Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp anh A.B (27 tuổi), quốc tịch Nam Phi, vào viện trong tình trạng đau mỏi, tức nặng 2 chân kèm theo giãn tĩnh mạch nông cẳng chân 2 bên.
Qua khai thác tiền sử bệnh, được biết anh A.B có tiền sử giãn và suy van tĩnh mạch hiển lớn 2 bên nhiều năm. Bệnh nhân đã được tiêm xơ điều trị suy van tĩnh mạch chân trái cách đây 6 năm tại Nam Phi.
Các bác sĩ Việt Nam can thiệp điều trị suy van tĩnh mạch hiển tái phát bằng laser nội mạch cho người bệnh Nam Phi.
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người bệnh đã được các bác sĩ cho tiến hành siêu âm doppler mạch máu chi dưới, phát hiện ra tình trạng giãn và suy van tĩnh mạch hiển lớn bên trái tái phát mức độ nặng. Tĩnh mạch hiển lớn bên phải cũng giãn và suy van mức độ nặng.
Nguyên nhân tái phát tĩnh mạch hiển lớn bên trái do tái thông sau tiêm xơ và có 2 nhánh tĩnh mạch xiên ở đoạn đùi và đoạn cẳng chân trái gây suy van trở lại.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức can thiệp điều trị suy van tĩnh mạch hiển tái phát bằng laser nội mạch cho nam bệnh nhân 27 tuổi người Nam Phi.
Sau khi thăm khám kỹ lưỡng kết hợp với các kết quả cận lâm sàng, người bệnh được các bác sĩ chỉ định can thiệp điều trị suy van tĩnh mạch hiển lớn 2 bên bằng phương pháp can thiệp nhiệt nội mạch sử dụng sóng laser.
Bệnh nhân người Nam Phi nói trên sau khi được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức đã xuất viện và sinh hoạt trở lại bình thường.
Bệnh nhân người Nam Phi sau khi được điều trị suy van tĩnh mạch đã được xuất viện.
Phương pháp can thiệp điều trị suy van tĩnh mạch hiển bằng laser nội mạch
ThS.BS Lê Nhật Tiên, Phó Trưởng khoa Nội, Can thiệp Tim mạch – Hô hấp, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người trực tiếp can thiệp cho bệnh nhân suy van tĩnh mạch người Nam Phi nói trên cho biết: Phương pháp can thiệp điều trị suy van tĩnh mạch hiển bằng laser nội mạch là phương pháp hiệu quả, an toàn, ít xâm lấn với tỉ lệ khỏi bệnh gần như triệt để, tỉ lệ và mức độ tái phát rất thấp.
Phương pháp mang lại nhiều ưu điểm so với phẫu thuật kinh điển như không cần gây tê tủy sống hay gây mê, chỉ cần gây tê tại chỗ, rất ít biến chứng. Người bệnh sau can thiệp có thể đi lại, sinh hoạt bình thường và có thể xuất viện cuối ngày hoặc ngày hôm sau.
Bệnh suy van tĩnh mạch chân/suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh suy tĩnh mạch bản chất có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên là bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại, gây ra các biến đổi về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh.
Bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó chữa như: chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…
Vì một số nguyên nhân dẫn tới sự hoạt động bất thường của van tĩnh mạch gây ra dòng máu trào ngược làm ứ trệ tuần hoàn máu tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch lâu dần gây bệnh suy tĩnh mạch mạn tính.
Những ai có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng, tuy nhiên chưa được quan tâm phòng ngừa và điều trị sớm tại Việt Nam. Theo các nghiên cứu lớn trên thế giới, suy giãn tĩnh mạch có thể gặp tới 40% ở dân số trưởng thành. Trong đó, nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới từ 2-3 lần, do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén.
Xã hội hiện đại, các ngành nghề đa dạng phát triển, tỉ lệ suy giãn tĩnh mạch chi dưới gia tăng trong các nghề nghiệp phải đứng hoặc ngồi lâu như: Nhân viên bán hàng, thợ dệt, công nhân may, chế biến thủy, hải sản, giáo viên, nhân viên văn phòng….
Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ nên thường xuyên bị bỏ qua. Người bệnh đôi khi chỉ thấy đau tức mỏi nhẹ, tê bì, căng bắp chân, chuột rút… nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Đa phần các trường hợp đi khám bệnh khi thấy giãn các tĩnh mạch mạng nhện nhiều, nổi các búi tĩnh mạch nông dưới da ngoằn ngoèo thậm chí phù chân, biến đổi sắc tố da, loét hoặc đau mỏi nặng dẫn đến điều trị lâu dài, tốn kém chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
ThS.BS Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội – Can thiệp Tim mạch, Hô hấp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Theo thống kê tại các bệnh viện lớn trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân xuất hiện ở nữ giới chiếm đến 70% trong tổng số người mắc bệnh. Nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng của các van một chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên.
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
Người đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên
Người bị bệnh béo phì
Biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính
Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính nếu không điều trị gây các biến chứng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể là tính mạng:
– Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau và có thể kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng.
– Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.
– Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước.
– Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau đó sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp anh A.B (27 tuổi), quốc tịch Nam Phi, vào viện trong tình trạng đau mỏi, tức nặng 2 chân kèm theo giãn tĩnh mạch nông cẳng chân 2 bên.
Qua khai thác tiền sử bệnh, được biết anh A.B có tiền sử giãn và suy van tĩnh mạch hiển lớn 2 bên nhiều năm. Bệnh nhân đã được tiêm xơ điều trị suy van tĩnh mạch chân trái cách đây 6 năm tại Nam Phi.
Các bác sĩ Việt Nam can thiệp điều trị suy van tĩnh mạch hiển tái phát bằng laser nội mạch cho người bệnh Nam Phi.
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người bệnh đã được các bác sĩ cho tiến hành siêu âm doppler mạch máu chi dưới, phát hiện ra tình trạng giãn và suy van tĩnh mạch hiển lớn bên trái tái phát mức độ nặng. Tĩnh mạch hiển lớn bên phải cũng giãn và suy van mức độ nặng.
Nguyên nhân tái phát tĩnh mạch hiển lớn bên trái do tái thông sau tiêm xơ và có 2 nhánh tĩnh mạch xiên ở đoạn đùi và đoạn cẳng chân trái gây suy van trở lại.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức can thiệp điều trị suy van tĩnh mạch hiển tái phát bằng laser nội mạch cho nam bệnh nhân 27 tuổi người Nam Phi.
Sau khi thăm khám kỹ lưỡng kết hợp với các kết quả cận lâm sàng, người bệnh được các bác sĩ chỉ định can thiệp điều trị suy van tĩnh mạch hiển lớn 2 bên bằng phương pháp can thiệp nhiệt nội mạch sử dụng sóng laser.
Bệnh nhân người Nam Phi nói trên sau khi được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức đã xuất viện và sinh hoạt trở lại bình thường.
Bệnh nhân người Nam Phi sau khi được điều trị suy van tĩnh mạch đã được xuất viện.
Phương pháp can thiệp điều trị suy van tĩnh mạch hiển bằng laser nội mạch
ThS.BS Lê Nhật Tiên, Phó Trưởng khoa Nội, Can thiệp Tim mạch – Hô hấp, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người trực tiếp can thiệp cho bệnh nhân suy van tĩnh mạch người Nam Phi nói trên cho biết: Phương pháp can thiệp điều trị suy van tĩnh mạch hiển bằng laser nội mạch là phương pháp hiệu quả, an toàn, ít xâm lấn với tỉ lệ khỏi bệnh gần như triệt để, tỉ lệ và mức độ tái phát rất thấp.
Phương pháp mang lại nhiều ưu điểm so với phẫu thuật kinh điển như không cần gây tê tủy sống hay gây mê, chỉ cần gây tê tại chỗ, rất ít biến chứng. Người bệnh sau can thiệp có thể đi lại, sinh hoạt bình thường và có thể xuất viện cuối ngày hoặc ngày hôm sau.
Bệnh suy van tĩnh mạch chân/suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh suy tĩnh mạch bản chất có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên là bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại, gây ra các biến đổi về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh.
Bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó chữa như: chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…
Vì một số nguyên nhân dẫn tới sự hoạt động bất thường của van tĩnh mạch gây ra dòng máu trào ngược làm ứ trệ tuần hoàn máu tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch lâu dần gây bệnh suy tĩnh mạch mạn tính.
Những ai có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng, tuy nhiên chưa được quan tâm phòng ngừa và điều trị sớm tại Việt Nam. Theo các nghiên cứu lớn trên thế giới, suy giãn tĩnh mạch có thể gặp tới 40% ở dân số trưởng thành. Trong đó, nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới từ 2-3 lần, do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén.
Xã hội hiện đại, các ngành nghề đa dạng phát triển, tỉ lệ suy giãn tĩnh mạch chi dưới gia tăng trong các nghề nghiệp phải đứng hoặc ngồi lâu như: Nhân viên bán hàng, thợ dệt, công nhân may, chế biến thủy, hải sản, giáo viên, nhân viên văn phòng….
Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ nên thường xuyên bị bỏ qua. Người bệnh đôi khi chỉ thấy đau tức mỏi nhẹ, tê bì, căng bắp chân, chuột rút… nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Đa phần các trường hợp đi khám bệnh khi thấy giãn các tĩnh mạch mạng nhện nhiều, nổi các búi tĩnh mạch nông dưới da ngoằn ngoèo thậm chí phù chân, biến đổi sắc tố da, loét hoặc đau mỏi nặng dẫn đến điều trị lâu dài, tốn kém chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
ThS.BS Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội – Can thiệp Tim mạch, Hô hấp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Theo thống kê tại các bệnh viện lớn trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân xuất hiện ở nữ giới chiếm đến 70% trong tổng số người mắc bệnh. Nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng của các van một chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên.
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
Người đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên
Người bị bệnh béo phì
Biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính
Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính nếu không điều trị gây các biến chứng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể là tính mạng:
– Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau và có thể kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng.
– Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.
– Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước.
– Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau đó sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn