong khi ở thời điểm tháng 6-7, số bệnh nhân nặng nhiều ngày dưới 20 ca. Cùng với đó, trong thời gian gần đây có nhiều ngày liên tục ghi nhận các ca tử vong do COVID-19, có ngày ghi nhận đến 5 trường hợp tử vong.
Thống kê từ đầu tháng 9/2022 đến nay, có hơn 42.000 ca mắc COVID-19 được báo cáo (trong đó riêng ngày 7/9 ghi nhận 3.878 ca, cao nhất trong gần 4 tháng qua), tính trung bình khoảng 2.500 ca/ ngày
Đồng thời Bộ Y tế cũng nêu rõ, tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 cho các nhóm đối tượng đã tăng sau một thời gian chững lại nhưng vẫn chưa bảo đảm yêu cầu tại một số nơi, tiến độ tiêm chủng còn chậm, tỷ lệ tiêm chủng vaccine nhất là cho trẻ em còn thấp, trong khi Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.
Do đó, trong văn bản mới đây gửi các địa phương và các bệnh viện trực thuộc, Bộ Y tế đề nghị cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19;
Chủ động tăng cường giám sát, hỗ trợ các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, có hiệu quả các ca bệnh, ổ dịch, đặc biệt là công tác tiêm vaccine COVID-19.
Tiếp tục tổ chức tốt công tác phân luồng, thu gom vật tư cấp cứu, cách ly, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị kịp thời ca bệnh, đặc biệt chú ý nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong; thực hiện nghiêm túc công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị; Chủ động tăng cường chỉ đạo tuyến dưới, hỗ trợ tuyến dưới tổ chức phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế…
Cần tuân thủ 2K, thành lập các Tổ công tác đặc biệt triển khai quyết liệt vận động và rà soát tiêm vaccine COVID-19
Cũng liên quan đến công tác phòng chống dịch, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương để tiếp tục đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thích ứng an toàn, linh hoạt, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới gồm 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + Vaccine + Thuốc + Điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp phù hợp khác, cùng với 3 trụ cột (xét nghiệm, cách ly, điều trị) đồng thời chỉ đạo quán triệt thực hiện quan điểm tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Chia sẻ thêm thông tin, ông Nguyễn Đình Anh – Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế nói: Mùa đông sắp đến, nguy cơ các bệnh đường hô hấp bùng phát, trong đó có dịch COVID-19, nhằm ứng phó với dịch bệnh trong tình hình mới, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” với Thông điệp 2K + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác cùng với 3 trụ cột (xét nghiệm, cách ly, điều trị) nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân.
Cũng theo ông Đình Anh, việc mỗi người dân cần tuân thủ các biện pháp đeo khẩu trang, khử khuẩn mà ngành y tế đã khuyến cáo không chỉ góp phần phòng chống COVID-19 mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khác nhất là giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.
Bộ Y tế cũng khuyến nghị người dân đi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; cha mẹ, người giám hộ tích cực đưa con em mình đi tiêm vaccine đủ 2 liều cơ bản cho trẻ trong độ tuổi từ 5 – dưới 12 để bảo vệ trẻ đến trường, vui chơi an toàn. (Ảnh:Trần Minh)
Cùng đó, Bộ Y tế cũng khuyến nghị người dân đi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; cha mẹ, người giám hộ tích cực đưa con em mình đi tiêm vaccine đủ 2 liều cơ bản cho trẻ trong độ tuổi từ 5 – dưới 12 để bảo vệ trẻ đến trường, vui chơi an toàn. Các địa phương chỉ đạo thành lập các Tổ công tác đặc biệt với sự tham gia của chính quyền địa phương, ngành y tế và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc vận động và rà soát đối tượng tiêm chủng…
“Chúng tôi cho rằng việc mỗi người dân tuân thủ thực hiện thông điệp phòng chống dịch của Bộ Y tế không chỉ bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn bảo vệ sức khỏe của gia đình và cả cộng đồng để chúng ta cùng nhau sống an toàn trong đại dịch”- Vụ trưởng Nguyễn Đình Anh nói.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn