Ảnh minh họa
Tại Việt Nam, đến nay đã có 80.857 người tại 22 tỉnh, thành phố, được tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19. Theo GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia, trong đợt tiêm đầu tiên tại 19 tỉnh, thành phố trên cả nước, hệ thống giám sát của Chương trình TCMR quốc gia ghi nhận gần 33% người được tiêm xuất hiện phản ứng nhẹ thông thường sau khi tiêm và tự hết sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị, chăm sóc y tế; khoảng 1‰ (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mẫn sau tiêm và đã được xử trí đúng theo quy định.
Sức khỏe của những người này đều đã ổn định, trở lại đi làm sau 1-2 ngày theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế. Đặc biệt, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, hiện tại, Bộ Y tế đã ban hành đầy đủ các hướng dẫn cần thiết và cũng đã tập huấn cho các địa phương về cách xử trí các biến chứng sau tiêm. Đồng thời, Bộ sẽ luôn tiếp tục cập nhật các hướng dẫn để bảo đảm an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất.
“Hiện tại, các cơ sở y tế của Việt Nam đều đáp ứng tốt các xử trí tai biến sau tiêm chủng. Cục Quản lý khám chữa bệnh phối hợp Chương trình TCMR quốc gia đã ban hành hướng dẫn khám sàng lọc, Thông tư hướng dẫn xử trí phản vệ, hướng dẫn xử trí phản ứng sau tiêm”, ông Khoa cho biết.
Đối với những biến chứng nặng như đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng (mặc dù các biến chứng này rất hiếm gặp và Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng), theo ông Khoa, hệ thống y tế của chúng ta hiện nay cũng hoàn toàn xử trí tốt.
TS. Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng TCMR quốc gia cũng chia sẻ, hệ thống y tế của chúng ta hiện nay hoàn toàn có thể xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Đặc biệt, các trường hợp phản ứng sau tiêm được phát hiện sớm nhiều hơn vì tiêm chủ yếu cho người lớn, nên đều được xử trí kịp thời và các phản ứng hồi phục rất nhanh.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam khẳng định, người dân yên tâm đi tiêm chủng vaccine COVID-19 vì hiện tượng đông máu sau khi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 rất hiếm khi xảy ra. Rối loạn đông máu sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cũng giống như các rối loạn đông máu thông thường. Và với hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) được Bộ Y tế triển khai tới 1.500 điểm tại 63 tỉnh, thành trên cả nước thời gian qua, các chuyên gia đầu ngành có thể hướng dẫn tuyến dưới xử lý nhanh chóng và hiệu quả hiện tượng này.
“Mặc dù chưa ghi nhận tai biến nặng sau tiêm vaccine COVID-19 nhưng Bộ Y tế cũng đã xây dựng hướng dẫn xử trí các phản ứng, tai biến sau tiêm và tập huấn cho các địa phương. Chúng ta cũng đã thiết lập hệ thống khám chữa bệnh từ xa, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc men…để sẵn sàng chủ động với các tình huống xảy ra. “Hệ thống y tế hiện nay của chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng xử trí các phản ứng, tai biến sau tiêm vaccine COVID-19”, TS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã nhiều lần nhấn mạnh trong các cuộc họp về phòng chống dịch COVID-19 rằng, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả các nước tiên tiến.
Các cơ sở tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm. Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm.
Ảnh minh họa
Tại Việt Nam, đến nay đã có 80.857 người tại 22 tỉnh, thành phố, được tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19. Theo GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia, trong đợt tiêm đầu tiên tại 19 tỉnh, thành phố trên cả nước, hệ thống giám sát của Chương trình TCMR quốc gia ghi nhận gần 33% người được tiêm xuất hiện phản ứng nhẹ thông thường sau khi tiêm và tự hết sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị, chăm sóc y tế; khoảng 1‰ (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mẫn sau tiêm và đã được xử trí đúng theo quy định.
Sức khỏe của những người này đều đã ổn định, trở lại đi làm sau 1-2 ngày theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế. Đặc biệt, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, hiện tại, Bộ Y tế đã ban hành đầy đủ các hướng dẫn cần thiết và cũng đã tập huấn cho các địa phương về cách xử trí các biến chứng sau tiêm. Đồng thời, Bộ sẽ luôn tiếp tục cập nhật các hướng dẫn để bảo đảm an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất.
“Hiện tại, các cơ sở y tế của Việt Nam đều đáp ứng tốt các xử trí tai biến sau tiêm chủng. Cục Quản lý khám chữa bệnh phối hợp Chương trình TCMR quốc gia đã ban hành hướng dẫn khám sàng lọc, Thông tư hướng dẫn xử trí phản vệ, hướng dẫn xử trí phản ứng sau tiêm”, ông Khoa cho biết.
Đối với những biến chứng nặng như đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng (mặc dù các biến chứng này rất hiếm gặp và Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng), theo ông Khoa, hệ thống y tế của chúng ta hiện nay cũng hoàn toàn xử trí tốt.
TS. Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng TCMR quốc gia cũng chia sẻ, hệ thống y tế của chúng ta hiện nay hoàn toàn có thể xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Đặc biệt, các trường hợp phản ứng sau tiêm được phát hiện sớm nhiều hơn vì tiêm chủ yếu cho người lớn, nên đều được xử trí kịp thời và các phản ứng hồi phục rất nhanh.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam khẳng định, người dân yên tâm đi tiêm chủng vaccine COVID-19 vì hiện tượng đông máu sau khi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 rất hiếm khi xảy ra. Rối loạn đông máu sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cũng giống như các rối loạn đông máu thông thường. Và với hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) được Bộ Y tế triển khai tới 1.500 điểm tại 63 tỉnh, thành trên cả nước thời gian qua, các chuyên gia đầu ngành có thể hướng dẫn tuyến dưới xử lý nhanh chóng và hiệu quả hiện tượng này.
“Mặc dù chưa ghi nhận tai biến nặng sau tiêm vaccine COVID-19 nhưng Bộ Y tế cũng đã xây dựng hướng dẫn xử trí các phản ứng, tai biến sau tiêm và tập huấn cho các địa phương. Chúng ta cũng đã thiết lập hệ thống khám chữa bệnh từ xa, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc men…để sẵn sàng chủ động với các tình huống xảy ra. “Hệ thống y tế hiện nay của chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng xử trí các phản ứng, tai biến sau tiêm vaccine COVID-19”, TS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã nhiều lần nhấn mạnh trong các cuộc họp về phòng chống dịch COVID-19 rằng, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả các nước tiên tiến.
Các cơ sở tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm. Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm.