Tại buổi sinh hoạt, PGS.TS Đinh Thị Thu Hương cho biết, suy tĩnh mạch là tình trạng suy giảm chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới do suy các van tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch nông hoặc hệ tĩnh mạch sâu, có thể kèm theo thuyên tắc tĩnh mạch hoặc không. Suy tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể, kể cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều.
Ở các nước tiên tiến như Châu Âu – Mỹ, bệnh lý tĩnh mạch có một ý nghĩa y tế – xã hội khá quan trọng vì bệnh rất thường gặp, chiếm tỉ lệ bệnh lưu hành 25% trong dân số, trong đó có hơn 70% là nữ và khoảng 35% ở những người đang làm việc, 65% bệnh nhân trên 60 tuổi. Ở Việt Nam có dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống. Có 3 loại giãn tĩnh mạch bao gồm giãn tĩnh mạch nông, giãn tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch xuyên. Trong đó, giãn tĩnh mạch nông là hay gặp nhất. Suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính thường ít nguy hiểm nhưng sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Suy tĩnh mạch mạn tính được chẩn đoán dựa vào dòng trào ngược trong lòng tĩnh mạch trên siêu âm Doppler.
Theo PGS.TS Đinh Thị Thu Hương, bình thường máu từ chân trở về tim nhờ ba cơ chế: nhờ lực đẩy ở chân lúc đi lại, nhờ lực hút tạo ra khi hít thở, nhờ hệ thống van trong lòng tĩnh mạch. Khi một trong ba cơ chế bị hạn chế, máu không trở về tim được, gây ứ đọng tại tĩnh mạch chân, từ đó gây nên bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. PGS.TS Đinh Thị Thu Hương cũng chỉ ra cơ chế gây bệnh, triệu chứng biểu hiện lâm sàng, yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của bệnh.
Cũng trong buổi sinh hoạt khoa học, các phương pháp, biện pháp điều trị cụ thể đã được PGS.TS Đinh Thị Thu Hương chia sẻ, hướng dẫn với từng trường hợp và ví dụ cụ thể. Các phương pháp điều trị cơ bản như tuân thủ thói quen sinh hoạt ngừa bệnh, uống thuốc trợ tim mạch, băng thun vớ tĩnh mạch, laser, chích xơ, phẫu thuật. Ngoài ra người bệnh cần tuân thủ thói quen sinh hoạt phòng bệnh như tránh đứng, ngồi tại chỗ quá lâu, nằm ngủ phải kê cao chân, tránh ngồi tư thế buông thõng 2 chân xuống dưới, mang giày cao 2-3cm
PGS.TS Đinh Thị Thu Hương nhấn mạnh biện pháp sử dụng tất áp lực, băng chun áp lực là chỉ định hàng đầu để điều trị loét do nguyên nhân tĩnh mạch. Tất áp lực, băng chun áp lực được chỉ định phối hợp với can thiệp, phẫu thuật tim mạch nông đề phòng loét tái phát. Mang tất vào ban ngày, lúc đi làm, lúc tập thể dục, lúc đi tàu xe, lúc đi máy bay… Nên mang tất ngay khi thức dậy, càng sớm càng tốt. Chỉ cởi tất ra trước khi đi ngủ để đảm bảo tĩnh mạch được bảo vệ trong suốt thời gian đứng. Khi nằm, do chân ngang với tim nên không cần mang tất vì không bị ứ máu. Suy giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây mất thẩm mỹ khi các tĩnh mạch bị sưng phồng mà nó còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề sức khỏe của người bệnh. Do đó, để bệnh không gây nguy hại tới sức khỏe thì cần nên chủ động phòng tránh suy giãn tĩnh mạch chân. Các biện pháp được khuyến cáo là chú ý kiểm soát cân nặng, không đứng một chỗ quá lâu, đi tất làm giảm áp lực đôi chân, tập các môn thể thao phù hợp, gác chân cao khi ngủ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tại buổi sinh hoạt, nhiều câu hỏi, thắc mắc về các kiến thức về chẩn đoán và điều trị suy tĩnh mạch mạn tính của các cán bộ y tế bệnh viện được đưa ra trao đổi, giải đáp và đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích cho cán bộ y tế của bệnh viện.
Các buổi sinh hoạt khoa học được Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức định kỳ hàng tháng với các chuyên đề khác nhau do mỗi khoa trong bệnh viện chia sẻ nhằm trao đổi, nâng cao nhận thức, trau dồi kiến thức chuyên môn cho các y, bác sĩ, nhân viên y tế bệnh viện hướng tới môi trường làm việc khoa học, chất lượng, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc, không ngừng đáp ứng sự hài lòng của người bệnh./.
Tại buổi sinh hoạt, PGS.TS Đinh Thị Thu Hương cho biết, suy tĩnh mạch là tình trạng suy giảm chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới do suy các van tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch nông hoặc hệ tĩnh mạch sâu, có thể kèm theo thuyên tắc tĩnh mạch hoặc không. Suy tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể, kể cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều.
Ở các nước tiên tiến như Châu Âu – Mỹ, bệnh lý tĩnh mạch có một ý nghĩa y tế – xã hội khá quan trọng vì bệnh rất thường gặp, chiếm tỉ lệ bệnh lưu hành 25% trong dân số, trong đó có hơn 70% là nữ và khoảng 35% ở những người đang làm việc, 65% bệnh nhân trên 60 tuổi. Ở Việt Nam có dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống. Có 3 loại giãn tĩnh mạch bao gồm giãn tĩnh mạch nông, giãn tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch xuyên. Trong đó, giãn tĩnh mạch nông là hay gặp nhất. Suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính thường ít nguy hiểm nhưng sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Suy tĩnh mạch mạn tính được chẩn đoán dựa vào dòng trào ngược trong lòng tĩnh mạch trên siêu âm Doppler.
Theo PGS.TS Đinh Thị Thu Hương, bình thường máu từ chân trở về tim nhờ ba cơ chế: nhờ lực đẩy ở chân lúc đi lại, nhờ lực hút tạo ra khi hít thở, nhờ hệ thống van trong lòng tĩnh mạch. Khi một trong ba cơ chế bị hạn chế, máu không trở về tim được, gây ứ đọng tại tĩnh mạch chân, từ đó gây nên bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. PGS.TS Đinh Thị Thu Hương cũng chỉ ra cơ chế gây bệnh, triệu chứng biểu hiện lâm sàng, yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của bệnh.
Cũng trong buổi sinh hoạt khoa học, các phương pháp, biện pháp điều trị cụ thể đã được PGS.TS Đinh Thị Thu Hương chia sẻ, hướng dẫn với từng trường hợp và ví dụ cụ thể. Các phương pháp điều trị cơ bản như tuân thủ thói quen sinh hoạt ngừa bệnh, uống thuốc trợ tim mạch, băng thun vớ tĩnh mạch, laser, chích xơ, phẫu thuật. Ngoài ra người bệnh cần tuân thủ thói quen sinh hoạt phòng bệnh như tránh đứng, ngồi tại chỗ quá lâu, nằm ngủ phải kê cao chân, tránh ngồi tư thế buông thõng 2 chân xuống dưới, mang giày cao 2-3cm
PGS.TS Đinh Thị Thu Hương nhấn mạnh biện pháp sử dụng tất áp lực, băng chun áp lực là chỉ định hàng đầu để điều trị loét do nguyên nhân tĩnh mạch. Tất áp lực, băng chun áp lực được chỉ định phối hợp với can thiệp, phẫu thuật tim mạch nông đề phòng loét tái phát. Mang tất vào ban ngày, lúc đi làm, lúc tập thể dục, lúc đi tàu xe, lúc đi máy bay… Nên mang tất ngay khi thức dậy, càng sớm càng tốt. Chỉ cởi tất ra trước khi đi ngủ để đảm bảo tĩnh mạch được bảo vệ trong suốt thời gian đứng. Khi nằm, do chân ngang với tim nên không cần mang tất vì không bị ứ máu. Suy giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây mất thẩm mỹ khi các tĩnh mạch bị sưng phồng mà nó còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề sức khỏe của người bệnh. Do đó, để bệnh không gây nguy hại tới sức khỏe thì cần nên chủ động phòng tránh suy giãn tĩnh mạch chân. Các biện pháp được khuyến cáo là chú ý kiểm soát cân nặng, không đứng một chỗ quá lâu, đi tất làm giảm áp lực đôi chân, tập các môn thể thao phù hợp, gác chân cao khi ngủ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tại buổi sinh hoạt, nhiều câu hỏi, thắc mắc về các kiến thức về chẩn đoán và điều trị suy tĩnh mạch mạn tính của các cán bộ y tế bệnh viện được đưa ra trao đổi, giải đáp và đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích cho cán bộ y tế của bệnh viện.
Các buổi sinh hoạt khoa học được Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức định kỳ hàng tháng với các chuyên đề khác nhau do mỗi khoa trong bệnh viện chia sẻ nhằm trao đổi, nâng cao nhận thức, trau dồi kiến thức chuyên môn cho các y, bác sĩ, nhân viên y tế bệnh viện hướng tới môi trường làm việc khoa học, chất lượng, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc, không ngừng đáp ứng sự hài lòng của người bệnh./.