HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế Kon Tum về hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

 

Vừa qua Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em Bộ Y tế do ông Đinh Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng làm Trưởng đoàn cùng các thành viên của Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em và một số phóng viên đang làm việc tại các cơ quan báo chí trung ương đã có buổi làm việc cùng Sở Y tế về hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tỉnh Kon Tum

Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có Ths.BS. Đào Duy Khánh, Giám đốc Sở Y tế Kon Tum; Cùng đại diện phòng Kế hoạch – Tài chính và Nghiệp vụ Y Sở Y tế; đại diện lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; đại diện Công ty Sữa Vinamilk, đơn vị cung cấp sữa cho Chương trình Sữa học đường tỉnh Kon Tum.

Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác được nghe Trung tâm Kiểm soát bệnh tật báo cáo tình hình công tác y tế dự phòng năm 2018 – 2019. Theo đó hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum hoạt động quản lý thai nghén được tổ chức từ Trạm Y tế xã cùng với sự tham gia của đội ngũ cô đỡ thôn bản và nhân viên y tế thôn làng. Trong thời gian qua, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch được Sở Y tế giao đều đạt và vượt kế hoạch, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trở lên trong ba thời kỳ thai nghén còn thấp (48,9%). Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế đạt gần 80%, tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế chăm sóc hơn 90%. Công tác tác chăm sóc sau đẻ ngày càng được y tế cơ sở quan tâm nên chỉ số bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau đẻ có xu hướng tăng; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc 42 ngày sau đẻ hơn 83%, trong đó chăm sóc trong tuần đầu sau đẻ hơn 70%. Năm 2018, toàn tỉnh có 02 trường hợp tử vong mẹ do tai biến sản khoa băng huyết sau sinh, cả 02 trường hợp đều là người dân tộc thiểu số, sinh tại nhà, không có cán bộ y tế chăm sóc khi sinh. Trong 9 tháng năm 2019, toàn tỉnh có 01 trường hợp tử vong mẹ nguyên  suy giảm miễn dịch mắc phải do bị HIV/AIDS.

 Đối với công tác chăm sóc trẻ em, tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g  là 4,2% (năm 2018) và 4,1% (9 tháng năm 2019). Tỷ lệ trẻ sơ sinh được chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC) đạt 62,0%, hoạt động chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm được triển khai tại 100% cơ sở cung cấp dịch đỡ đẻ từ tuyến tỉnh đến tuyến xã. Trong 9 tháng năm 2019, số phụ nữ mang thai được làm xét nghiệm sàng lọc HIV là 627 người, phát hiện dương tính 01 trường hợp; số phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc khi chuyển dạ là 5.141 người, đạt tỷ lệ 63%, phát hiện 03 trường hợp dương tính được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Tỉnh Kon Tum đã thực hiện Chương trình Sữa học đường tại 20 trường học từ năm học 2017-2018. Từ ngày 12/12/2017 đến hết tháng 5/2019, 20 trường học trong toàn tỉnh tham gia Chương trình đã tổ chức cho học sinh uống sữa đầy đủ theo định kỳ 03 hộp/tuần 09 tháng của năm học, số lượng sữa đã sử dụng trong 02 năm: 1.039.731 hộp. Các trường cũng đã xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng lớp, cấp phát sữa theo kế hoạch và tổ chức cho học sinh uống sữa tại lớp theo đúng quy định, đảm bảo về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó nguồn kinh phí mua sữa cho học sinh được huy động từ 03 nguồn: Ngân sách địa phương đảm bảo 60%, đơn vị cung ứng sữa hỗ trợ 30% và huy động phụ huynh đóng góp 10%. Theo đánh giá qua 02 năm thực hiện: Tỷ lệ SDD cân nặng/tuổi giảm 3,55%, tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi giảm 0,97%.

Ths.BS. Đào Duy Khánh, Giám đốc Sở Y tế Kon Tum phát biểu

Bên cạnh những kết quả đã đạt được tỉnh Kon Tum còn gặp nhiều khó khăn như: tình trạng bà sinh tại nhà, khi sinh không được cán bộ có chuyên môn chăm sóc nên tử vong mẹ, tử vong trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh còn cao; còn sự chênh lệch lớn tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi giữa các địa bàn trong tỉnh; việc giao thông đi lại không thuận lợi, việc vận chuyển sữa từ trường chính đến các điểm trường lẻ khó khăn dẫn đến đôi lúc thời gian cho học sinh uống sữa tại một số điểm trường thôn chưa đúng thời gian quy định cũng như việc bảo quản sữa qua đêm tại trường ở một số huyện có thời tiết nóng chưa đạt được ở mức tốt nhất; cùng với đó đội ngũ cô đỡ thôn bản hoạt động có hiệu quả tại địa phương. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ này chưa được nhận chế độ hỗ trợ nên nhiều cô đỡ thôn bản bỏ việc, ảnh hưởng đến hoạt động CSSK bà mẹ trẻ em tại nhà ở vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS.

Sở Y tế kiến nghị với Vụ Bà mẹ trẻ em tăng cường hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ chuyên môn, chú trọng các tỉnh có tỷ suất tử vong trẻ em cao, tử vong mẹ cao như tỉnh Kon Tum; Tham mưu cho Bộ Y tế đề xuất với Bộ tài chính có những chính sách đặc thù về sử dụng nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số cho những tỉnh khó khăn như điều kiện của Kon Tum để triển khai các hoạt động CSSK bà mẹ trẻ em nói riêng và CSSK nhân dân nói chung.

Ông Đinh Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn công tác và phóng viên báo chí đã cùng đặt ra nhiều câu hỏi để làm rõ những vấn đề liên quan đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung, sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các địa phương nói riêng. Chiều ngày 13/11/2019, Đoàn công tác tiếp đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh để khảo sát công tác khám chữa bệnh cho bà mẹ và trẻ em tại khoa Sản, khoa Nhi. Ngày 14/11/2019, Đoàn công tác tiếp tục làm việc với Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông và Trạm Y tế xã Đăk Sao về việc triển khai công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, làm việc với Trường Mầm non xã Đăk Hà về triển khai Chương trình sữa học đường. ngoài ra đoàn sẽ đi thực tế cùng các cô đỡ thôn bản và phụ nữ trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.

Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế, Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em Bộ Y tế sẽ tham mưu Bộ Y tế triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, triển khai Chương trình sữa học đường và đào tạo cô đỡ thôn bản trong thời gian tới./.

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

 

Vừa qua Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em Bộ Y tế do ông Đinh Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng làm Trưởng đoàn cùng các thành viên của Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em và một số phóng viên đang làm việc tại các cơ quan báo chí trung ương đã có buổi làm việc cùng Sở Y tế về hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tỉnh Kon Tum

Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có Ths.BS. Đào Duy Khánh, Giám đốc Sở Y tế Kon Tum; Cùng đại diện phòng Kế hoạch – Tài chính và Nghiệp vụ Y Sở Y tế; đại diện lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; đại diện Công ty Sữa Vinamilk, đơn vị cung cấp sữa cho Chương trình Sữa học đường tỉnh Kon Tum.

Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác được nghe Trung tâm Kiểm soát bệnh tật báo cáo tình hình công tác y tế dự phòng năm 2018 – 2019. Theo đó hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum hoạt động quản lý thai nghén được tổ chức từ Trạm Y tế xã cùng với sự tham gia của đội ngũ cô đỡ thôn bản và nhân viên y tế thôn làng. Trong thời gian qua, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch được Sở Y tế giao đều đạt và vượt kế hoạch, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trở lên trong ba thời kỳ thai nghén còn thấp (48,9%). Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế đạt gần 80%, tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế chăm sóc hơn 90%. Công tác tác chăm sóc sau đẻ ngày càng được y tế cơ sở quan tâm nên chỉ số bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau đẻ có xu hướng tăng; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc 42 ngày sau đẻ hơn 83%, trong đó chăm sóc trong tuần đầu sau đẻ hơn 70%. Năm 2018, toàn tỉnh có 02 trường hợp tử vong mẹ do tai biến sản khoa băng huyết sau sinh, cả 02 trường hợp đều là người dân tộc thiểu số, sinh tại nhà, không có cán bộ y tế chăm sóc khi sinh. Trong 9 tháng năm 2019, toàn tỉnh có 01 trường hợp tử vong mẹ nguyên  suy giảm miễn dịch mắc phải do bị HIV/AIDS.

 Đối với công tác chăm sóc trẻ em, tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g  là 4,2% (năm 2018) và 4,1% (9 tháng năm 2019). Tỷ lệ trẻ sơ sinh được chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC) đạt 62,0%, hoạt động chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm được triển khai tại 100% cơ sở cung cấp dịch đỡ đẻ từ tuyến tỉnh đến tuyến xã. Trong 9 tháng năm 2019, số phụ nữ mang thai được làm xét nghiệm sàng lọc HIV là 627 người, phát hiện dương tính 01 trường hợp; số phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc khi chuyển dạ là 5.141 người, đạt tỷ lệ 63%, phát hiện 03 trường hợp dương tính được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Tỉnh Kon Tum đã thực hiện Chương trình Sữa học đường tại 20 trường học từ năm học 2017-2018. Từ ngày 12/12/2017 đến hết tháng 5/2019, 20 trường học trong toàn tỉnh tham gia Chương trình đã tổ chức cho học sinh uống sữa đầy đủ theo định kỳ 03 hộp/tuần 09 tháng của năm học, số lượng sữa đã sử dụng trong 02 năm: 1.039.731 hộp. Các trường cũng đã xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng lớp, cấp phát sữa theo kế hoạch và tổ chức cho học sinh uống sữa tại lớp theo đúng quy định, đảm bảo về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó nguồn kinh phí mua sữa cho học sinh được huy động từ 03 nguồn: Ngân sách địa phương đảm bảo 60%, đơn vị cung ứng sữa hỗ trợ 30% và huy động phụ huynh đóng góp 10%. Theo đánh giá qua 02 năm thực hiện: Tỷ lệ SDD cân nặng/tuổi giảm 3,55%, tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi giảm 0,97%.

Ths.BS. Đào Duy Khánh, Giám đốc Sở Y tế Kon Tum phát biểu

Bên cạnh những kết quả đã đạt được tỉnh Kon Tum còn gặp nhiều khó khăn như: tình trạng bà sinh tại nhà, khi sinh không được cán bộ có chuyên môn chăm sóc nên tử vong mẹ, tử vong trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh còn cao; còn sự chênh lệch lớn tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi giữa các địa bàn trong tỉnh; việc giao thông đi lại không thuận lợi, việc vận chuyển sữa từ trường chính đến các điểm trường lẻ khó khăn dẫn đến đôi lúc thời gian cho học sinh uống sữa tại một số điểm trường thôn chưa đúng thời gian quy định cũng như việc bảo quản sữa qua đêm tại trường ở một số huyện có thời tiết nóng chưa đạt được ở mức tốt nhất; cùng với đó đội ngũ cô đỡ thôn bản hoạt động có hiệu quả tại địa phương. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ này chưa được nhận chế độ hỗ trợ nên nhiều cô đỡ thôn bản bỏ việc, ảnh hưởng đến hoạt động CSSK bà mẹ trẻ em tại nhà ở vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS.

Sở Y tế kiến nghị với Vụ Bà mẹ trẻ em tăng cường hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ chuyên môn, chú trọng các tỉnh có tỷ suất tử vong trẻ em cao, tử vong mẹ cao như tỉnh Kon Tum; Tham mưu cho Bộ Y tế đề xuất với Bộ tài chính có những chính sách đặc thù về sử dụng nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số cho những tỉnh khó khăn như điều kiện của Kon Tum để triển khai các hoạt động CSSK bà mẹ trẻ em nói riêng và CSSK nhân dân nói chung.

Ông Đinh Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn công tác và phóng viên báo chí đã cùng đặt ra nhiều câu hỏi để làm rõ những vấn đề liên quan đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung, sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các địa phương nói riêng. Chiều ngày 13/11/2019, Đoàn công tác tiếp đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh để khảo sát công tác khám chữa bệnh cho bà mẹ và trẻ em tại khoa Sản, khoa Nhi. Ngày 14/11/2019, Đoàn công tác tiếp tục làm việc với Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông và Trạm Y tế xã Đăk Sao về việc triển khai công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, làm việc với Trường Mầm non xã Đăk Hà về triển khai Chương trình sữa học đường. ngoài ra đoàn sẽ đi thực tế cùng các cô đỡ thôn bản và phụ nữ trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.

Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế, Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em Bộ Y tế sẽ tham mưu Bộ Y tế triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, triển khai Chương trình sữa học đường và đào tạo cô đỡ thôn bản trong thời gian tới./.

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post

Hội nghị quốc tế về các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật cho khối phòng mổ và ICU để đảm bảo vận hành an toàn, chất lượng, hiệu quả

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Nghệ An tổ chức hội nghị tổng kết phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”

Đoàn thứ 2 của Bệnh viện Hữu Nghị hỗ trợ Tiền Giang phòng, chống dịch COVID-19

Đoàn thứ 2 của Bệnh viện Hữu Nghị hỗ trợ Tiền Giang phòng, chống dịch COVID-19

Đã có hơn 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được Bộ Y tế gia hạn

Đã có hơn 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được Bộ Y tế gia hạn

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?