Nữ bệnh nhân có tiền sử bệnh lupus ban đỏ hệ thống, tuy nhiên do không đi tái khám theo hẹn của bác sĩ, dùng lại đơn thuốc cũ khiến cô nhập viện trong tình trạng tăng huyết áp, ban đỏ cánh bướm mặt, thiếu máu nặng kèm theo dấu hiệu của tổn thương thận…
BS Bùi Văn Khánh, Trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân T.H 26 tuổi, ở Bắc Kạn đến khám trong tình trạng tăng huyết áp, ban đỏ cánh bướm mặt, thiếu máu nặng kèm theo dấu hiệu của tổn thương thận như: Phù hai chân, không đi tiểu được, buồn nôn và nôn.
Các bác sĩ đã chỉ định xét nghiệm đánh giá tình trạng hoạt động của bệnh lupus ban đỏ và biến chứng của bệnh. Kết quả xét nghiệm cho thấy có nhiều chỉ số đe dọa tới tính mạng bệnh nhân đó là tình trạng thiếu máu rất nặng, lượng huyết sắc tố chỉ còn bằng 1/3 giá trị của người bình thường, chức năng thận suy giảm nghiêm trọng với chỉ số tăng hơn 10 lần người bình thường. Bác sĩ lập tức chỉ định cho bệnh nhân nhập viện và truyền máu, lọc máu cấp cứu.
Về bệnh sử của bệnh nhân này, các bác sĩ cho biết năm 2019 chị T.H được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Bạch Mai. Gần 1 năm sau bệnh nhân phát hiện bị thêm viêm cầu thận lupus và được theo dõi khám định kỳ tại Phòng khám lupus, Bệnh viện Bạch Mai.
Tuy nhiên, theo lời của bệnh nhân, do nhà ở xa, kèm theo dịch COVID-19 khiến bệnh nhân khó khăn trong việc đi tái khám định kỳ, vì thế thời gian qua, bệnh nhân đã tự điều trị tại nhà, mua thuốc uống theo đơn cũ của bác sĩ. Gần đây, bệnh nhân thấy người mệt liên tục, hoa mắt chóng mặt, không muốn ăn uống, kèm theo đau khớp, nổi ban đỏ trên mặt, buồn nôn và không đi tiểu được nên đã trở lại bệnh viện tái khám.
Theo BS Khánh, lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn mạn tính, hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học hiện tại căn bệnh nhân có thể được kiểm soát hoàn toàn bằng thuốc, người bệnh có thể đạt được chất lượng cuộc sống như người bình thường. Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh có thể gây tổn thương nhiều mô và cơ quan, mỗi bệnh nhân lại có một biểu hiện khác nhau, nên cần đi khám và có sự tham vấn điều trị của bác sĩ.
“Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị thuốc nam, thuốc bắc, hoặc các biện pháp điều trị không phù hợp khác khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống dự định mang thai cần tư vấn bác sĩ”- BS Bùi Văn Khánh khuyến cáo.
Các bác sĩ cho biết triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau nhiều tháng, nhiều năm và thường không đặc hiệu. Đôi khi bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn. Có những bệnh nhân triệu chứng đầu tiên là sưng đau khớp, có người lại xuất hiện triệu chứng đầu tiên là ban đỏ ở mặt.
Ban đỏ cánh bướm ở mặt là một trong những triệu chứng điển hình của lupus ban đỏ hệ thống. Có những người không có biểu hiện bên ngoài nhưng có biểu hiện bên trong, khi xét nghiệm thì phát hiện ra như tổn thương nội tạng, tổn thương ở hệ thần kinh…
Giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ và giống với nhiều bệnh lý khác nên có những người bệnh từ lúc có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi bệnh được chẩn đoán xác định có thể mất tới vài năm.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Nữ bệnh nhân có tiền sử bệnh lupus ban đỏ hệ thống, tuy nhiên do không đi tái khám theo hẹn của bác sĩ, dùng lại đơn thuốc cũ khiến cô nhập viện trong tình trạng tăng huyết áp, ban đỏ cánh bướm mặt, thiếu máu nặng kèm theo dấu hiệu của tổn thương thận…
BS Bùi Văn Khánh, Trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân T.H 26 tuổi, ở Bắc Kạn đến khám trong tình trạng tăng huyết áp, ban đỏ cánh bướm mặt, thiếu máu nặng kèm theo dấu hiệu của tổn thương thận như: Phù hai chân, không đi tiểu được, buồn nôn và nôn.
Các bác sĩ đã chỉ định xét nghiệm đánh giá tình trạng hoạt động của bệnh lupus ban đỏ và biến chứng của bệnh. Kết quả xét nghiệm cho thấy có nhiều chỉ số đe dọa tới tính mạng bệnh nhân đó là tình trạng thiếu máu rất nặng, lượng huyết sắc tố chỉ còn bằng 1/3 giá trị của người bình thường, chức năng thận suy giảm nghiêm trọng với chỉ số tăng hơn 10 lần người bình thường. Bác sĩ lập tức chỉ định cho bệnh nhân nhập viện và truyền máu, lọc máu cấp cứu.
Về bệnh sử của bệnh nhân này, các bác sĩ cho biết năm 2019 chị T.H được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Bạch Mai. Gần 1 năm sau bệnh nhân phát hiện bị thêm viêm cầu thận lupus và được theo dõi khám định kỳ tại Phòng khám lupus, Bệnh viện Bạch Mai.
Tuy nhiên, theo lời của bệnh nhân, do nhà ở xa, kèm theo dịch COVID-19 khiến bệnh nhân khó khăn trong việc đi tái khám định kỳ, vì thế thời gian qua, bệnh nhân đã tự điều trị tại nhà, mua thuốc uống theo đơn cũ của bác sĩ. Gần đây, bệnh nhân thấy người mệt liên tục, hoa mắt chóng mặt, không muốn ăn uống, kèm theo đau khớp, nổi ban đỏ trên mặt, buồn nôn và không đi tiểu được nên đã trở lại bệnh viện tái khám.
Theo BS Khánh, lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn mạn tính, hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học hiện tại căn bệnh nhân có thể được kiểm soát hoàn toàn bằng thuốc, người bệnh có thể đạt được chất lượng cuộc sống như người bình thường. Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh có thể gây tổn thương nhiều mô và cơ quan, mỗi bệnh nhân lại có một biểu hiện khác nhau, nên cần đi khám và có sự tham vấn điều trị của bác sĩ.
“Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị thuốc nam, thuốc bắc, hoặc các biện pháp điều trị không phù hợp khác khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống dự định mang thai cần tư vấn bác sĩ”- BS Bùi Văn Khánh khuyến cáo.
Các bác sĩ cho biết triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau nhiều tháng, nhiều năm và thường không đặc hiệu. Đôi khi bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn. Có những bệnh nhân triệu chứng đầu tiên là sưng đau khớp, có người lại xuất hiện triệu chứng đầu tiên là ban đỏ ở mặt.
Ban đỏ cánh bướm ở mặt là một trong những triệu chứng điển hình của lupus ban đỏ hệ thống. Có những người không có biểu hiện bên ngoài nhưng có biểu hiện bên trong, khi xét nghiệm thì phát hiện ra như tổn thương nội tạng, tổn thương ở hệ thần kinh…
Giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ và giống với nhiều bệnh lý khác nên có những người bệnh từ lúc có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi bệnh được chẩn đoán xác định có thể mất tới vài năm.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn