Tích cực tiêm vaccine COVID-19
Nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, người dân nhiều thôn/buôn ở Kon Tum đã chủ động đến các điểm tiêm chủng để đăng ký và thực hiện tiêm vaccine COVID-19. Đối với các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, dân cư sống phân tán, nhân viên y tế luôn trong trạng thái tìm đến người dân để hướng dẫn, vận động.
Đối với trẻ em, nhiều bậc phụ huynh đã đưa con đi tiêm và theo dõi sức khỏe đầy đủ theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.
Nhiều hộ dân ở Diên Bình (Đắk Tô, Kon Tum) chia sẻ: Trước đây, người dân nhiều buôn/làng vẫn chưa quen với việc chủ động nắm bắt lịch tiêm chủng vaccine COVID-19. Nhưng đến nay đa số đã hiểu rõ tiêm vaccine COVID-19 là để phòng, chống dịch. Tiêm để tăng cường miễn dịch, bảo vệ cho bản thân và cộng đồng.
Theo đánh giá của Sở Y tế Kon Tum, việc vận động tiêm chủng được tiến hành liên tục. Các địa phương từ xã/phường rà soát rất kỹ những người nào đã tiêm hoặc chưa tiêm để hướng đến mục tiêu cao nhất là mọi người dân trong độ tuổi tiêm chủng đều được tiêm vaccine COVID-19 đủ liều, đúng ngày. Bên cạnh đó, việc tiêm chủng được đảm bảo an toàn. Công tác nhập liệu được cập nhật trực tiếp lên hệ thống ngay sau buổi tiêm chủng. Địa phương cũng triển khai có hiệu quả các giải pháp công nghệ hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục triển khai kết nối, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với ứng dụng PC-COVID.
Người dân vùng sâu Tây Nguyên bắt nhịp thực hiện 2K
Cũng như Kon Tum, các thôn/buôn ở Đắk Lắk cũng đã tích cực trong việc tiêm vaccine COVID-19, nhận thức rõ đó là biện pháp hiệu quả để phòng, chống dịch. Bà Nguyễn Cẩm Lê (Khối 1, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) cho biết, đưa con đi tiêm vaccine COVID-19 được các nhân viên y tế hướng dẫn tận tình. Tiêm xong theo dõi thì sức khỏe tốt, tiêm an toàn. Hiện người dân có ý thức rất cao trong việc đưa con em mình đi tiêm vaccine COVID-19.
Thực hiện 2K
Ngay khi thông điệp 2K của Bộ Y tế ra đời đã được lan tỏa đến nhiều vùng thành thị lẫn nông thôn ở Tây Nguyên. Người dân chủ động thực hiện để bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng.
Thông điệp 2K mọi người cần hưởng ứng, thực hiện để bảo vệ sức khỏe, phòng dịch
Là một trong những xã có nhiều thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống, bác sĩ Võ Thanh Dũng-Trưởng Trạm Y tế xã Yang Reh (huyện K’Rông Bông, Đắk Lắk) cho biết, thực hiện 2K theo hướng dẫn của Bộ Y tế là rất phù hợp với thời điểm hiện nay. Ở địa bàn vùng sâu, nông thôn này chúng tôi hưởng ứng rất nhiệt tình. Chúng tôi quyết tâm rất cao trong việc tuyên truyền, hướng dẫn để người dân thấu hiểu và đồng lòng thực hiện. Dù đêm tối hay mưa gió, chúng tôi vẫn vượt qua để đến nhà dân giúp họ nắm vững các kiến thức về dịch bệnh, thực hiện thật tốt 2K. Nhiều gia đình đã có ý thức chuẩn bị sẵn sát khuẩn lẫn khẩu trang khi ra ngoài, nhất là đến khu vực đông người là thực hiện đeo khẩu trang ngay.
Cũng theo bác sĩ Dũng, điều đáng mừng là được nhân viên y tế, người có uy tín tuyên truyền, vận động, nhiều buôn sâu xa nhất cũng đã hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Bên cạnh đó việc vệ sinh cá nhân và môi trường nơi mình ở, xung quanh nơi mình sống được phát động thường xuyên. Người dân cơ bản không còn chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp phòng dịch, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng nữa./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tích cực tiêm vaccine COVID-19
Nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, người dân nhiều thôn/buôn ở Kon Tum đã chủ động đến các điểm tiêm chủng để đăng ký và thực hiện tiêm vaccine COVID-19. Đối với các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, dân cư sống phân tán, nhân viên y tế luôn trong trạng thái tìm đến người dân để hướng dẫn, vận động.
Đối với trẻ em, nhiều bậc phụ huynh đã đưa con đi tiêm và theo dõi sức khỏe đầy đủ theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.
Nhiều hộ dân ở Diên Bình (Đắk Tô, Kon Tum) chia sẻ: Trước đây, người dân nhiều buôn/làng vẫn chưa quen với việc chủ động nắm bắt lịch tiêm chủng vaccine COVID-19. Nhưng đến nay đa số đã hiểu rõ tiêm vaccine COVID-19 là để phòng, chống dịch. Tiêm để tăng cường miễn dịch, bảo vệ cho bản thân và cộng đồng.
Theo đánh giá của Sở Y tế Kon Tum, việc vận động tiêm chủng được tiến hành liên tục. Các địa phương từ xã/phường rà soát rất kỹ những người nào đã tiêm hoặc chưa tiêm để hướng đến mục tiêu cao nhất là mọi người dân trong độ tuổi tiêm chủng đều được tiêm vaccine COVID-19 đủ liều, đúng ngày. Bên cạnh đó, việc tiêm chủng được đảm bảo an toàn. Công tác nhập liệu được cập nhật trực tiếp lên hệ thống ngay sau buổi tiêm chủng. Địa phương cũng triển khai có hiệu quả các giải pháp công nghệ hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục triển khai kết nối, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với ứng dụng PC-COVID.
Người dân vùng sâu Tây Nguyên bắt nhịp thực hiện 2K
Cũng như Kon Tum, các thôn/buôn ở Đắk Lắk cũng đã tích cực trong việc tiêm vaccine COVID-19, nhận thức rõ đó là biện pháp hiệu quả để phòng, chống dịch. Bà Nguyễn Cẩm Lê (Khối 1, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) cho biết, đưa con đi tiêm vaccine COVID-19 được các nhân viên y tế hướng dẫn tận tình. Tiêm xong theo dõi thì sức khỏe tốt, tiêm an toàn. Hiện người dân có ý thức rất cao trong việc đưa con em mình đi tiêm vaccine COVID-19.
Thực hiện 2K
Ngay khi thông điệp 2K của Bộ Y tế ra đời đã được lan tỏa đến nhiều vùng thành thị lẫn nông thôn ở Tây Nguyên. Người dân chủ động thực hiện để bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng.
Thông điệp 2K mọi người cần hưởng ứng, thực hiện để bảo vệ sức khỏe, phòng dịch
Là một trong những xã có nhiều thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống, bác sĩ Võ Thanh Dũng-Trưởng Trạm Y tế xã Yang Reh (huyện K’Rông Bông, Đắk Lắk) cho biết, thực hiện 2K theo hướng dẫn của Bộ Y tế là rất phù hợp với thời điểm hiện nay. Ở địa bàn vùng sâu, nông thôn này chúng tôi hưởng ứng rất nhiệt tình. Chúng tôi quyết tâm rất cao trong việc tuyên truyền, hướng dẫn để người dân thấu hiểu và đồng lòng thực hiện. Dù đêm tối hay mưa gió, chúng tôi vẫn vượt qua để đến nhà dân giúp họ nắm vững các kiến thức về dịch bệnh, thực hiện thật tốt 2K. Nhiều gia đình đã có ý thức chuẩn bị sẵn sát khuẩn lẫn khẩu trang khi ra ngoài, nhất là đến khu vực đông người là thực hiện đeo khẩu trang ngay.
Cũng theo bác sĩ Dũng, điều đáng mừng là được nhân viên y tế, người có uy tín tuyên truyền, vận động, nhiều buôn sâu xa nhất cũng đã hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Bên cạnh đó việc vệ sinh cá nhân và môi trường nơi mình ở, xung quanh nơi mình sống được phát động thường xuyên. Người dân cơ bản không còn chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp phòng dịch, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng nữa./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn