Kiện toàn các cơ sở điều trị, thực hiện thanh toán khám chữa bệnh qua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS là nội dung của hội thảo chuyển giao, tiếp nhận bệnh nhân HIV/AIDS trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế do Sở Y tế Thái Bình tổ chức ngày 11/5/2017.
Đến nay tỉnh Thái Bình đã thành lập mới 4 cơ sở điều trị HIV/AIDS tại Bệnh viện đa khoa các huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Thái Thụy, Kiến Xương và kiện toàn cơ sở khám chữa HIV/AIDS tại các Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi và Bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hà.
Mục tiêu của tỉnh đến quý II/2017 tỉnh sẽ hoàn thành chuyển giao và thành lập mới các cơ sở điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại tất cả các bệnh viện đa khoa trên địa bàn.
Ông Phạm Nam Thái, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thái Bình cho biết: Tỉnh có 1.143 người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại 7 cơ sở trên địa bàn. Ba cơ sở mới tại Bệnh viện đa khoa thành phố, Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Phụ và Bệnh viện đa khoa huyện Tiền Hải được thành lập trong thời gian tới dự kiến sẽ tiếp nhận thêm 439 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Hầu hết các cơ sở y tế đã sẵn sàng tiếp nhận, chuyển giao thanh toán bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS.
Theo ông Phạm Xuân Trường – điều phối viên Dự án Quản trị tài chính y tế, qua khảo sát 990 người nhiễm HIV/AIDS tại Thái Bình có tới hơn 63% mong muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh hiện tại. Gần 68% người được khảo sát không muốn khám chữa bệnh tại tuyến xã vì muốn giữ bí mật về tình trạng nhiễm và không tin tưởng chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến này.
Ông Phạm Xuân Trường khuyến nghị cần cân nhắc thành lập phòng khám và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS ở tất cả các bệnh viện huyện, kiện toàn năng lực điều trị cho người bệnh tại các nơi có nhu cầu cao.
Mặt khác, cơ sở khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS cần tăng cường bảo mật thông tin cá nhân của người nhiễm trong quá trình chuyển tiếp điều trị.
Để thực hiện tốt hơn công tác khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS, tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch phân bổ bệnh nhân tại các cơ sở điều trị, giúp người nhiễm HIV/AIDS được khám và điều trị tại các bệnh viện huyện, thành phố theo mong muốn.
Tuy nhiên tỉnh không thay đổi cơ sở điều trị cho các bệnh nhi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS. Đối tượng này sẽ được khám chữa bệnh tại một nơi duy nhất là Bệnh viện Nhi.
Về thanh toán bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV/AIDS, bà Phạm Thị Mỹ Hạnh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế tỉnh Thái Bình cho biết: Qua khảo sát, toàn tỉnh có 1.600 người nhiễm HIV/AIDS còn sống, trong đó có 669 người chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế là cứu cánh duy nhất của bệnh nhân HIV/AIDS trong khám chữa bệnh, nhất là khi nguồn viện trợ từ các dự án kết thúc. Vì vậy, song song với việc kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS cần phải bao phủ 100% thẻ bảo hiểm y tế cho người bệnh nhiễm HIV/AIDS. UBND tỉnh Thái Bình đã trích 420 triệu đồng mua thẻ bảo hiểm y tế cho người bệnh nhiễm HIV, dự kiến sẽ hoàn thành công tác cấp thẻ cho người bệnh nhiễm HIV/AIDS trong tháng 5/2017./.
Kiện toàn các cơ sở điều trị, thực hiện thanh toán khám chữa bệnh qua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS là nội dung của hội thảo chuyển giao, tiếp nhận bệnh nhân HIV/AIDS trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế do Sở Y tế Thái Bình tổ chức ngày 11/5/2017.
Đến nay tỉnh Thái Bình đã thành lập mới 4 cơ sở điều trị HIV/AIDS tại Bệnh viện đa khoa các huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Thái Thụy, Kiến Xương và kiện toàn cơ sở khám chữa HIV/AIDS tại các Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi và Bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hà.
Mục tiêu của tỉnh đến quý II/2017 tỉnh sẽ hoàn thành chuyển giao và thành lập mới các cơ sở điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại tất cả các bệnh viện đa khoa trên địa bàn.
Ông Phạm Nam Thái, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thái Bình cho biết: Tỉnh có 1.143 người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại 7 cơ sở trên địa bàn. Ba cơ sở mới tại Bệnh viện đa khoa thành phố, Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Phụ và Bệnh viện đa khoa huyện Tiền Hải được thành lập trong thời gian tới dự kiến sẽ tiếp nhận thêm 439 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Hầu hết các cơ sở y tế đã sẵn sàng tiếp nhận, chuyển giao thanh toán bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS.
Theo ông Phạm Xuân Trường – điều phối viên Dự án Quản trị tài chính y tế, qua khảo sát 990 người nhiễm HIV/AIDS tại Thái Bình có tới hơn 63% mong muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh hiện tại. Gần 68% người được khảo sát không muốn khám chữa bệnh tại tuyến xã vì muốn giữ bí mật về tình trạng nhiễm và không tin tưởng chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến này.
Ông Phạm Xuân Trường khuyến nghị cần cân nhắc thành lập phòng khám và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS ở tất cả các bệnh viện huyện, kiện toàn năng lực điều trị cho người bệnh tại các nơi có nhu cầu cao.
Mặt khác, cơ sở khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS cần tăng cường bảo mật thông tin cá nhân của người nhiễm trong quá trình chuyển tiếp điều trị.
Để thực hiện tốt hơn công tác khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS, tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch phân bổ bệnh nhân tại các cơ sở điều trị, giúp người nhiễm HIV/AIDS được khám và điều trị tại các bệnh viện huyện, thành phố theo mong muốn.
Tuy nhiên tỉnh không thay đổi cơ sở điều trị cho các bệnh nhi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS. Đối tượng này sẽ được khám chữa bệnh tại một nơi duy nhất là Bệnh viện Nhi.
Về thanh toán bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV/AIDS, bà Phạm Thị Mỹ Hạnh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế tỉnh Thái Bình cho biết: Qua khảo sát, toàn tỉnh có 1.600 người nhiễm HIV/AIDS còn sống, trong đó có 669 người chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế là cứu cánh duy nhất của bệnh nhân HIV/AIDS trong khám chữa bệnh, nhất là khi nguồn viện trợ từ các dự án kết thúc. Vì vậy, song song với việc kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS cần phải bao phủ 100% thẻ bảo hiểm y tế cho người bệnh nhiễm HIV/AIDS. UBND tỉnh Thái Bình đã trích 420 triệu đồng mua thẻ bảo hiểm y tế cho người bệnh nhiễm HIV, dự kiến sẽ hoàn thành công tác cấp thẻ cho người bệnh nhiễm HIV/AIDS trong tháng 5/2017./.