Bé Minh P. được gia đình đưa vào bệnh viện điều trị trong tình trạng khó thở. Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ phát hiện tim bé có tiếng thổi bất thường và siêu âm tim thấy hình ảnh còn ống động mạch, đường kính phía phổi 3.3 mm, phía chủ 7.3 mm, giãn buồng tim trái. Nhận định đây là trường hợp tim bẩm sinh cần xử lý ngay, Bệnh viện Sản – Nhi đã mời ê-kíp can thiệp cấp cứu của Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Nhi Trung ương về hội chẩn cấp cứu. Qua hội chẩn, bé được chẩn đoán là còn ống động mạch và có chỉ định phẫu thuật tim kín đóng ống động mạch.
Kíp phẫu thuật do TS.BS Nguyễn Lý Thịnh Trường cùng các bác sĩ của
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh phẫu thuật tim cho bé Minh P 2 tháng tuổi.
Hơn 1h đồng hồ, ca phẫu thuật đã được thực hiện thành công. Kíp phẫu thuật do TS.BS Nguyễn Lý Thịnh Trường, Phó giám đốc Trung tâm tim mạch trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương cùng các Bs Trịnh Trương Tuyên, Bs Nguyễn Văn Luyện, Bs Lương Trung Kiên – Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh và các kỹ thuật viên thực hiện.
Bác sĩ Trịnh Trương Tuyên cho biết: Thường sau sinh 12 tiếng, ống động mạch thường đóng lại ở trẻ đủ tháng và đóng hoàn toàn khi trẻ 2-3 tuần tuổi. Trường hợp trẻ sau sinh còn ống động mạch lớn không đóng được ống bằng điều trị nội khoa hoặc can thiệp tim mạch thì có chỉ định phẫu thuật đóng ống động mạch. Đối với trường hợp của cháu Đinh Hữu Minh P nếu không được điều trị kịp thời, có thể khiến lượng máu chảy quá tim tăng cao gây suy tim từ đó dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: tăng áp động mạch phổi, trẻ dễ bị viêm phổi…
Bác sĩ Tuyên khuyến cáo: Trong tháng đầu tiên, cha mẹ nhận thấy con có dấu hiệu tím, thở nhanh (kể cả khi không bú, không vận động thể lực); vã mồ hôi nhiều… cần đưa con đến cơ sở y tế để khám sàng lọc tim bẩm sinh. Những trẻ ở tháng đầu không biểu hiện, nhưng 2, 3 tháng sau, tốc độ tăng cân chậm lại hoặc không tăng cân là dấu hiệu có khả năng bị suy tim.
Để được chẩn đoán chính xác nhất, bé cần được siêu âm để đo kích thước tim, tỷ lệ nhĩ trái/động mạch chủ và nhiều chỉ số khác.
Bé Minh P. được gia đình đưa vào bệnh viện điều trị trong tình trạng khó thở. Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ phát hiện tim bé có tiếng thổi bất thường và siêu âm tim thấy hình ảnh còn ống động mạch, đường kính phía phổi 3.3 mm, phía chủ 7.3 mm, giãn buồng tim trái. Nhận định đây là trường hợp tim bẩm sinh cần xử lý ngay, Bệnh viện Sản – Nhi đã mời ê-kíp can thiệp cấp cứu của Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Nhi Trung ương về hội chẩn cấp cứu. Qua hội chẩn, bé được chẩn đoán là còn ống động mạch và có chỉ định phẫu thuật tim kín đóng ống động mạch.
Kíp phẫu thuật do TS.BS Nguyễn Lý Thịnh Trường cùng các bác sĩ của
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh phẫu thuật tim cho bé Minh P 2 tháng tuổi.
Hơn 1h đồng hồ, ca phẫu thuật đã được thực hiện thành công. Kíp phẫu thuật do TS.BS Nguyễn Lý Thịnh Trường, Phó giám đốc Trung tâm tim mạch trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương cùng các Bs Trịnh Trương Tuyên, Bs Nguyễn Văn Luyện, Bs Lương Trung Kiên – Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh và các kỹ thuật viên thực hiện.
Bác sĩ Trịnh Trương Tuyên cho biết: Thường sau sinh 12 tiếng, ống động mạch thường đóng lại ở trẻ đủ tháng và đóng hoàn toàn khi trẻ 2-3 tuần tuổi. Trường hợp trẻ sau sinh còn ống động mạch lớn không đóng được ống bằng điều trị nội khoa hoặc can thiệp tim mạch thì có chỉ định phẫu thuật đóng ống động mạch. Đối với trường hợp của cháu Đinh Hữu Minh P nếu không được điều trị kịp thời, có thể khiến lượng máu chảy quá tim tăng cao gây suy tim từ đó dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: tăng áp động mạch phổi, trẻ dễ bị viêm phổi…
Bác sĩ Tuyên khuyến cáo: Trong tháng đầu tiên, cha mẹ nhận thấy con có dấu hiệu tím, thở nhanh (kể cả khi không bú, không vận động thể lực); vã mồ hôi nhiều… cần đưa con đến cơ sở y tế để khám sàng lọc tim bẩm sinh. Những trẻ ở tháng đầu không biểu hiện, nhưng 2, 3 tháng sau, tốc độ tăng cân chậm lại hoặc không tăng cân là dấu hiệu có khả năng bị suy tim.
Để được chẩn đoán chính xác nhất, bé cần được siêu âm để đo kích thước tim, tỷ lệ nhĩ trái/động mạch chủ và nhiều chỉ số khác.