Từ ngày 10/10/2019 các phương tiện thông tin phản ánh việc nước cấp của nhà máy nước Sông đà cho một số khu vực thuộc quận Thanh xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm TP.Hà nội có mùi khét và mùi nồng của clo, gây ảnh hưởng đến sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân. Sau đó phát hiện việc nước có mùi khét có liên quan đến việc đổ trộm dầu thải ở đầu nguồn cấp nước của nhà máy tại tỉnh Hòa Bình.
Ngày 11/10/2019 Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành gồm, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Thanh tra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội để thanh tra và lấy mẫu xét nghiệm, tuy nhiên chỉ xét nghiệm chỉ tiêu A nên các mẫu nước đều không vượt tiêu chuẩn, trừ chỉ tiêu về mùi.
Ngay sau khi phát hiện sự cố, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã chủ động họp các chuyên gia để nhận định, đánh giá tình hình và chủ động lấy mẫu phân tích tất cả các chỉ tiêu và tập trung vào chỉ tiêu nhóm C.
Ngày 12/10/2019 kết quả phân tích cho thấy các mẫu nước có mùi khét đều có hàm lượng Styren cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Ngay sau đó Viện đã trao đổi với CDC Hà Nội để báo cáo Sở Y tế Hà Nội xin ý kiến chỉ đạo.
Thực hiện sự chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội, CDC Hà Nội đã gửi Viện phân tích hàm lượng Styren trong 4 mẫu mà CDC Hà Nội đã lấy tại trước đó. Kết quả cho thấy 4/4 mẫu có mùi khét và đều có hàm lượng styren cao hơn giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần.
Ngày 15/10/2019 Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã thông tin tới người dân nguyên nhân sự cố do nước bị ô nhiễm styren. Theo đề nghị của Sở Y tế Hà Nội, ngày 14/10/2019, Viện tiếp tục hỗ trợ CDC Hà Nội xét nghiệm 12 mẫu nước: 01 mẫu nước thành phẩm (phân tích 107 chỉ tiêu) và 11 mẫu nước lấy tại trạm điều tiết, trạm bơm sông, nước Suối Bài, nước Hồ Đầm Bài và các hộ dân (phân tích styren). Tất cả các kết quả phân tích và đặc biệt là hàm lượng styren đều trong giới hạn cho phép.
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm này, UBND TP. Hà Nội đã quyết định cho phép Công ty Nước sạch Sông Đà cấp nước trở lại tối ngày 16 /10/2019 nhưng khuyến cáo chỉ sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Thực hiện sự chỉ đạo của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, Viện tiếp tục hỗ trợ phân tích 03 mẫu (phân tích đủ 109 chỉ tiêu) là nước thành phẩm Sông Đà và các trạm trung gian, 14 mẫu lấy từ các hộ dân (chỉ phân tích styren) do CDC Hà Nội lấy ngày 16 và ngày 17/10/2019. Chiều ngày 18/10/2019, kết quả phân tích 109 chỉ tiêu của 03 mẫu nước thành phẩm và 14 mẫu phân tích styren trong giới hạn cho phép theo QCVN 01:2009/BYT, kết quả đã gửi cho Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế và CDC TP. Hà Nội.
Để tiếp tục hỗ trợ Thành phố Hà Nội giải quyết ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động hỗ trợ khắc phục sự cố ô nhiễm nước sạch Sông Đà cho người dân Thành phố Hà Nội” với mục tiêu: Hỗ trợ tư vấn, xét nghiệm miễn phí cho người dân đang sống tại các khu vực của TP. Hà Nội chịu ảnh hưởng từ sự cố ô nhiễm nước sạch Sông Đà; Phối hợp và hỗ trợ CDC Hà Nội xét nghiệm chuyên sâu, đánh giá theo dõi chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của các khu đô thị, trường học, bệnh viện và các nguồn cấp nước; Truyền thông nâng cao nhận thức người dân về nước và sức khỏe; và Phối hợp với các đơn vị, công ty tài trợ miễn phí cho người dân nước uống trực tiếp, hỗ trợ các giải pháp xử lý nguồn nước tập trung.
