Do đó, việc bảo đảm quản lý chất thải, vệ sinh môi trường (VSMT), cung cấp đủ nước sạch và bố trí cây xanh, thảm cỏ trong CSYT sẽ ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ nhân viên và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa trong bối cảnh CSYT ở nước ta hiện còn nhiều hạn chế về cảnh quan, VSMT.
Xây dựng CSYT xanh, sạch, đẹp
Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của Nhà nước và Chính phủ, các CSYT đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, cải tạo và nâng cấp các công trình vệ sinh, hệ thống xử lý chất thải y tế (CTYT). Tuy nhiên, tình trạng VSMT, các công trình vệ sinh, công tác quản lý CTYT tại nhiều CSYT, đặc biệt là các bệnh viện tuyến dưới còn chưa đáp ứng được các tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế.
Với mục tiêu giúp các CSYT cải thiện điều kiện về VSMT, xử lý CTYT, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngày 15/7/2016, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3638/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai CSYT xanh, sạch, đẹp. Để Kế hoạch được triển khai có hiệu quả, Bộ đã ban hành Quyết định số 6573/QĐ-BYT về việc hướng dẫn triển khai CSYT xanh, sạch, đẹp nhằm giúp các CSYT thực hiện tốt các nội dung để đáp ứng tiêu chí xanh, sạch, đẹp tại đơn vị. Đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá CSYT xanh, sạch, đẹp và người bệnh, người nhà người bệnh cùng phối hợp, giám sát việc thực hiện.
Các tiêu chí đánh giá CSYT xanh, sạch, đẹp
Để được công nhận là cơ sở xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường, các CSYT phải đạt được các tiêu chí:
Tiêu chí xanh: CSYT phải trồng cây xanh trong khuôn viên hàng năm để tăng diện tích cây xanh; bố trí chậu hoa, cây cảnh tại các khu vực phòng khám, phòng chờ, hành lang, cầu thang; vườn hoa, cây cảnh được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên tạo cảnh quan xanh mát…
Tiêu chí sạch: CSYT phải đảm bảo có đầy đủ nước ăn, uống, sinh hoạt hợp vệ sinh; Mỗi khoa/phòng có khu vệ sinh riêng cho người bệnh, người nhà và cán bộ y tế, trong đó khu vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, có sẵn giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay; Tại các khoa phòng, buồng bệnh, nhà vệ sinh, hành lang phải đảm bảo thông khí, đủ ánh sáng và bố trí thùng rác đầy đủ…
Tiêu chí quản lý CTYT: CSYT phải phân loại đúng các loại CTYT; Có đủ túi, thùng đựng CTYT; Có khu lưu giữ các loại CTYT và thực hiện lưu giữ đúng quy định; Chất thải rắn y tế được thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định; Hệ thống thu gom nước thải của cơ sở y tế kín, không có mùi hôi thối. Nước thải được xử lý đạt quy chuẩn.
Tiêu chí đẹp, thân thiện với môi trường: CSYT phải bố trí ghế ngồi, thuận tiện cho người bệnh và người nhà người bệnh. Phòng chờ có tranh ảnh, sách, báo, ấn phẩm truyền thông về chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, VSMT; Trần nhà, tường nhà, cửa, cổng, hành lang, cầu thang được định kỳ sơn hoặc quét vôi sạch, đẹp; Chăn, ga gối, quần áo người bệnh, giường tủ trong các khoa, phòng sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; Cán bộ y tế, người bệnh và người nhà người bệnh mang trang phục cơ sở y tế theo đúng quy định…
Các cán bộ y tế tham gia trồng cây tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp
Trong bộ tiêu chí trên, tiêu chí sạch và quản lý chất thải được đặc biệt quan tâm, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong bệnh viện và tạo môi trường trong lành giúp người bệnh phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, tiêu chí xanh và đẹp sẽ góp phần tạo môi trường cảnh quan trong CSYT, đem lại sự hài lòng cho người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng. Như vậy, có thể thấy, môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng CSYT hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch
Trong thời gian qua, Cục Quản lý môi trường y tế đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan xây dựng tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn cho các CSYT thực hiện các nội dung xanh, sạch, đẹp. Trong thời gian tới, Cục cũng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Qua đó cũng phát hiện những cá nhân, tập thể điển hình và đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời khen thưởng, đồng thời nghiêm túc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai CSYT xanh, sạch, đẹp được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn viện trợ, xã hội hóa…
Bên cạnh đó, Cục sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú để các CSYT nhận thấy việc xây dựng, đảm bảo môi trường CSYT xanh, sạch, đẹp là nhu cầu thiết yếu và liên quan đến sự tồn tại, phát triển mỗi đơn vị. Từ đó, các CSYT cần tuyên truyền, giải thích để người bệnh và người nhà người bệnh thấy được trách nhiệm tham gia xây dựng CSYT xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt, các CSYT cần nghiên cứu các nội dung kế hoạch thực hiện CSYT xanh, sạch, đẹp để xây dựng các giải pháp cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện tại đơn vị.
Do đó, việc bảo đảm quản lý chất thải, vệ sinh môi trường (VSMT), cung cấp đủ nước sạch và bố trí cây xanh, thảm cỏ trong CSYT sẽ ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ nhân viên và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa trong bối cảnh CSYT ở nước ta hiện còn nhiều hạn chế về cảnh quan, VSMT.
Xây dựng CSYT xanh, sạch, đẹp
Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của Nhà nước và Chính phủ, các CSYT đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, cải tạo và nâng cấp các công trình vệ sinh, hệ thống xử lý chất thải y tế (CTYT). Tuy nhiên, tình trạng VSMT, các công trình vệ sinh, công tác quản lý CTYT tại nhiều CSYT, đặc biệt là các bệnh viện tuyến dưới còn chưa đáp ứng được các tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế.
Với mục tiêu giúp các CSYT cải thiện điều kiện về VSMT, xử lý CTYT, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngày 15/7/2016, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3638/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai CSYT xanh, sạch, đẹp. Để Kế hoạch được triển khai có hiệu quả, Bộ đã ban hành Quyết định số 6573/QĐ-BYT về việc hướng dẫn triển khai CSYT xanh, sạch, đẹp nhằm giúp các CSYT thực hiện tốt các nội dung để đáp ứng tiêu chí xanh, sạch, đẹp tại đơn vị. Đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá CSYT xanh, sạch, đẹp và người bệnh, người nhà người bệnh cùng phối hợp, giám sát việc thực hiện.
Các tiêu chí đánh giá CSYT xanh, sạch, đẹp
Để được công nhận là cơ sở xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường, các CSYT phải đạt được các tiêu chí:
Tiêu chí xanh: CSYT phải trồng cây xanh trong khuôn viên hàng năm để tăng diện tích cây xanh; bố trí chậu hoa, cây cảnh tại các khu vực phòng khám, phòng chờ, hành lang, cầu thang; vườn hoa, cây cảnh được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên tạo cảnh quan xanh mát…
Tiêu chí sạch: CSYT phải đảm bảo có đầy đủ nước ăn, uống, sinh hoạt hợp vệ sinh; Mỗi khoa/phòng có khu vệ sinh riêng cho người bệnh, người nhà và cán bộ y tế, trong đó khu vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, có sẵn giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay; Tại các khoa phòng, buồng bệnh, nhà vệ sinh, hành lang phải đảm bảo thông khí, đủ ánh sáng và bố trí thùng rác đầy đủ…
Tiêu chí quản lý CTYT: CSYT phải phân loại đúng các loại CTYT; Có đủ túi, thùng đựng CTYT; Có khu lưu giữ các loại CTYT và thực hiện lưu giữ đúng quy định; Chất thải rắn y tế được thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định; Hệ thống thu gom nước thải của cơ sở y tế kín, không có mùi hôi thối. Nước thải được xử lý đạt quy chuẩn.
Tiêu chí đẹp, thân thiện với môi trường: CSYT phải bố trí ghế ngồi, thuận tiện cho người bệnh và người nhà người bệnh. Phòng chờ có tranh ảnh, sách, báo, ấn phẩm truyền thông về chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, VSMT; Trần nhà, tường nhà, cửa, cổng, hành lang, cầu thang được định kỳ sơn hoặc quét vôi sạch, đẹp; Chăn, ga gối, quần áo người bệnh, giường tủ trong các khoa, phòng sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; Cán bộ y tế, người bệnh và người nhà người bệnh mang trang phục cơ sở y tế theo đúng quy định…
Các cán bộ y tế tham gia trồng cây tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp
Trong bộ tiêu chí trên, tiêu chí sạch và quản lý chất thải được đặc biệt quan tâm, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong bệnh viện và tạo môi trường trong lành giúp người bệnh phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, tiêu chí xanh và đẹp sẽ góp phần tạo môi trường cảnh quan trong CSYT, đem lại sự hài lòng cho người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng. Như vậy, có thể thấy, môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng CSYT hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch
Trong thời gian qua, Cục Quản lý môi trường y tế đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan xây dựng tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn cho các CSYT thực hiện các nội dung xanh, sạch, đẹp. Trong thời gian tới, Cục cũng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Qua đó cũng phát hiện những cá nhân, tập thể điển hình và đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời khen thưởng, đồng thời nghiêm túc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai CSYT xanh, sạch, đẹp được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn viện trợ, xã hội hóa…
Bên cạnh đó, Cục sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú để các CSYT nhận thấy việc xây dựng, đảm bảo môi trường CSYT xanh, sạch, đẹp là nhu cầu thiết yếu và liên quan đến sự tồn tại, phát triển mỗi đơn vị. Từ đó, các CSYT cần tuyên truyền, giải thích để người bệnh và người nhà người bệnh thấy được trách nhiệm tham gia xây dựng CSYT xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt, các CSYT cần nghiên cứu các nội dung kế hoạch thực hiện CSYT xanh, sạch, đẹp để xây dựng các giải pháp cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện tại đơn vị.