BS.CKI Nguyễn Thị Diệu Thúy – Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS động viên, chia sẻ, hỗ trợ tâm lý cho người nghi bị phơi nhiễm với HIV
BS.CKI Nguyễn Thị Diệu Thúy và tổ truyền thông của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã tổ chức truyền thông nhóm nhỏ, tư vấn cá nhân hỗ trợ tâm lý, can thiệp dự phòng cho tất cả những người tham gia cứu nạn kể cả nhân viên y tế.
Tại buổi truyền thông đã thông qua một số văn bản pháp luật như: một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006 như: tư vấn và xét nghiệm HIV; dự phòng sau phơi nhiễm với HIV;Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;Thông tư số 40/2010/TT-BYT quy định tổ chức, trách nhiệm và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;các nội dung chuyên môn cũng được chú trọng chia sẻ như: một số kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, vấn đề bị phơi nhiễm HIV, cách điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV.
BS.CKI Nguyễn Thị Diệu Thúy đã động viên chia sẻ, hỗ trợ tâm lý cho người bị phơi nhiễm HIV để họ yên tâm điều trị dự phòng, đồng thời cũng ghi nhận và biểu dương những người dân sống tại thôn 11 đã khẩn trương chung tay đưa người bị nạn đi cấp cứu. Anh Lê Văn Tùng, một trong những thành viên tích cực nhất sử dụng cả chiếc xe tải của mình để chuyển các nạn nhân lên Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà và đã được xử lý sơ, cấp cứu kịp thời góp phần giảm thiểu thương vong.
Đặc biệt, cũng tại buổi truyền thông này, các cán bộ của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cũng đã tư vấn cho từng người những điều mà họ chưa hiểu và còn băn khoăn lo lắng, chú trọng hướng dẫn việc tuân thủ điều trị như: Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV kéo dài liên tục trong thời gian 28 ngày; uống thuốc đầy đủ đúng giờ theo y lệnh của bác sĩ; giải thích các tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian uống thuốc ARV; không nên ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Nếu có các tác dụng phụ nặng cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời. Để thực hiện can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng, đơn vị đã cấp 450 chiếc bao cao su cho những người bị phơi nhiễm, đồng thời hướng dẫn kỹ lưỡng cách dự phòng lây nhiễm HIV sau khi bị phơi nhiễm với HIV./.
BS.CKI Nguyễn Thị Diệu Thúy – Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS động viên, chia sẻ, hỗ trợ tâm lý cho người nghi bị phơi nhiễm với HIV
BS.CKI Nguyễn Thị Diệu Thúy và tổ truyền thông của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã tổ chức truyền thông nhóm nhỏ, tư vấn cá nhân hỗ trợ tâm lý, can thiệp dự phòng cho tất cả những người tham gia cứu nạn kể cả nhân viên y tế.
Tại buổi truyền thông đã thông qua một số văn bản pháp luật như: một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006 như: tư vấn và xét nghiệm HIV; dự phòng sau phơi nhiễm với HIV;Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;Thông tư số 40/2010/TT-BYT quy định tổ chức, trách nhiệm và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;các nội dung chuyên môn cũng được chú trọng chia sẻ như: một số kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, vấn đề bị phơi nhiễm HIV, cách điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV.
BS.CKI Nguyễn Thị Diệu Thúy đã động viên chia sẻ, hỗ trợ tâm lý cho người bị phơi nhiễm HIV để họ yên tâm điều trị dự phòng, đồng thời cũng ghi nhận và biểu dương những người dân sống tại thôn 11 đã khẩn trương chung tay đưa người bị nạn đi cấp cứu. Anh Lê Văn Tùng, một trong những thành viên tích cực nhất sử dụng cả chiếc xe tải của mình để chuyển các nạn nhân lên Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà và đã được xử lý sơ, cấp cứu kịp thời góp phần giảm thiểu thương vong.
Đặc biệt, cũng tại buổi truyền thông này, các cán bộ của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cũng đã tư vấn cho từng người những điều mà họ chưa hiểu và còn băn khoăn lo lắng, chú trọng hướng dẫn việc tuân thủ điều trị như: Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV kéo dài liên tục trong thời gian 28 ngày; uống thuốc đầy đủ đúng giờ theo y lệnh của bác sĩ; giải thích các tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian uống thuốc ARV; không nên ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Nếu có các tác dụng phụ nặng cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời. Để thực hiện can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng, đơn vị đã cấp 450 chiếc bao cao su cho những người bị phơi nhiễm, đồng thời hướng dẫn kỹ lưỡng cách dự phòng lây nhiễm HIV sau khi bị phơi nhiễm với HIV./.