Thực hiện Kế hoạch hành động, Viện đã tiếp nhận tổng cộng 98 mẫu bao gồm các mẫu hỗ trợ CDC Hà Nội xét nghiệm chuyên sâu (trong đó 03 mẫu phân tích 109 chỉ tiêu và 30 mẫu phân tích styren) và 65 mẫu người dân gửi đến Trung tâm Giám sát chất lượng nước Quốc gia của Viện. Bên cạnh đó, Đoàn hỗ trợ lưu động của Viện đã lấy 53 mẫu tại bể ngầm của các chung cư, bể phân phối đến từng tòa nhà, điểm vòi sử dụng (chưa qua máy lọc), điểm vòi sử dụng (qua máy lọc) của các hộ dân để phân tích các tiêu chỉ tiêu nhóm A (15 chỉ tiêu), BTEXS và Phenol. Tính đến thời điểm này, các kết quả phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 01:2009/BYT.
Các Đoàn hỗ trợ lưu động của Viện đã tư vấn, đánh giá nhanh các chỉ tiêu trong nước, trao đổi tình hình sử dụng nước tại chung cư, cung cấp thông tin, tài liệu về nước và sức khỏe để người dân an tâm, sớm ổn định cuộc sống và đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của người dân để sớm khắc phục tình trạng nước bị ô nhiễm trên địa bàn. Các Đoàn đã xét nghiệm các thông số hiện tại hiện trường có sự chứng kiến của người dân như các thông số màu sắc, mùi vị, TDS, Clo dư, kết quả là 100% số mẫu kiểm tra nhanh là đạt. Điều này đã góp phần làm cho người dân cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng nước hiện tại. Hoạt động tư vấn, hướng dẫn người dân cho thấy mong muốn của người dân ở các cơ quan chức năng nhanh chóng cấp nước an toàn, cần có thông báo của cơ quan chức năng để người dân yên tâm sử dụng nước. Người dân cũng đã yên tâm hơn khi được đoàn tư vấn, hướng dẫn sử dụng nước sau các hệ thống lọc nước hộ gia đình cho mục đích ăn uống.
Để tăng cường công tác truyền thông, Viện đã xây dựng 2 tờ rơi và 01 infographic với các nội dung về tình hình sự cố ô nhiễm nước sinh hoạt tại một số khu vực ở Thành phố Hà Nội, những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng nước bị nhiễm styren và hướng dẫn người dân xử trí khi có nước cấp trở lại của Công ty Nước sạch Sông Đà. Đồng thời tổng đài tư vấn của Viện đã nhận được khoảng 170 cuộc gọi của người dân xin tư vấn. Nội dung tư vấn gồm các vấn đề liên quan đến chất lượng nước sạch, ảnh hưởng sức khỏe nếu sử dụng nước sạch không đảm bảo, các chỉ số nên xét nghiệm …)
Từ khi sự cố xảy ra, Lãnh đạoViện và các chuyên gia đã trả lời đài truyền hình VTV, trực tuyến và trên các báo như VTC, Vnexpress, Dân trí … qua đó đã gửi thông tin cập nhật về chất lượng nước cho người dân. Viện đã đăng tải nhiều bài viết liên quan đến cấp nước an toàn, styren và sức khỏe con người để cung cấp thông tin cho cộng đồng về tình hình ô nhiễm nước, mức độ nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do ô nhiễm styren.
Chiều 22/10/2019, UBND TP. Hà Nội đã thông tin chính thức về việc khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước Nhà máy nước sông Đà: “Đến nay, nguồn nước sạch Sông Đà đã an toàn, đảm bảo các tiêu chí theo quy chuẩn của Bộ Y tế để người dân sử dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn uống”.
Với vai trò là Trung tâm Giám sát chất lượng nước Quốc gia của Bộ Y tế, sau rất nhiều nỗ lực, chủ động triển khai, có thể nói Kế hoạch hỗ trợ của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã thành công tốt đẹp, nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của người dân.
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường sẽ tiếp tục hỗ trợ, giám sát chất lượng nước để người dân yên tâm sử dụng nước sạch cho mục đích ăn uống sinh hoạt tại:
Trung tâm giám sát chất lượng nước Quốc gia
57 Lê Quý Đôn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tổng đài: 0886815757 (nhánh 1)
Từ ngày 10/10/2019 các phương tiện thông tin phản ánh việc nước cấp của nhà máy nước Sông đà cho một số khu vực thuộc quận Thanh xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm TP.Hà nội có mùi khét và mùi nồng của clo, gây ảnh hưởng đến sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân. Sau đó phát hiện việc nước có mùi khét có liên quan đến việc đổ trộm dầu thải ở đầu nguồn cấp nước của nhà máy tại tỉnh Hòa Bình.
Ngày 11/10/2019 Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành gồm, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Thanh tra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội để thanh tra và lấy mẫu xét nghiệm, tuy nhiên chỉ xét nghiệm chỉ tiêu A nên các mẫu nước đều không vượt tiêu chuẩn, trừ chỉ tiêu về mùi.
Ngay sau khi phát hiện sự cố, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã chủ động họp các chuyên gia để nhận định, đánh giá tình hình và chủ động lấy mẫu phân tích tất cả các chỉ tiêu và tập trung vào chỉ tiêu nhóm C.
Ngày 12/10/2019 kết quả phân tích cho thấy các mẫu nước có mùi khét đều có hàm lượng Styren cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Ngay sau đó Viện đã trao đổi với CDC Hà Nội để báo cáo Sở Y tế Hà Nội xin ý kiến chỉ đạo.
Thực hiện sự chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội, CDC Hà Nội đã gửi Viện phân tích hàm lượng Styren trong 4 mẫu mà CDC Hà Nội đã lấy tại trước đó. Kết quả cho thấy 4/4 mẫu có mùi khét và đều có hàm lượng styren cao hơn giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần.
Ngày 15/10/2019 Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã thông tin tới người dân nguyên nhân sự cố do nước bị ô nhiễm styren. Theo đề nghị của Sở Y tế Hà Nội, ngày 14/10/2019, Viện tiếp tục hỗ trợ CDC Hà Nội xét nghiệm 12 mẫu nước: 01 mẫu nước thành phẩm (phân tích 107 chỉ tiêu) và 11 mẫu nước lấy tại trạm điều tiết, trạm bơm sông, nước Suối Bài, nước Hồ Đầm Bài và các hộ dân (phân tích styren). Tất cả các kết quả phân tích và đặc biệt là hàm lượng styren đều trong giới hạn cho phép.
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm này, UBND TP. Hà Nội đã quyết định cho phép Công ty Nước sạch Sông Đà cấp nước trở lại tối ngày 16 /10/2019 nhưng khuyến cáo chỉ sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Thực hiện sự chỉ đạo của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, Viện tiếp tục hỗ trợ phân tích 03 mẫu (phân tích đủ 109 chỉ tiêu) là nước thành phẩm Sông Đà và các trạm trung gian, 14 mẫu lấy từ các hộ dân (chỉ phân tích styren) do CDC Hà Nội lấy ngày 16 và ngày 17/10/2019. Chiều ngày 18/10/2019, kết quả phân tích 109 chỉ tiêu của 03 mẫu nước thành phẩm và 14 mẫu phân tích styren trong giới hạn cho phép theo QCVN 01:2009/BYT, kết quả đã gửi cho Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế và CDC TP. Hà Nội.
Để tiếp tục hỗ trợ Thành phố Hà Nội giải quyết ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động hỗ trợ khắc phục sự cố ô nhiễm nước sạch Sông Đà cho người dân Thành phố Hà Nội” với mục tiêu: Hỗ trợ tư vấn, xét nghiệm miễn phí cho người dân đang sống tại các khu vực của TP. Hà Nội chịu ảnh hưởng từ sự cố ô nhiễm nước sạch Sông Đà; Phối hợp và hỗ trợ CDC Hà Nội xét nghiệm chuyên sâu, đánh giá theo dõi chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của các khu đô thị, trường học, bệnh viện và các nguồn cấp nước; Truyền thông nâng cao nhận thức người dân về nước và sức khỏe; và Phối hợp với các đơn vị, công ty tài trợ miễn phí cho người dân nước uống trực tiếp, hỗ trợ các giải pháp xử lý nguồn nước tập trung.
Thực hiện Kế hoạch hành động, Viện đã tiếp nhận tổng cộng 98 mẫu bao gồm các mẫu hỗ trợ CDC Hà Nội xét nghiệm chuyên sâu (trong đó 03 mẫu phân tích 109 chỉ tiêu và 30 mẫu phân tích styren) và 65 mẫu người dân gửi đến Trung tâm Giám sát chất lượng nước Quốc gia của Viện. Bên cạnh đó, Đoàn hỗ trợ lưu động của Viện đã lấy 53 mẫu tại bể ngầm của các chung cư, bể phân phối đến từng tòa nhà, điểm vòi sử dụng (chưa qua máy lọc), điểm vòi sử dụng (qua máy lọc) của các hộ dân để phân tích các tiêu chỉ tiêu nhóm A (15 chỉ tiêu), BTEXS và Phenol. Tính đến thời điểm này, các kết quả phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 01:2009/BYT.
Các Đoàn hỗ trợ lưu động của Viện đã tư vấn, đánh giá nhanh các chỉ tiêu trong nước, trao đổi tình hình sử dụng nước tại chung cư, cung cấp thông tin, tài liệu về nước và sức khỏe để người dân an tâm, sớm ổn định cuộc sống và đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của người dân để sớm khắc phục tình trạng nước bị ô nhiễm trên địa bàn. Các Đoàn đã xét nghiệm các thông số hiện tại hiện trường có sự chứng kiến của người dân như các thông số màu sắc, mùi vị, TDS, Clo dư, kết quả là 100% số mẫu kiểm tra nhanh là đạt. Điều này đã góp phần làm cho người dân cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng nước hiện tại. Hoạt động tư vấn, hướng dẫn người dân cho thấy mong muốn của người dân ở các cơ quan chức năng nhanh chóng cấp nước an toàn, cần có thông báo của cơ quan chức năng để người dân yên tâm sử dụng nước. Người dân cũng đã yên tâm hơn khi được đoàn tư vấn, hướng dẫn sử dụng nước sau các hệ thống lọc nước hộ gia đình cho mục đích ăn uống.
Để tăng cường công tác truyền thông, Viện đã xây dựng 2 tờ rơi và 01 infographic với các nội dung về tình hình sự cố ô nhiễm nước sinh hoạt tại một số khu vực ở Thành phố Hà Nội, những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng nước bị nhiễm styren và hướng dẫn người dân xử trí khi có nước cấp trở lại của Công ty Nước sạch Sông Đà. Đồng thời tổng đài tư vấn của Viện đã nhận được khoảng 170 cuộc gọi của người dân xin tư vấn. Nội dung tư vấn gồm các vấn đề liên quan đến chất lượng nước sạch, ảnh hưởng sức khỏe nếu sử dụng nước sạch không đảm bảo, các chỉ số nên xét nghiệm …)
Từ khi sự cố xảy ra, Lãnh đạoViện và các chuyên gia đã trả lời đài truyền hình VTV, trực tuyến và trên các báo như VTC, Vnexpress, Dân trí … qua đó đã gửi thông tin cập nhật về chất lượng nước cho người dân. Viện đã đăng tải nhiều bài viết liên quan đến cấp nước an toàn, styren và sức khỏe con người để cung cấp thông tin cho cộng đồng về tình hình ô nhiễm nước, mức độ nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do ô nhiễm styren.
Chiều 22/10/2019, UBND TP. Hà Nội đã thông tin chính thức về việc khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước Nhà máy nước sông Đà: “Đến nay, nguồn nước sạch Sông Đà đã an toàn, đảm bảo các tiêu chí theo quy chuẩn của Bộ Y tế để người dân sử dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn uống”.
Với vai trò là Trung tâm Giám sát chất lượng nước Quốc gia của Bộ Y tế, sau rất nhiều nỗ lực, chủ động triển khai, có thể nói Kế hoạch hỗ trợ của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã thành công tốt đẹp, nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của người dân.
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường sẽ tiếp tục hỗ trợ, giám sát chất lượng nước để người dân yên tâm sử dụng nước sạch cho mục đích ăn uống sinh hoạt tại:
Trung tâm giám sát chất lượng nước Quốc gia
57 Lê Quý Đôn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tổng đài: 0886815757 (nhánh 1)