Tại các địa phương ở Nam Trung Bộ như Khánh Hòa; Bình Định… số ca mắc sốt xuất huyết vẫn nhiều.
Theo dõi chặt chẽ, điều trị tốt cho bệnh nhân
Thống kê đến hết tháng 6, số ca mắc sốt xuất huyết ở Khánh Hòa đã trên 810 ca. Là tỉnh có bệnh sốt xuất huyết lưu hành nhiều năm nay nên Khánh Hòa đã chủ động xử lý các ổ dịch ngay khi xuất hiện. Bên cạnh đó huy động đội ngũ y tế, nhất là y tế dự phòng xuống tận các thôn/khu dân cư nguy cơ để đánh giá tình hình dịch bệnh.
Tại tỉnh Bình Định, các ca mắc mới sốt xuất huyết trong những tuần gần đây vẫn gia tăng. Đến ngày 13/7, tổng cộng đã có 1.232 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết với 91 ổ dịch.
Riêng trong tuần từ 7 đến 13/7 ghi nhận 132 ca bệnh sốt xuất huyết. Trong tuần, phát hiện 7 ổ dịch sốt xuất huyết tại các huyện, thị xã: Hoài Nhơn 2 ổ dịch (Hoài Tân 1, Hoài Phú 1); Hoài Ân 3 ổ dịch (Ân Thạnh 1, Ân Phong 1, Ân Đức 1); An Lão 2 ổ dịch (An Hòa 1, TT An Lão 1).
Để ngăn chặn sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, ngành y tế 2 địa phương có ca mắc nhiều này đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tích cực tham mưu cho UBND cấp huyện tăng cường chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng.
Đảm bảo tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát, xử lý các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt lăng quăng theo hướng dẫn của ngành y tế.
Các cơ sở khám, chữa bệnh cũng theo dõi sát sao người bệnh sốt xuất huyết đang nằm điều trị nội trú trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện. Điều trị kịp thời hoặc chuyển tuyến các ca bệnh sốt xuất huyết có diễn biến nặng. Củng cố và duy trì hoạt động của “nhóm điều trị bệnh sốt xuất huyết” và “đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết” tại các đơn vị khám, chữa bệnh để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.
Diệt muỗi, lăng quăng để phòng sốt xuất huyết
Một trong những việc làm quan trọng trong việc ngăn chặn, phòng bệnh sốt xuất huyết bùng phát đó diệt muỗi, lăng quăng. Dưới sự hướng dẫn của ngành y tế, tại các điểm nguy cơ dịch sốt xuất huyết ở Khánh Hòa, Bình Định hàng loạt người dân, học sinh đã chủ động tìm diệt muỗi, lăng quăng quan nơi mình sinh sống.
Lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa cho biết, vẫn liên tục khuyến cáo người dân vệ sinh, diệt muỗi. Cùng với đó, phối hợp với các trường học, phụ huynh hướng dẫn học sinh diệt muỗi, loại bỏ môi trường phát sinh lăng quăng.
Bà Võ Thị Mỹ ở Vĩnh Hòa (Nha Trang, ) cho biết: “Từ các hướng dẫn của ngành y tế, đa số hộ dân đã nắm được phương pháp phòng dịch. Điều quan trọng nhất là phải chủ động diệt muỗi, lăng quăng. Người nọ kêu gọi người kia đồng thời huấn luyện cho con em mình cách diệt muỗi và lăng quăng”.
Nhiều ngày nay, bà Mỹ đã hướng dẫn cho con của mình đang là học sinh tiểu học cùng một số người thân diệt muỗi, dọn vệ sinh và đảm bảo vệ sinh cá nhân cho các em.
Tại một số địa điểm có ca mắc sốt xuất huyết nhiều của tỉnh Bình Định như: Hoài Ân; An Nhơn; Phù Mỹ… người dân cũng đã chủ động loại bỏ môi trường sống, môi trường phát sinh muỗi, lăng quăng. Theo các hộ dân sinh sống nơi đây, diệt muỗi, lăng quăng, tăng cường vệ sinh vừa là để bảo vệ bản thân vừa bảo vệ gia đình và cộng đồng trước dịch bệnh.
Học sinh cũng đã được hướng dẫn kỹ cách nhận biết bất kể nơi nào có nước thì muỗi cũng có thể đến sinh sản được. Vậy nên cách dễ nhất ai cũng làm được là xử lý các vật dụng có khả năng làm ứ đọng nước xung quanh mình. Lật úp các nơi có thể ứ đọng nước xung quanh nơi sinh sống như chai lọ, lu, vỏ chai nhựa, lốp xe hỏng… Các môi trường có thể phát sinh muỗi như hốc cây, kẽ lá… cũng cần được xử lý để triệt tiêu môi trường phát sinh muỗi, lăng quăng.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tại các địa phương ở Nam Trung Bộ như Khánh Hòa; Bình Định… số ca mắc sốt xuất huyết vẫn nhiều.
