HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Bệnh viện K ghép nối ruột tái tạo đường ăn cho người bệnh ung thư thanh quản hạ họng

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

 

Các bác sĩ Khoa Ngoại tai mũi họng và Khoa Ngoại bụng I (Bệnh viện K) đã thực hiện ca phẫu thuật hy hữu: Ghép nối ruột tái tạo đường ăn cho người bệnh ung thư thanh quản hạ họng. Đó là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Văn U., 52 tuổi, ở tỉnh Hưng Yên.

Bệnh nhân ban đầu khi đến khám tại Bệnh viện K chỉ với biểu hiện nuốt nghẹn, hơi vướng ở cổ, ho đờm cách đây hơn 1 tháng nhưng uống thuốc không đỡ. Sau khi khám và bác sĩ thực hiện các chỉ định xét nghiệm, kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị u ác ở hạ họng thanh quản.

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Hùng – Trưởng khoa Ngoại tai mũi họng (Bệnh viện K) chia sẻ bệnh nhân có u lớn vùng thanh quản hạ họng, kích thước u 4x6cm, lan qua miệng thực quản, xâm lấn đoạn 2cm đầu trên thực quản-cổ, chẩn đoán u thành sau hạ họng, giải phẫu bệnh ung thư tế bào vẩy(SCC), giai đoạn 4. Bệnh nhân phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, do đó các bác sĩ cần hội chẩn liên khoa để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Chia sẻ về ca mổ đầy khó khăn này, TS.Phạm Văn Bình – Trưởng khoa Ngoại bụng I cho hay đây là lần đầu tiên ca phẫu thuật như vậy được thực hiện tại Bệnh viện K. Ca phẫu thuật rất phức tạp, khi cắt 1 phần thực quản, hạ họng dài, triệt để như vậy cần có cơ quan thay thế thì bệnh nhân mới có thể ăn uống bình thường được. Đây là kỹ thuật khó thường phải thực hiện ở cơ sở y tế, Trung tâm chuyên ngành lớn mới đảm bảo về chuyên môn, kết hợp chuyên khoa tai mũi họng, đầu mặt cổ và chuyên khoa tiêu hóa trong lĩnh vực ung thư chuyên sâu. Ba êkip phẫu thuật của Bệnh viện K với hàng chục bác sĩ quyết định phẫu thuật loại bỏ tổn thương, nuôi sống đoạn ruột non, ghép nối lên hạ họng, thanh quản để người bệnh có thể ăn uống trở lại.

Cuối tháng 11, ca mổ được thực hiện sau sự chuẩn bị kỹ của 3 ekíp phẫu thuật gồm kíp 1 là các bác sĩ Khoa Ngoại tai mũi họng, kíp 2 là các bác sĩ phẫu thuật tiêu hóa, kíp 3 là các bác sĩ tạo hình của 2 khoa.

Ca mổ kéo dài 10 tiếng gồm 2 bước quan trọng đó là cắt thanh quản hạ họng toàn phần, nạo vét hạch và dùng đoạn hỗng tràng nối họng và thực quản để tái tạo đường ăn cho bệnh nhân. Kỹ thuật này đảm báo tính chuyên sâu về mặt ung thư và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Bác sĩ Bình cho hay các bác sỹ đã quyết định lấy 1 đoạn ruột non, được tưới máu bởi các nhánh động mạch cũng như tuần hoàn máu trở về của nhánh tĩnh mạch xuất phát từ động mạch cảnh để nuôi sống đoạn ruột non. Đoạn ruột non này được nối vào 2 đầu của hạ họng, thành quản đã được cắt đi trong quá trình phẫu thuật xử lý ung thư, tái tạo lại thành đường liền trong ống tiêu hóa giúp việc ăn uống được bình thường. “Nếu không thực hiện được kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ không ăn uống được, không đảm bảo đường thở, để lại phần khuyết hổng ở toàn bộ vùng cổ và chất lượng sống gần như không thể kéo dài. Ca phẫu thuật đã thành công,” bác sĩ Bình phân tích.

“Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong điều trị ung thư đó là chẩn đoán đúng bệnh và giai đoạn, bệnh nhân này ở giai đoạn phù hợp, đảm bảo thực hiện cả triệt căn và ghép ruột non tự thân. Chúng tôi đã quyết định lấy 1 đoạn ruột non, được tưới máu bởi các nhánh động mạch cũng như tuần hoàn máu trở về của nhánh tĩnh mạch xuất phát từ động mạch cảnh để nuôi sống đoạn ruột non này. Đoạn ruột non này được nối vào 2 đầu của hạ họng, thành quản đã được cắt đi trong quá trình phẫu thuật xử lý ung thư, tái tạo lại thành đường liền trong ống tiêu hóa giúp việc ăn uống được bình thường. Nếu không thực hiện được kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ không ăn uống được, không đảm bảo đường thở, để lại phần khuyết hổng ở toàn bộ vùng cổ và chất lượng sống gần như không thể kéo dài, ca phẫu thuật thành công là bước ngoặt lớn trong chuyên ngành ngoại khoa tại Bệnh viện K” – ThS. Hùng và TS Bình trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân chia sẻ

Bệnh nhân sau phẫu thuật

Hiện tại, sau hơn 10 ngày, bệnh nhân tỉnh táo, đi lại bình thường miệng nối liền tốt và tiếp tục được theo dõi, điều trị./.

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

 

Các bác sĩ Khoa Ngoại tai mũi họng và Khoa Ngoại bụng I (Bệnh viện K) đã thực hiện ca phẫu thuật hy hữu: Ghép nối ruột tái tạo đường ăn cho người bệnh ung thư thanh quản hạ họng. Đó là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Văn U., 52 tuổi, ở tỉnh Hưng Yên.

Bệnh nhân ban đầu khi đến khám tại Bệnh viện K chỉ với biểu hiện nuốt nghẹn, hơi vướng ở cổ, ho đờm cách đây hơn 1 tháng nhưng uống thuốc không đỡ. Sau khi khám và bác sĩ thực hiện các chỉ định xét nghiệm, kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị u ác ở hạ họng thanh quản.

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Hùng – Trưởng khoa Ngoại tai mũi họng (Bệnh viện K) chia sẻ bệnh nhân có u lớn vùng thanh quản hạ họng, kích thước u 4x6cm, lan qua miệng thực quản, xâm lấn đoạn 2cm đầu trên thực quản-cổ, chẩn đoán u thành sau hạ họng, giải phẫu bệnh ung thư tế bào vẩy(SCC), giai đoạn 4. Bệnh nhân phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, do đó các bác sĩ cần hội chẩn liên khoa để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Chia sẻ về ca mổ đầy khó khăn này, TS.Phạm Văn Bình – Trưởng khoa Ngoại bụng I cho hay đây là lần đầu tiên ca phẫu thuật như vậy được thực hiện tại Bệnh viện K. Ca phẫu thuật rất phức tạp, khi cắt 1 phần thực quản, hạ họng dài, triệt để như vậy cần có cơ quan thay thế thì bệnh nhân mới có thể ăn uống bình thường được. Đây là kỹ thuật khó thường phải thực hiện ở cơ sở y tế, Trung tâm chuyên ngành lớn mới đảm bảo về chuyên môn, kết hợp chuyên khoa tai mũi họng, đầu mặt cổ và chuyên khoa tiêu hóa trong lĩnh vực ung thư chuyên sâu. Ba êkip phẫu thuật của Bệnh viện K với hàng chục bác sĩ quyết định phẫu thuật loại bỏ tổn thương, nuôi sống đoạn ruột non, ghép nối lên hạ họng, thanh quản để người bệnh có thể ăn uống trở lại.

Cuối tháng 11, ca mổ được thực hiện sau sự chuẩn bị kỹ của 3 ekíp phẫu thuật gồm kíp 1 là các bác sĩ Khoa Ngoại tai mũi họng, kíp 2 là các bác sĩ phẫu thuật tiêu hóa, kíp 3 là các bác sĩ tạo hình của 2 khoa.

Ca mổ kéo dài 10 tiếng gồm 2 bước quan trọng đó là cắt thanh quản hạ họng toàn phần, nạo vét hạch và dùng đoạn hỗng tràng nối họng và thực quản để tái tạo đường ăn cho bệnh nhân. Kỹ thuật này đảm báo tính chuyên sâu về mặt ung thư và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Bác sĩ Bình cho hay các bác sỹ đã quyết định lấy 1 đoạn ruột non, được tưới máu bởi các nhánh động mạch cũng như tuần hoàn máu trở về của nhánh tĩnh mạch xuất phát từ động mạch cảnh để nuôi sống đoạn ruột non. Đoạn ruột non này được nối vào 2 đầu của hạ họng, thành quản đã được cắt đi trong quá trình phẫu thuật xử lý ung thư, tái tạo lại thành đường liền trong ống tiêu hóa giúp việc ăn uống được bình thường. “Nếu không thực hiện được kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ không ăn uống được, không đảm bảo đường thở, để lại phần khuyết hổng ở toàn bộ vùng cổ và chất lượng sống gần như không thể kéo dài. Ca phẫu thuật đã thành công,” bác sĩ Bình phân tích.

“Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong điều trị ung thư đó là chẩn đoán đúng bệnh và giai đoạn, bệnh nhân này ở giai đoạn phù hợp, đảm bảo thực hiện cả triệt căn và ghép ruột non tự thân. Chúng tôi đã quyết định lấy 1 đoạn ruột non, được tưới máu bởi các nhánh động mạch cũng như tuần hoàn máu trở về của nhánh tĩnh mạch xuất phát từ động mạch cảnh để nuôi sống đoạn ruột non này. Đoạn ruột non này được nối vào 2 đầu của hạ họng, thành quản đã được cắt đi trong quá trình phẫu thuật xử lý ung thư, tái tạo lại thành đường liền trong ống tiêu hóa giúp việc ăn uống được bình thường. Nếu không thực hiện được kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ không ăn uống được, không đảm bảo đường thở, để lại phần khuyết hổng ở toàn bộ vùng cổ và chất lượng sống gần như không thể kéo dài, ca phẫu thuật thành công là bước ngoặt lớn trong chuyên ngành ngoại khoa tại Bệnh viện K” – ThS. Hùng và TS Bình trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân chia sẻ

Bệnh nhân sau phẫu thuật

Hiện tại, sau hơn 10 ngày, bệnh nhân tỉnh táo, đi lại bình thường miệng nối liền tốt và tiếp tục được theo dõi, điều trị./.

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post

Hội nghị tổng kết công tác công đoàn 2020, triển khai chương trình hoạt động và ký giao ước thi đua năm 2021

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Hà Nội: Bệnh viện tuyến cuối quá tải bệnh nhân COVID-19

Hà Nội: Bệnh viện tuyến cuối quá tải bệnh nhân COVID-19

Bộ Y tế hướng dẫn xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 tại khu công nghiệp

Bộ Y tế hướng dẫn xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 tại khu công nghiệp

Sơn La ghi nhận nhiều trường hợp F1 chuyển thành F0

Sơn La ghi nhận nhiều trường hợp F1 chuyển thành F0

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?