Ngày 13/7/2017 Bệnh viện Da liễu Trung ương đã có công văn khẩn số 661/BVDLTW- CĐT gửi Cục Quản lý Khám chữa bệnh (QLKCB), Bộ Y tế báo cáo về tình trạng mắc bệnh Sùi mào gà trẻ em tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Bệnh nhi đã khám và chẩn đoán bệnh Sùi mào gà tại Bệnh viện trong hai tháng với số lượng tăng đáng kể, nghi ngờ bước đầu về nguyên nhân mắc bệnh liên quan đến việc điều trị hẹp bao quy đầu tại một phòng khám tư ở Tỉnh Hưng Yên (Theo nguồn tin từ người nhà bệnh nhi đến khám điều trị tại Bệnh viện). Trong công văn, Bệnh viện đã xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tiến hành điều tra nguyên nhân nhằm thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến, kịp thời ngăn ngừa các trường hợp mới mắc tương tự trong cộng đồng. Hiện tại Bệnh viện đã nhận được công văn số 961/KCB-BYT ngày 17/7/2017 về việc phối hợp với Sở Y tế Hưng Yên để làm rõ thông tin trên, theo kế hoạch ngày 19/7/20178 bệnh viện sẽ phối hợp và làm việc với Sở Y tế Hưng Yên.
Bệnh Sùi mào gà do HPV (virút Human Papilloma) là một loại virus DNA sợi kép gây nên, hiện nay đã tìm ra hơn 130 type. Sùi mào gà ở người lớn thường do HPV type 6 và 11 gây ra, trong khi đó type HPV gây biểu hiện sùi mào gà của trẻ em rất đa dạng. Type HPV hay gây tổn thương hạt cơm ở da (type 1-4, đặc biệt là type 2 và 3) thường được phát hiện ở trẻ em.
Biểu hiện của bệnh là tổn thương ở da hoặc niêm mạc là sẩn mềm màu da, hồng hoặc màu nâu, đường kính khoảng một vài milimet. Sau vài tuần đến vài tháng, các tổn thương có thể hợp lại thành mảng lớn hơn (giống hình súp lơ). Ở trẻ nam, sùi mào gà thường gặp ở vị trí thân dương vật và quanh hậu môn. Ở trẻ gái, bệnh có thể gặp ở âm hộ, phía ngoài âm đạo, quanh lỗ niệu đạo và quanh hậu môn. Một vài trường hợp có thể gặp ở bên trong niêm mạc âm đạo và trực tràng. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở trẻ nam hơn.
Đường lây bệnh Sùi mào gà ở người lớn đa phần là do lây truyền qua con đường tình dục, còn trẻ thường mắc bệnh khi lây từ người chăm sóc trực tiếp, nhiều trường hợp được phát hiện lây trực tiếp từ bố mẹ. Đặc biệt, trẻ có thể mắc sùi mào gà do lây nhiễm từ đồ dùng như khăn, đồ lót bị nhiễm HPV, hoặc can thiệp y tế (như nong, phẫu thuật chít hẹp bao quy đầu) không đảm bảo điều kiện vô trùng.
Mối nguy hiểm của bệnh trẻ mắc bệnh Sùi mào gà nếu được chữa trị dứt điểm sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như tình dục sau này. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng phác đồ, bệnh sẽ tái phát, đặc biệt có thể tiến triển sang ung thư và khả năng sinh sản sau này.
Điều trị bệnh Sùi mào gà, bắt buộc phải tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị, tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương, tuổi của người mắc mà có phương pháp điều trị khác nhau như bôi thuốc, xịt hoặc áp nitơ, sử dụng laser, đốt điện hoặc phẫu thuật cắt bỏ tổn thương.
Ngày 13/7/2017 Bệnh viện Da liễu Trung ương đã có công văn khẩn số 661/BVDLTW- CĐT gửi Cục Quản lý Khám chữa bệnh (QLKCB), Bộ Y tế báo cáo về tình trạng mắc bệnh Sùi mào gà trẻ em tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Bệnh nhi đã khám và chẩn đoán bệnh Sùi mào gà tại Bệnh viện trong hai tháng với số lượng tăng đáng kể, nghi ngờ bước đầu về nguyên nhân mắc bệnh liên quan đến việc điều trị hẹp bao quy đầu tại một phòng khám tư ở Tỉnh Hưng Yên (Theo nguồn tin từ người nhà bệnh nhi đến khám điều trị tại Bệnh viện). Trong công văn, Bệnh viện đã xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tiến hành điều tra nguyên nhân nhằm thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến, kịp thời ngăn ngừa các trường hợp mới mắc tương tự trong cộng đồng. Hiện tại Bệnh viện đã nhận được công văn số 961/KCB-BYT ngày 17/7/2017 về việc phối hợp với Sở Y tế Hưng Yên để làm rõ thông tin trên, theo kế hoạch ngày 19/7/20178 bệnh viện sẽ phối hợp và làm việc với Sở Y tế Hưng Yên.
Bệnh Sùi mào gà do HPV (virút Human Papilloma) là một loại virus DNA sợi kép gây nên, hiện nay đã tìm ra hơn 130 type. Sùi mào gà ở người lớn thường do HPV type 6 và 11 gây ra, trong khi đó type HPV gây biểu hiện sùi mào gà của trẻ em rất đa dạng. Type HPV hay gây tổn thương hạt cơm ở da (type 1-4, đặc biệt là type 2 và 3) thường được phát hiện ở trẻ em.
Biểu hiện của bệnh là tổn thương ở da hoặc niêm mạc là sẩn mềm màu da, hồng hoặc màu nâu, đường kính khoảng một vài milimet. Sau vài tuần đến vài tháng, các tổn thương có thể hợp lại thành mảng lớn hơn (giống hình súp lơ). Ở trẻ nam, sùi mào gà thường gặp ở vị trí thân dương vật và quanh hậu môn. Ở trẻ gái, bệnh có thể gặp ở âm hộ, phía ngoài âm đạo, quanh lỗ niệu đạo và quanh hậu môn. Một vài trường hợp có thể gặp ở bên trong niêm mạc âm đạo và trực tràng. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở trẻ nam hơn.
Đường lây bệnh Sùi mào gà ở người lớn đa phần là do lây truyền qua con đường tình dục, còn trẻ thường mắc bệnh khi lây từ người chăm sóc trực tiếp, nhiều trường hợp được phát hiện lây trực tiếp từ bố mẹ. Đặc biệt, trẻ có thể mắc sùi mào gà do lây nhiễm từ đồ dùng như khăn, đồ lót bị nhiễm HPV, hoặc can thiệp y tế (như nong, phẫu thuật chít hẹp bao quy đầu) không đảm bảo điều kiện vô trùng.
Mối nguy hiểm của bệnh trẻ mắc bệnh Sùi mào gà nếu được chữa trị dứt điểm sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như tình dục sau này. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng phác đồ, bệnh sẽ tái phát, đặc biệt có thể tiến triển sang ung thư và khả năng sinh sản sau này.
Điều trị bệnh Sùi mào gà, bắt buộc phải tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị, tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương, tuổi của người mắc mà có phương pháp điều trị khác nhau như bôi thuốc, xịt hoặc áp nitơ, sử dụng laser, đốt điện hoặc phẫu thuật cắt bỏ tổn thương.