HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Mùa lạnh gia tăng số ca đột quỵ, chuyên gia cảnh báo nếu thấy có một trong những dấu hiệu này, cần đến viện ngay

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Theo báo cáo của Hội đột quỵ thế giới, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi; 6,5 triệu ca tử vong với hơn 6% trong số đó là người trẻ.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 ca đột quỵ và ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc căn bệnh này.

Thông tin tại Hội nghị đột quỵ quốc tế năm 2022 vừa diễn ra mới đây ở Hà Nội, PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đã công bố nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đột quỵ tại Việt Nam trong thời gian qua tại 10 Trung tâm đột quỵ trên toàn quốc.

Đây là nghiên cứu lớn có số lượng bệnh nhân tham gia lớn nhất từ trước đến nay của chuyên ngành đột quỵ với 2.310 người. Theo đó, độ tuổi trung bình bị đột quỵ là khoảng 65 tuổi; độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%. Tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều gấp 1,5 lần so với nữ.

Mùa lạnh gia tăng số ca đột quỵ, chuyên gia cảnh báo nếu thấy có một trong những dấu hiệu này, cần đến viện ngay - Ảnh 2.Ảnh minh họa

Cũng theo PGS.TS Mai Duy Tôn, về các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ phần lớn là do tăng huyết áp (kết quả nghiên cứu này cho thấy có 78% số người bị đột quỵ là do tăng huyết áp). Tỷ lệ người bị đột quỵ được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong 6 giờ đầu vẫn còn thấp, mới có 33% số người được nghiên cứu.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bệnh đột quỵ vô cùng nguy hiểm, bởi có thể xảy ra với bất cứ ai, bất kể thời gian, không gian nào. Có người bị đột quỵ khi đang đi máy bay, đang làm việc, hay đang chơi thể thao.

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não bị thiếu ôxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Đột quỵ não có thể gây ra nhiều triệu chứng như: Người bệnh có hiện tượng tê hoặc yếu cơ, đặc biệt là thường xảy ra ở một bên cơ thể; có dấu hiệu thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt; cảm thấy chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động; xuất hiện hiện tượng nói ngọng, khó nói, lưỡi bị tê cứng…

Hoặc theo các chuyên gia y tế, có thể nhận diện cơn đột quỵ theo quy tắc F.A.S.T như sau:

F (Face): Đầu tiên là biến đổi ở mặt, bệnh nhân có thể liệt mặt, méo miệng, nhân trung lệch đi, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.

A (Arm): Yếu liệt tay chân. Đánh giá bệnh nhân có bị yếu hoặc liệt một bên hay không bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao. Bệnh nhân không nâng tay lên được, nếu nâng được cũng rất khó.

S (Speech): Ngôn ngữ bất thường, nói khó.

T (Time) : Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng trên một cách đột ngột hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115, đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

Do đó, khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ, cần nhanh chóng gọi người trợ giúp và gọi ngay xe cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất có đủ phương tiện, kỹ thuật, chuyên môn tái thông mạch máu não.

Nếu bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não được chuyển đến bệnh viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ và được điều trị đặc hiệu bằng thuốc tiêu huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan.

Ngược lại, nếu lỡ “thời gian vàng” cấp cứu đột quỵ, người bệnh có thể tử vong hoặc có cứu được cũng để lại di chứng nặng nề, khiến người bệnh tàn phế, liệt, nằm trên giường bệnh suốt đời.

Để phòng ngừa đột quỵ, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần phòng ngừa các yếu tố nguy cơ như bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Vì vậy, cần có chế độ ăn uống hợp lý để giúp phòng bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, tập thể dục đều đặn cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ hay xảy ra trong mùa lạnh do khi bị nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Vì vậy, cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Khi trời lạnh cần giữa ấm, không ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc tối muộn khi trời còn lạnh. Nếu muốn tập thể dục có thể tập trong nhà vào thời gian muộn hơn.

Mặt khác, cần hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, nước ngọt, đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

Theo báo cáo của Hội đột quỵ thế giới, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi; 6,5 triệu ca tử vong với hơn 6% trong số đó là người trẻ.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 ca đột quỵ và ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc căn bệnh này.

Thông tin tại Hội nghị đột quỵ quốc tế năm 2022 vừa diễn ra mới đây ở Hà Nội, PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đã công bố nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đột quỵ tại Việt Nam trong thời gian qua tại 10 Trung tâm đột quỵ trên toàn quốc.

Đây là nghiên cứu lớn có số lượng bệnh nhân tham gia lớn nhất từ trước đến nay của chuyên ngành đột quỵ với 2.310 người. Theo đó, độ tuổi trung bình bị đột quỵ là khoảng 65 tuổi; độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%. Tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều gấp 1,5 lần so với nữ.

Mùa lạnh gia tăng số ca đột quỵ, chuyên gia cảnh báo nếu thấy có một trong những dấu hiệu này, cần đến viện ngay - Ảnh 2.Ảnh minh họa

Cũng theo PGS.TS Mai Duy Tôn, về các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ phần lớn là do tăng huyết áp (kết quả nghiên cứu này cho thấy có 78% số người bị đột quỵ là do tăng huyết áp). Tỷ lệ người bị đột quỵ được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong 6 giờ đầu vẫn còn thấp, mới có 33% số người được nghiên cứu.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bệnh đột quỵ vô cùng nguy hiểm, bởi có thể xảy ra với bất cứ ai, bất kể thời gian, không gian nào. Có người bị đột quỵ khi đang đi máy bay, đang làm việc, hay đang chơi thể thao.

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não bị thiếu ôxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Đột quỵ não có thể gây ra nhiều triệu chứng như: Người bệnh có hiện tượng tê hoặc yếu cơ, đặc biệt là thường xảy ra ở một bên cơ thể; có dấu hiệu thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt; cảm thấy chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động; xuất hiện hiện tượng nói ngọng, khó nói, lưỡi bị tê cứng…

Hoặc theo các chuyên gia y tế, có thể nhận diện cơn đột quỵ theo quy tắc F.A.S.T như sau:

F (Face): Đầu tiên là biến đổi ở mặt, bệnh nhân có thể liệt mặt, méo miệng, nhân trung lệch đi, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.

A (Arm): Yếu liệt tay chân. Đánh giá bệnh nhân có bị yếu hoặc liệt một bên hay không bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao. Bệnh nhân không nâng tay lên được, nếu nâng được cũng rất khó.

S (Speech): Ngôn ngữ bất thường, nói khó.

T (Time) : Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng trên một cách đột ngột hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115, đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

Do đó, khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ, cần nhanh chóng gọi người trợ giúp và gọi ngay xe cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất có đủ phương tiện, kỹ thuật, chuyên môn tái thông mạch máu não.

Nếu bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não được chuyển đến bệnh viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ và được điều trị đặc hiệu bằng thuốc tiêu huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan.

Ngược lại, nếu lỡ “thời gian vàng” cấp cứu đột quỵ, người bệnh có thể tử vong hoặc có cứu được cũng để lại di chứng nặng nề, khiến người bệnh tàn phế, liệt, nằm trên giường bệnh suốt đời.

Để phòng ngừa đột quỵ, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần phòng ngừa các yếu tố nguy cơ như bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Vì vậy, cần có chế độ ăn uống hợp lý để giúp phòng bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, tập thể dục đều đặn cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ hay xảy ra trong mùa lạnh do khi bị nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Vì vậy, cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Khi trời lạnh cần giữa ấm, không ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc tối muộn khi trời còn lạnh. Nếu muốn tập thể dục có thể tập trong nhà vào thời gian muộn hơn.

Mặt khác, cần hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, nước ngọt, đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post

Đậu mùa khỉ có thể lây truyền trước khi các triệu chứng xuất hiện

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Nếu chẳng may bạn là F0, cần làm gì và không nên làm gì?

Nếu chẳng may bạn là F0, cần làm gì và không nên làm gì?

KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN NĂM 2014

Ngày đầu tiên hơn 3.900 học sinh Ba Vì trở lại trường, tuân thủ nghiêm phòng chống dịch

Ngày đầu tiên hơn 3.900 học sinh Ba Vì trở lại trường, tuân thủ nghiêm phòng chống dịch

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?