Trước tình hình số ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố trong tuần qua có khuynh hướng tăng cao hơn những tuần trước, UBND TP.HCM chọn tháng 8 là tháng cao điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại của trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi ở TP.HCM chỉ mới đạt 19,86% và tỷ lệ tiêm mũi 1 và mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 46,9% và 24,3%.
Do đó, sáng nay (1/8), Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức 5 đoàn đi kiểm tra đột xuất công tác tiêm vaccine cho trẻ em tại các Quận 7, Quận 8, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè nhằm khảo sát nhanh tình hình phụ huynh đưa con, em đến các điểm tiêm trong cộng đồng và trong trường học. Qua đó, ngành y tế thành phố đánh giá các nguyên nhân làm tỷ lệ chưa cao như mong muốn, trên cơ sở đó triển khai các giải pháp phù hợp.
Tại điểm tiêm của trường Trung học Hoàng Minh Đạo (252 Bông Sao, Phường 5, Quận 8), nhiều phụ huynh đưa con đến điểm tiêm để được tiêm mũi 1, mũi 2 hoặc mũi nhắc lại theo quy định. Đoàn kiểm tra đánh giá điểm tiêm được tổ chức nghiêm túc từ khâu đăng ký tiêm, khám sàng lọc, tiêm vaccine cho đến đội cấp cứu sẵn sàng tại điểm tiêm.
Tuy nhiên, theo đoàn kiểm tra, còn một số vấn đề nếu được ban chỉ đạo phòng chống dịch Quận 8, Sở Giáo dục & Đào tạo và nhất là các cơ quan truyền thông quan tâm triển khai thì hiệu quả của hoạt động tiêm vaccine trên địa bàn Quận 8 sẽ được tăng cao.
Cụ thể, hiện tại, Quận 8 chỉ mới triển khai 1 điểm tiêm cho trẻ em tại trường học là chưa phù hợp và chưa đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Việc mở thêm các điểm tiêm cho trẻ em tại các trường học trên địa bàn quận là hợp lý nhất vì các trường đã được tập huấn về mở các điểm tiêm an toàn.
Bên cạnh đó, phụ huynh có nhận được tin nhắn của cô chủ nhiệm lớp về tiêm vaccine nhưng một vài nội dung chưa được cập nhật. Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường cập nhật thông tin và hướng dẫn các phòng giáo dục, các trường học trên địa bàn truyền thông đúng nội dung đến từng phụ huynh và học sinh.
Ngoài ra, trong tháng cao điểm này, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu 3 bệnh viện chuyên khoa Nhi của Thành phố (Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Nhi đồng Thành phố) luôn sẵn sàng các đội tiêm để tăng cường số điểm tiêm và số bàn tiêm cho tất cả các quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Đồng thời yêu cầu Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố sẵn sàng bố trí các xe cấp cứu tại các khu vực có điểm tiêm.
Bên cạnh đó, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các báo, đài đồng hành với ngành y tế để tăng cường truyền thông cho người dân về sự cần thiết của tiêm vaccine phòng COVID-19 trong giai đoạn hiện nay, nhất là trẻ em và người thuộc nhóm nguy cơ.
Với việc đồng loạt triển khai các giải pháp trên, người dân sẽ có nhận thức đúng hơn về ý nghĩa của tiêm vaccine phòng COVID-19 và nhất là tầm quan trọng của tiêm nhắc lại cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi, khi đó tỷ lệ tiêm vaccine ở trẻ em sẽ sớm được tăng cao. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em trước dịch COVID-19 vốn còn diễn biến khá phức tạp.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Trước tình hình số ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố trong tuần qua có khuynh hướng tăng cao hơn những tuần trước, UBND TP.HCM chọn tháng 8 là tháng cao điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại của trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi ở TP.HCM chỉ mới đạt 19,86% và tỷ lệ tiêm mũi 1 và mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 46,9% và 24,3%.
Do đó, sáng nay (1/8), Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức 5 đoàn đi kiểm tra đột xuất công tác tiêm vaccine cho trẻ em tại các Quận 7, Quận 8, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè nhằm khảo sát nhanh tình hình phụ huynh đưa con, em đến các điểm tiêm trong cộng đồng và trong trường học. Qua đó, ngành y tế thành phố đánh giá các nguyên nhân làm tỷ lệ chưa cao như mong muốn, trên cơ sở đó triển khai các giải pháp phù hợp.
Tại điểm tiêm của trường Trung học Hoàng Minh Đạo (252 Bông Sao, Phường 5, Quận 8), nhiều phụ huynh đưa con đến điểm tiêm để được tiêm mũi 1, mũi 2 hoặc mũi nhắc lại theo quy định. Đoàn kiểm tra đánh giá điểm tiêm được tổ chức nghiêm túc từ khâu đăng ký tiêm, khám sàng lọc, tiêm vaccine cho đến đội cấp cứu sẵn sàng tại điểm tiêm.
Tuy nhiên, theo đoàn kiểm tra, còn một số vấn đề nếu được ban chỉ đạo phòng chống dịch Quận 8, Sở Giáo dục & Đào tạo và nhất là các cơ quan truyền thông quan tâm triển khai thì hiệu quả của hoạt động tiêm vaccine trên địa bàn Quận 8 sẽ được tăng cao.
Cụ thể, hiện tại, Quận 8 chỉ mới triển khai 1 điểm tiêm cho trẻ em tại trường học là chưa phù hợp và chưa đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Việc mở thêm các điểm tiêm cho trẻ em tại các trường học trên địa bàn quận là hợp lý nhất vì các trường đã được tập huấn về mở các điểm tiêm an toàn.
Bên cạnh đó, phụ huynh có nhận được tin nhắn của cô chủ nhiệm lớp về tiêm vaccine nhưng một vài nội dung chưa được cập nhật. Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường cập nhật thông tin và hướng dẫn các phòng giáo dục, các trường học trên địa bàn truyền thông đúng nội dung đến từng phụ huynh và học sinh.
Ngoài ra, trong tháng cao điểm này, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu 3 bệnh viện chuyên khoa Nhi của Thành phố (Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Nhi đồng Thành phố) luôn sẵn sàng các đội tiêm để tăng cường số điểm tiêm và số bàn tiêm cho tất cả các quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Đồng thời yêu cầu Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố sẵn sàng bố trí các xe cấp cứu tại các khu vực có điểm tiêm.
Bên cạnh đó, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các báo, đài đồng hành với ngành y tế để tăng cường truyền thông cho người dân về sự cần thiết của tiêm vaccine phòng COVID-19 trong giai đoạn hiện nay, nhất là trẻ em và người thuộc nhóm nguy cơ.
Với việc đồng loạt triển khai các giải pháp trên, người dân sẽ có nhận thức đúng hơn về ý nghĩa của tiêm vaccine phòng COVID-19 và nhất là tầm quan trọng của tiêm nhắc lại cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi, khi đó tỷ lệ tiêm vaccine ở trẻ em sẽ sớm được tăng cao. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em trước dịch COVID-19 vốn còn diễn biến khá phức tạp.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn