Ngày 14/11/2019 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức buổi giới thiệu công cụ ứng dụng công nghệ số “Ứng dụng Hành trình bệnh đái tháo đường (Diabetes Journey)”.
Tham dự buổi Lễ có, PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý, Khám chữa bệnh; Ông Mikkel Lyndrup, Tham tán Y tế, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam; ông Jimi Kehlet, đại diện cho Văn phòng đại diện Novo Nordisk; đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ Y tế, các cơ quan truyền thông báo đài Trung ương, Hà Nội dự và đưa tin.
Ứng dụng Diabetes Journey là một ứng dụng kỹ thuật số đơn giản trên điện thoại di động, được xây dựng dựa trên các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các hướng dẫn liên quan được Bộ Y tế phê duyệt (như: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2, danh mục thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc…). Kết quả khi ứng dụng Hành trình bệnh đái tháo đường không chỉ là đưa ra chỉ dẫn về chẩn đoán khách quan mà còn đề xuất các lựa chọn điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tại Việt Nam để bác sĩ quyết định lựa chọn.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục trưởng Cục Quản lý, Khám chữa bệnh phát biểu tại buổi giới thiệu
Phát biểu tại buổi giới thiệu, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý, Khám chữa bệnh cho biết: Đái tháo đường là một bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam, là gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình họ đồng thời là gánh nặng kinh tế cho Chính phủ. Ứng dụng Hành trình cho bệnh đái tháo đường là một công cụ hữu ích cho các bác sĩ, đặc biệt là cán bộ y tế tuyến y tế cơ sở, giúp họ hiểu rõ hơn khoa học về điều trị căn bệnh này” .
Điều trị bệnh đái tháo đường là một quá trình phức tạp. Ứng dụng với các tính năng tương tác của nó cải thiện việc học của các bác sĩ theo hướng dẫn tại Việt Nam và cuối cùng nâng cao sự tự tin của bác sĩ trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Việc triển khai giải pháp kỹ thuật số này là một phần của Bản ghi nhớ giữa Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam về giáo dục sức khỏe. Trong việc phát triển ứng dụng tại Việt Nam, có sự tham gia đóng góp và hỗ trợ chuyên môn của Văn phòng đại diện Novo Nordisk tại Việt Nam.
Ông Mikkel Lyndrup, Tham tán Y tế, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phát biểu tại buổi giới thiệu
Cũng tại buổi giới thiệu, ông Mikkel Lyndrup, Tham tán Y tế, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết: Ứng dụng Diabetes Journey hỗ trợ đưa ra quyết định đơn giản nhằm cung cấp lời khuyên minh bạch cho nhân viên y tế điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Ứng dụng sử dụng các hướng dẫn và chứng cứ lâm sàng để khuyến nghị một cách khách quan điều trị tốt nhất để các nhân viên y tế có thể cân nhắc, hướng đến các lựa chọn điều trị cá thể hoá lý tưởng cho các bệnh nhân. Ứng dụng này đã được triển khai ở một số nước có tình trạng bệnh đái tháo đường tương tự như Việt Nam. Hỗ trợ từ công ty Novo Nordisk, một công ty của Đan Mạch trong việc hỗ trợ Bộ Y tế giới thiệu ứng dụng này tại Việt Nam, là rất quan trọng.”
Đại diện đại diện cho Văn phòng đại diện Novo Nordisk tại Việt Nam ông Jimi Kehlet, chia sẻ: “Ứng dụng Diabetes Journey là công cụ đào tạo cho kỷ nguyên chăm sóc sức khỏe ứng dụng kỹ thuật số. Ứng dụng này là rất hữu ích cho nhiều bác sĩ trong việc điều trị bệnh nhân hàng ngày. Ứng dụng này sẽ giúp cho nhiều bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cũng như gánh nặng bệnh đái tháo đường. Novo Nordisk rất tự hào được hỗ trợ dự án này…
Thông qua buổi lễ giới thiệu để tăng cường công tác phòng, chống đái tháo đường tại Việt Nam Bộ Y tế kêu gọi các hành động sau:
(1) Mỗi người dân: hãy có trách nhiệm với sức khỏe của chính chúng ta; chú ý và duy trì lối sống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và các bệnh khác; và đi khám sàng lọc để được phát hiện sớm bệnh đái tháo đường.
(2) Đối với nhân viên y tế, nhiệm vụ là nâng cao nhận thức và kiến thức về bệnh này cho mọi người và nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân để tư vấn, điều trị và quản lý bệnh hiệu quả, sử dụng nguồn lực y tế khác nhau như các hướng dẫn chuyên môn, quy trình kỹ thuật, ứng dụng Hành trình bệnh đái tháo đường… trong chẩn đoán và điều trị.
(3) Đối với các nhà hoạch định chính sách, làm cho việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường trở thành ưu tiên của Ngành Y tế; và thực hiện các chiến lược và chính sách hiệu quả để ngăn ngừa và quản lý bệnh và bảo vệ người dân của chúng ta khỏi bệnh đái tháo đường hoặc tạo môi trường để người bệnh sống một cuộc sống lành mạnh với căn bệnh này.
(4) Bộ Y tế kêu gọi tất cả các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức đoàn thể và mọi người bảo vệ gia đình họ khỏi nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và kiểm soát tốt hơn căn bệnh này và cùng nhau hành động để thay đổi tương lai của bệnh này.
PGS.TS.Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng Khoa Nội tiết- Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương giới thiệu về Ứng dụng Hành trình bệnh đái tháo đường
Cùng ngày, Bộ Y tế cũng sẽ tổ chức Buổi tư vấn với chuyên gia về chủ đề “Bệnh đái tháo đường và các biến chứng thường gặp” trên trang web về bệnh đái tháo đường ra mắt năm 2017. Trang web cung cấp thông tin về phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh đái tháo đường. Điều này sẽ phục vụ như một nguồn thông tin có giá trị cho người mắc đái tháo đường, các cán bộ y tế về lĩnh vực này và người dân.
Trang thông tin về bệnh đái tháo đường tại địa chỉ :
Quang cảnh buổi giới thiệu
Đái tháo đường trên toàn cầu và tại Việt Nam Đái tháo đường là một trong những vấn đề cấp bách y tế toàn cầu lớn nhất của thế kỷ 21, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế, cản trở qúa trình đạt mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Chi phí y tế đối với đái tháo đường ở người trưởng thành chiếm 12% chi phí y tế toàn cầu. Trên toàn thế giới có 425 triệu người lớn (từ 20-79) đang sống với bệnh đái tháo đường trong năm 2017. Dự đoán con số này sẽ gia tăng tới khoảng 629 triệu người, hay nói cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường vào năm 2045. Tuy nhiên có đến một nửa số người đái tháo đường không được chẩn đoán. Nhiều người đang sống với bệnh đái tháo đường típ 2 trong một thời gian dài mà không nhận biết được tình trạng bệnh của họ. Đến khi được chẩn đoán, thường đã xuất hiện các biến chứng của bệnh. Nhưng thật lạc quan, 70% trường hợp đái tháo đường típ 2 có thể được phòng ngừa hoặc trì hoãn bởi thực hiện các lối sống khoẻ mạnh. Đái tháo đường trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia, chủ yếu thông qua làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Ở nhiều quốc gia, Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà, bệnh tim mạch, suy thận và cắt cụt chi. Cứ một trong 3 người bệnh đái tháo đường có biến chứng bệnh thận-đái tháo đường. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh thận-đái tháo đường có thể phòng ngừa mù loà và giảm các hậu quả của đái tháo đường đối với người bệnh, gia đình và xã hội. Sàng lọc các biến chứng bệnh đái tháo đường là một phần quan trọng của quản lý bệnh hiệu quả, để bảo đảm sức khỏe tối ưu cho người bệnh. Tại Việt Nam, vào năm 2017 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh theo số liệu của IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế . Trong đó, phần lớn bệnh nhân không đạt được đầy đủ các mục tiêu điều trị. Số liệu cũng cho thấy cứ 10 bệnh nhân thì gần 6 người bị biến chứng do đái tháo đường. Căn bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người Việt Nam hơn khi dân số già đi vì người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp hai lần so với những người ở độ tuổi thấp hơn. Về Ngày Đái tháo đường thế giới Ngày Đái tháo đường thế giới (WDD) tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 11 (được thiết lập và tổ chức bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới và Tổ chức Y tế thế giới từ năm 1991) để đáp lại sự quan tâm ngày càng tăng về mối đe dọa sức khỏe leo thang do bệnh đái tháo đường trên khắp thế giới và đã trở thành một ngày chính thức của Liên Hiệp Quốc vào năm 2006. Chiến dịch Ngày Đái tháo đường thế giới được đại diện bởi một logo vòng tròn màu xanh được thông qua vào năm 2007 – là biểu tượng toàn cầu về nhận thức đối với đái tháo đường, thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng người bệnh đái tháo đường trên toàn cầu trong ứng phó với dịch bệnh đái tháo đường. Chủ đề của Ngày đái tháo đường thế giới 2019 là Đái tháo đường: hãy bảo vệ gia đình bạn. Mục tiêu chính của Ngày đái tháo đường thế giới 2019 là nâng cao nhận thức và ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường lên cuộc sống gia đình nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc quản lý, chăm sóc, phòng ngừa và giáo dục. Năm nay, Ngày đái tháo đường thế giới 2019 tập trung vào 3 nội dung: 1) Phát hiện bệnh đái tháo đường; 2) Phòng ngừa bệnh đái tháo đường típ 2; 3) Quản lý bệnh đái tháo đường. Chiến dịch hưởng ứng Ngày Đái Tháo đường Thế giới năm 2019 được tổ chức trên toàn thế giới với trên 1002 sự kiện khác nhau (số liệu cập nhật ngày 14/11/2019) bao gồm các hoạt động với thông điệp “Hãy bảo vệ gia đình bạn” để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát hiện sớm; tổ chức các hoạt động sàng lọc đái tháo đường, sàng lọc biến chứng của bệnh đái tháo đường, sàng lọc đái tháo đường thai kỳ (GDM) và cung cấp các thông tin về cách dự phòng đái tháo đường típ 2 và các biến chứng của đái tháo đường; Tổ chức các sự kiện theo chủ đề gia đình; Thắp sáng màu xanh tượng đài, tòa nhà và chia sẻ bức ảnh của bạn trên website; Các chiến dịch truyền thông phát hành thông cáo báo chí; Vận động tại cấp độ khu vực, quốc gia, thế giới để đưa đái tháo đường là một ưu tiên trong các chương trình y tế và phát triển; Kêu gọi các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy phát hiện sớm và giúp dự phòng đái tháo đường típ 2 và các biến chứng của đái tháo đường; Tổ chức hội nghị với các cơ quan Chính phủ, các tổ chức, các Viện khoa học và các doanh nghiệp để trao đổi về kiến thức, chia sẻ điển hình thành công trong việc đối phó với đại dịch đái tháo đường…./. |
Ngày 14/11/2019 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức buổi giới thiệu công cụ ứng dụng công nghệ số “Ứng dụng Hành trình bệnh đái tháo đường (Diabetes Journey)”.
Tham dự buổi Lễ có, PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý, Khám chữa bệnh; Ông Mikkel Lyndrup, Tham tán Y tế, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam; ông Jimi Kehlet, đại diện cho Văn phòng đại diện Novo Nordisk; đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ Y tế, các cơ quan truyền thông báo đài Trung ương, Hà Nội dự và đưa tin.
Ứng dụng Diabetes Journey là một ứng dụng kỹ thuật số đơn giản trên điện thoại di động, được xây dựng dựa trên các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các hướng dẫn liên quan được Bộ Y tế phê duyệt (như: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2, danh mục thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc…). Kết quả khi ứng dụng Hành trình bệnh đái tháo đường không chỉ là đưa ra chỉ dẫn về chẩn đoán khách quan mà còn đề xuất các lựa chọn điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tại Việt Nam để bác sĩ quyết định lựa chọn.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục trưởng Cục Quản lý, Khám chữa bệnh phát biểu tại buổi giới thiệu
Phát biểu tại buổi giới thiệu, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý, Khám chữa bệnh cho biết: Đái tháo đường là một bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam, là gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình họ đồng thời là gánh nặng kinh tế cho Chính phủ. Ứng dụng Hành trình cho bệnh đái tháo đường là một công cụ hữu ích cho các bác sĩ, đặc biệt là cán bộ y tế tuyến y tế cơ sở, giúp họ hiểu rõ hơn khoa học về điều trị căn bệnh này” .
Điều trị bệnh đái tháo đường là một quá trình phức tạp. Ứng dụng với các tính năng tương tác của nó cải thiện việc học của các bác sĩ theo hướng dẫn tại Việt Nam và cuối cùng nâng cao sự tự tin của bác sĩ trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Việc triển khai giải pháp kỹ thuật số này là một phần của Bản ghi nhớ giữa Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam về giáo dục sức khỏe. Trong việc phát triển ứng dụng tại Việt Nam, có sự tham gia đóng góp và hỗ trợ chuyên môn của Văn phòng đại diện Novo Nordisk tại Việt Nam.
Ông Mikkel Lyndrup, Tham tán Y tế, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phát biểu tại buổi giới thiệu
Cũng tại buổi giới thiệu, ông Mikkel Lyndrup, Tham tán Y tế, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết: Ứng dụng Diabetes Journey hỗ trợ đưa ra quyết định đơn giản nhằm cung cấp lời khuyên minh bạch cho nhân viên y tế điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Ứng dụng sử dụng các hướng dẫn và chứng cứ lâm sàng để khuyến nghị một cách khách quan điều trị tốt nhất để các nhân viên y tế có thể cân nhắc, hướng đến các lựa chọn điều trị cá thể hoá lý tưởng cho các bệnh nhân. Ứng dụng này đã được triển khai ở một số nước có tình trạng bệnh đái tháo đường tương tự như Việt Nam. Hỗ trợ từ công ty Novo Nordisk, một công ty của Đan Mạch trong việc hỗ trợ Bộ Y tế giới thiệu ứng dụng này tại Việt Nam, là rất quan trọng.”
Đại diện đại diện cho Văn phòng đại diện Novo Nordisk tại Việt Nam ông Jimi Kehlet, chia sẻ: “Ứng dụng Diabetes Journey là công cụ đào tạo cho kỷ nguyên chăm sóc sức khỏe ứng dụng kỹ thuật số. Ứng dụng này là rất hữu ích cho nhiều bác sĩ trong việc điều trị bệnh nhân hàng ngày. Ứng dụng này sẽ giúp cho nhiều bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cũng như gánh nặng bệnh đái tháo đường. Novo Nordisk rất tự hào được hỗ trợ dự án này…
Thông qua buổi lễ giới thiệu để tăng cường công tác phòng, chống đái tháo đường tại Việt Nam Bộ Y tế kêu gọi các hành động sau:
(1) Mỗi người dân: hãy có trách nhiệm với sức khỏe của chính chúng ta; chú ý và duy trì lối sống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và các bệnh khác; và đi khám sàng lọc để được phát hiện sớm bệnh đái tháo đường.
(2) Đối với nhân viên y tế, nhiệm vụ là nâng cao nhận thức và kiến thức về bệnh này cho mọi người và nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân để tư vấn, điều trị và quản lý bệnh hiệu quả, sử dụng nguồn lực y tế khác nhau như các hướng dẫn chuyên môn, quy trình kỹ thuật, ứng dụng Hành trình bệnh đái tháo đường… trong chẩn đoán và điều trị.
(3) Đối với các nhà hoạch định chính sách, làm cho việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường trở thành ưu tiên của Ngành Y tế; và thực hiện các chiến lược và chính sách hiệu quả để ngăn ngừa và quản lý bệnh và bảo vệ người dân của chúng ta khỏi bệnh đái tháo đường hoặc tạo môi trường để người bệnh sống một cuộc sống lành mạnh với căn bệnh này.
(4) Bộ Y tế kêu gọi tất cả các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức đoàn thể và mọi người bảo vệ gia đình họ khỏi nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và kiểm soát tốt hơn căn bệnh này và cùng nhau hành động để thay đổi tương lai của bệnh này.
PGS.TS.Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng Khoa Nội tiết- Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương giới thiệu về Ứng dụng Hành trình bệnh đái tháo đường
Cùng ngày, Bộ Y tế cũng sẽ tổ chức Buổi tư vấn với chuyên gia về chủ đề “Bệnh đái tháo đường và các biến chứng thường gặp” trên trang web về bệnh đái tháo đường ra mắt năm 2017. Trang web cung cấp thông tin về phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh đái tháo đường. Điều này sẽ phục vụ như một nguồn thông tin có giá trị cho người mắc đái tháo đường, các cán bộ y tế về lĩnh vực này và người dân.
Trang thông tin về bệnh đái tháo đường tại địa chỉ :
Quang cảnh buổi giới thiệu
Đái tháo đường trên toàn cầu và tại Việt Nam Đái tháo đường là một trong những vấn đề cấp bách y tế toàn cầu lớn nhất của thế kỷ 21, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế, cản trở qúa trình đạt mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Chi phí y tế đối với đái tháo đường ở người trưởng thành chiếm 12% chi phí y tế toàn cầu. Trên toàn thế giới có 425 triệu người lớn (từ 20-79) đang sống với bệnh đái tháo đường trong năm 2017. Dự đoán con số này sẽ gia tăng tới khoảng 629 triệu người, hay nói cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường vào năm 2045. Tuy nhiên có đến một nửa số người đái tháo đường không được chẩn đoán. Nhiều người đang sống với bệnh đái tháo đường típ 2 trong một thời gian dài mà không nhận biết được tình trạng bệnh của họ. Đến khi được chẩn đoán, thường đã xuất hiện các biến chứng của bệnh. Nhưng thật lạc quan, 70% trường hợp đái tháo đường típ 2 có thể được phòng ngừa hoặc trì hoãn bởi thực hiện các lối sống khoẻ mạnh. Đái tháo đường trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia, chủ yếu thông qua làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Ở nhiều quốc gia, Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà, bệnh tim mạch, suy thận và cắt cụt chi. Cứ một trong 3 người bệnh đái tháo đường có biến chứng bệnh thận-đái tháo đường. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh thận-đái tháo đường có thể phòng ngừa mù loà và giảm các hậu quả của đái tháo đường đối với người bệnh, gia đình và xã hội. Sàng lọc các biến chứng bệnh đái tháo đường là một phần quan trọng của quản lý bệnh hiệu quả, để bảo đảm sức khỏe tối ưu cho người bệnh. Tại Việt Nam, vào năm 2017 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh theo số liệu của IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế . Trong đó, phần lớn bệnh nhân không đạt được đầy đủ các mục tiêu điều trị. Số liệu cũng cho thấy cứ 10 bệnh nhân thì gần 6 người bị biến chứng do đái tháo đường. Căn bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người Việt Nam hơn khi dân số già đi vì người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp hai lần so với những người ở độ tuổi thấp hơn. Về Ngày Đái tháo đường thế giới Ngày Đái tháo đường thế giới (WDD) tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 11 (được thiết lập và tổ chức bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới và Tổ chức Y tế thế giới từ năm 1991) để đáp lại sự quan tâm ngày càng tăng về mối đe dọa sức khỏe leo thang do bệnh đái tháo đường trên khắp thế giới và đã trở thành một ngày chính thức của Liên Hiệp Quốc vào năm 2006. Chiến dịch Ngày Đái tháo đường thế giới được đại diện bởi một logo vòng tròn màu xanh được thông qua vào năm 2007 – là biểu tượng toàn cầu về nhận thức đối với đái tháo đường, thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng người bệnh đái tháo đường trên toàn cầu trong ứng phó với dịch bệnh đái tháo đường. Chủ đề của Ngày đái tháo đường thế giới 2019 là Đái tháo đường: hãy bảo vệ gia đình bạn. Mục tiêu chính của Ngày đái tháo đường thế giới 2019 là nâng cao nhận thức và ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường lên cuộc sống gia đình nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc quản lý, chăm sóc, phòng ngừa và giáo dục. Năm nay, Ngày đái tháo đường thế giới 2019 tập trung vào 3 nội dung: 1) Phát hiện bệnh đái tháo đường; 2) Phòng ngừa bệnh đái tháo đường típ 2; 3) Quản lý bệnh đái tháo đường. Chiến dịch hưởng ứng Ngày Đái Tháo đường Thế giới năm 2019 được tổ chức trên toàn thế giới với trên 1002 sự kiện khác nhau (số liệu cập nhật ngày 14/11/2019) bao gồm các hoạt động với thông điệp “Hãy bảo vệ gia đình bạn” để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát hiện sớm; tổ chức các hoạt động sàng lọc đái tháo đường, sàng lọc biến chứng của bệnh đái tháo đường, sàng lọc đái tháo đường thai kỳ (GDM) và cung cấp các thông tin về cách dự phòng đái tháo đường típ 2 và các biến chứng của đái tháo đường; Tổ chức các sự kiện theo chủ đề gia đình; Thắp sáng màu xanh tượng đài, tòa nhà và chia sẻ bức ảnh của bạn trên website; Các chiến dịch truyền thông phát hành thông cáo báo chí; Vận động tại cấp độ khu vực, quốc gia, thế giới để đưa đái tháo đường là một ưu tiên trong các chương trình y tế và phát triển; Kêu gọi các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy phát hiện sớm và giúp dự phòng đái tháo đường típ 2 và các biến chứng của đái tháo đường; Tổ chức hội nghị với các cơ quan Chính phủ, các tổ chức, các Viện khoa học và các doanh nghiệp để trao đổi về kiến thức, chia sẻ điển hình thành công trong việc đối phó với đại dịch đái tháo đường…./. |