Theo dõi chặt chẽ, điều trị tốt cho bệnh nhân
Thống kê đến hết tháng 6, số ca mắc sốt xuất huyết ở Khánh Hòa đã trên 810 ca. Là tỉnh có bệnh sốt xuất huyết lưu hành nhiều năm nay nên Khánh Hòa đã chủ động xử lý các ổ dịch ngay khi xuất hiện. Bên cạnh đó huy động đội ngũ y tế, nhất là y tế dự phòng xuống tận các thôn/khu dân cư nguy cơ để đánh giá tình hình dịch bệnh.
Tại tỉnh Bình Định, các ca mắc mới sốt xuất huyết trong những tuần gần đây vẫn gia tăng. Đến ngày 13/7, tổng cộng đã có 1.232 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết với 91 ổ dịch.
Riêng trong tuần từ 7 đến 13/7 ghi nhận 132 ca bệnh sốt xuất huyết. Trong tuần, phát hiện 7 ổ dịch sốt xuất huyết tại các huyện, thị xã: Hoài Nhơn 2 ổ dịch (Hoài Tân 1, Hoài Phú 1); Hoài Ân 3 ổ dịch (Ân Thạnh 1, Ân Phong 1, Ân Đức 1); An Lão 2 ổ dịch (An Hòa 1, TT An Lão 1).
Để ngăn chặn sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, ngành y tế 2 địa phương có ca mắc nhiều này đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tích cực tham mưu cho UBND cấp huyện tăng cường chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng.
Đảm bảo tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát, xử lý các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt lăng quăng theo hướng dẫn của ngành y tế.
Các cơ sở khám, chữa bệnh cũng theo dõi sát sao người bệnh sốt xuất huyết đang nằm điều trị nội trú trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện. Điều trị kịp thời hoặc chuyển tuyến các ca bệnh sốt xuất huyết có diễn biến nặng. Củng cố và duy trì hoạt động của “nhóm điều trị bệnh sốt xuất huyết” và “đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết” tại các đơn vị khám, chữa bệnh để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.
Diệt muỗi, lăng quăng để phòng sốt xuất huyết
Một trong những việc làm quan trọng trong việc ngăn chặn, phòng bệnh sốt xuất huyết bùng phát đó diệt muỗi, lăng quăng. Dưới sự hướng dẫn của ngành y tế, tại các điểm nguy cơ dịch sốt xuất huyết ở Khánh Hòa, Bình Định hàng loạt người dân, học sinh đã chủ động tìm diệt muỗi, lăng quăng quan nơi mình sinh sống.
Lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa cho biết, vẫn liên tục khuyến cáo người dân vệ sinh, diệt muỗi. Cùng với đó, phối hợp với các trường học, phụ huynh hướng dẫn học sinh diệt muỗi, loại bỏ môi trường phát sinh lăng quăng.
Bà Võ Thị Mỹ ở Vĩnh Hòa (Nha Trang, ) cho biết: “Từ các hướng dẫn của ngành y tế, đa số hộ dân đã nắm được phương pháp phòng dịch. Điều quan trọng nhất là phải chủ động diệt muỗi, lăng quăng. Người nọ kêu gọi người kia đồng thời huấn luyện cho con em mình cách diệt muỗi và lăng quăng”.
Nhiều ngày nay, bà Mỹ đã hướng dẫn cho con của mình đang là học sinh tiểu học cùng một số người thân diệt muỗi, dọn vệ sinh và đảm bảo vệ sinh cá nhân cho các em.
Tại một số địa điểm có ca mắc sốt xuất huyết nhiều của tỉnh Bình Định như: Hoài Ân; An Nhơn; Phù Mỹ… người dân cũng đã chủ động loại bỏ môi trường sống, môi trường phát sinh muỗi, lăng quăng. Theo các hộ dân sinh sống nơi đây, diệt muỗi, lăng quăng, tăng cường vệ sinh vừa là để bảo vệ bản thân vừa bảo vệ gia đình và cộng đồng trước dịch bệnh.
Học sinh cũng đã được hướng dẫn kỹ cách nhận biết bất kể nơi nào có nước thì muỗi cũng có thể đến sinh sản được. Vậy nên cách dễ nhất ai cũng làm được là xử lý các vật dụng có khả năng làm ứ đọng nước xung quanh mình. Lật úp các nơi có thể ứ đọng nước xung quanh nơi sinh sống như chai lọ, lu, vỏ chai nhựa, lốp xe hỏng… Các môi trường có thể phát sinh muỗi như hốc cây, kẽ lá… cũng cần được xử lý để triệt tiêu môi trường phát sinh muỗi, lăng quăng.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn