HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Cơ quan y tế Pháp giải thích hiện tượng tái nhiễm virus SARS-CoV-2

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Cơ quan Y tế công cộng Pháp (SPF) đã xác nhận rằng trong số những người bị nhiễm từ ngày 1/1/2021 đến ngày 24/4/2022, chỉ có hơn 1,1 triệu trường hợp bị tái nhiễm. Không phải ai nhiễm bệnh cũng đi xét nghiệm COVID-19 và các biện pháp phòng dịch đã bị dỡ bỏ nên dự kiến việc tái nhiễm sẽ tăng trong những tuần tới.

Nhà chức trách Pháp coi trường hợp bị “tái nhiễm” là những người được xác định dương tính tối thiểu 2 lần cách nhau ít nhất 2 tháng.

Theo báo cáo do cơ quan này công bố, ít nhất 12% số người có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 trong tuần từ ngày 6-12/6 đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đây.

Cơ quan y tế Pháp giải thích hiện tượng tái nhiễm virus SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Paris, Pháp ngày 1/7/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, số người được chẩn đoán dương tính với virus SARS-CoV-2 trong khoảng thời gian qua tại Pháp đã tăng từ dưới 200 ca/100.000 dân vào cuối tháng 5/2022 lên đến hơn 1.340 ca vào giữa tháng 7/2022 – theo các số liệu từ hồ sơ chuyên ngành SI-Dep (thông tin sàng lọc hệ thống) thống kê trên cơ sở các kết quả xét nghiệm virus.

Tuy nhiên trên thực tế, rất khó để đo lường mức độ gia tăng của dịch vì việc sử dụng sàng lọc bằng xét nghiệm không còn được thực hiện một cách có hệ thống như trước.

Thông thường, tỷ lệ các trường hợp có thể là tái nhiễm COVID-19 được báo cáo hằng tuần và được chốt vào thứ Hai đầu tuần tiếp theo. Dữ liệu này không bao gồm các trường hợp tái nhiễm sau lần nhiễm ở đợt đầu tiên vào năm 2020.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng dữ liệu liên quan đến việc tái nhiễm hiện nay vẫn chỉ là đánh giá tương đối, không đầy đủ, do nhiều hạn chế:

 

Thứ nhất, các ước tính này giả định rằng những người liên quan đã trải qua sàng lọc trong mỗi đợt bùng phát dịch, nhưng khả năng ngày càng thiếu tính chuẩn xác vì người Pháp, do quá mệt mỏi, nên ngày càng ít đi kiểm tra tại các trung tâm xét nghiệm hơn và sử dụng mẫu tự kiểm tra nhiều hơn, do đó kết quả không được báo cáo trong SI-Dep.

Thứ hai, dữ liệu do SPF nghiên cứu kết thúc vào giữa tháng 6/2022 và dữ liệu tháng 7/2022 vẫn chưa được cập nhật.

Thứ ba, số liệu không bao gồm trường hợp tái nhiễm của những người bị nhiễm trong những ngày đầu tiên của dịch do không có hệ thống thông tin cụ thể trước tháng 5/2020 (hệ thống này chỉ được bắt đầu phát triển vào đầu năm 2021, mốc được áp dụng cho việc cập nhật dữ liệu của bệnh nhân được kiểm tra trước khi truyền đến các cơ quan giám sát như SPF).

Ngay từ mùa Hè năm 2020, các trường hợp tái nhiễm đầu tiên đã được các nhà nghiên cứu nhắc đến. Tuy nhiên, số lượng các trường hợp này vẫn khá hạn chế.

Cho đến đầu tháng 12/2021, tỷ lệ tái nhiễm được phát hiện bởi SPF là dưới 1%. Nhưng sau đó, biến thể Omicron xuất hiện và có khả năng lây nhiễm cao do “có thể thoát miễn dịch” mạnh. Do đó, ngay cả những người đã được tiêm chủng hoặc những người đã từng bị nhiễm vẫn có thể bị lây nhiễm Omicron.

Hầu hết các trường hợp tái nhiễm đều do biến thể này hoặc các dòng phụ khác nhau của nó. SPF ghi nhận: “Nghi ngờ về biến thể Omicron đã được tìm thấy ở 93,5% trong số 246.482 trường hợp tái nhiễm”.

Các nghiên cứu của SPF tại Pháp cho thấy đa số các trường hợp tái nhiễm là các nhân viên y tế và những người ở độ tuổi 18-40 tuổi do “phơi nhiễm quá mức với SARS-CoV-2, do hoạt động nghề nghiệp và/hoặc ít tuân thủ các biện pháp phòng dịch cá nhân và giãn cách xã hội.”

Các chỉ số gần đây của Vương quốc Anh cũng rất phù hợp với kết luận của SPF. Họ cũng ghi nhận nguy cơ tái nhiễm cao hơn ở những người chưa được tiêm chủng.

Ngoài ra, cũng còn do các nguyên nhân khác như mức độ phủ tiêm chủng với các liều nhắc lại ở người lớn tuổi quá thưa, do người lớn tuổi có bệnh mãn tính nên bị suy giảm miễn dịch, hoặc do những người có tải lượng virus thấp ở lần nhiễm COVID-19 đầu tiên cũng có nhiều khả năng bị nhiễm lại hơn.

Về tần suất tái nhiễm, mặc dù có thể phương pháp tính khác nhau, nhưng mọi nghiên cứu đều cho thấy sự gia tăng của xu hướng này.

Ở Scotland, khoảng 20% các trường hợp được ghi nhận trong tuần đầu tháng 7/2022 là tái nhiễm, trong khi tỷ lệ này hồi tháng 5/2022 là 13%. Tại bang New York (Mỹ), tỷ lệ này là khoảng 15% trong cùng kỳ nêu trên (11% vào đầu tháng 5/2022).

Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận ở Pháp do SARS-CoV-2 đang lan truyền mạnh và các biện pháp phòng ngừa lại đang dần bị bỏ qua. SPF cũng ghi nhận sự hiện diện của chủ yếu các dòng biến thể phụ Omicron BA.4 và BA.5 hiện nay và dự đoán “số ca tái nhiễm sẽ tiếp tục tăng trong những tuần tới.”

Tuy nhiên, việc bị nhiễm Omicron nhiều lần trong vài tháng vẫn rất hiếm. SPF lưu ý: “Xác suất tái nhiễm vẫn cao hơn đáng kể đối với các trường hợp nhiễm lần đầu tiên nhưng với một biến thể khác (Alpha, Delta hoặc loại khác).”

Dữ liệu của cơ quan này cho thấy thời điểm bị lây nhiễm lần đầu càng lâu thì nguy cơ tái nhiễm càng cao.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

Cơ quan Y tế công cộng Pháp (SPF) đã xác nhận rằng trong số những người bị nhiễm từ ngày 1/1/2021 đến ngày 24/4/2022, chỉ có hơn 1,1 triệu trường hợp bị tái nhiễm. Không phải ai nhiễm bệnh cũng đi xét nghiệm COVID-19 và các biện pháp phòng dịch đã bị dỡ bỏ nên dự kiến việc tái nhiễm sẽ tăng trong những tuần tới.

Nhà chức trách Pháp coi trường hợp bị “tái nhiễm” là những người được xác định dương tính tối thiểu 2 lần cách nhau ít nhất 2 tháng.

Theo báo cáo do cơ quan này công bố, ít nhất 12% số người có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 trong tuần từ ngày 6-12/6 đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đây.

Cơ quan y tế Pháp giải thích hiện tượng tái nhiễm virus SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Paris, Pháp ngày 1/7/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, số người được chẩn đoán dương tính với virus SARS-CoV-2 trong khoảng thời gian qua tại Pháp đã tăng từ dưới 200 ca/100.000 dân vào cuối tháng 5/2022 lên đến hơn 1.340 ca vào giữa tháng 7/2022 – theo các số liệu từ hồ sơ chuyên ngành SI-Dep (thông tin sàng lọc hệ thống) thống kê trên cơ sở các kết quả xét nghiệm virus.

Tuy nhiên trên thực tế, rất khó để đo lường mức độ gia tăng của dịch vì việc sử dụng sàng lọc bằng xét nghiệm không còn được thực hiện một cách có hệ thống như trước.

Thông thường, tỷ lệ các trường hợp có thể là tái nhiễm COVID-19 được báo cáo hằng tuần và được chốt vào thứ Hai đầu tuần tiếp theo. Dữ liệu này không bao gồm các trường hợp tái nhiễm sau lần nhiễm ở đợt đầu tiên vào năm 2020.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng dữ liệu liên quan đến việc tái nhiễm hiện nay vẫn chỉ là đánh giá tương đối, không đầy đủ, do nhiều hạn chế:

 

Thứ nhất, các ước tính này giả định rằng những người liên quan đã trải qua sàng lọc trong mỗi đợt bùng phát dịch, nhưng khả năng ngày càng thiếu tính chuẩn xác vì người Pháp, do quá mệt mỏi, nên ngày càng ít đi kiểm tra tại các trung tâm xét nghiệm hơn và sử dụng mẫu tự kiểm tra nhiều hơn, do đó kết quả không được báo cáo trong SI-Dep.

Thứ hai, dữ liệu do SPF nghiên cứu kết thúc vào giữa tháng 6/2022 và dữ liệu tháng 7/2022 vẫn chưa được cập nhật.

Thứ ba, số liệu không bao gồm trường hợp tái nhiễm của những người bị nhiễm trong những ngày đầu tiên của dịch do không có hệ thống thông tin cụ thể trước tháng 5/2020 (hệ thống này chỉ được bắt đầu phát triển vào đầu năm 2021, mốc được áp dụng cho việc cập nhật dữ liệu của bệnh nhân được kiểm tra trước khi truyền đến các cơ quan giám sát như SPF).

Ngay từ mùa Hè năm 2020, các trường hợp tái nhiễm đầu tiên đã được các nhà nghiên cứu nhắc đến. Tuy nhiên, số lượng các trường hợp này vẫn khá hạn chế.

Cho đến đầu tháng 12/2021, tỷ lệ tái nhiễm được phát hiện bởi SPF là dưới 1%. Nhưng sau đó, biến thể Omicron xuất hiện và có khả năng lây nhiễm cao do “có thể thoát miễn dịch” mạnh. Do đó, ngay cả những người đã được tiêm chủng hoặc những người đã từng bị nhiễm vẫn có thể bị lây nhiễm Omicron.

Hầu hết các trường hợp tái nhiễm đều do biến thể này hoặc các dòng phụ khác nhau của nó. SPF ghi nhận: “Nghi ngờ về biến thể Omicron đã được tìm thấy ở 93,5% trong số 246.482 trường hợp tái nhiễm”.

Các nghiên cứu của SPF tại Pháp cho thấy đa số các trường hợp tái nhiễm là các nhân viên y tế và những người ở độ tuổi 18-40 tuổi do “phơi nhiễm quá mức với SARS-CoV-2, do hoạt động nghề nghiệp và/hoặc ít tuân thủ các biện pháp phòng dịch cá nhân và giãn cách xã hội.”

Các chỉ số gần đây của Vương quốc Anh cũng rất phù hợp với kết luận của SPF. Họ cũng ghi nhận nguy cơ tái nhiễm cao hơn ở những người chưa được tiêm chủng.

Ngoài ra, cũng còn do các nguyên nhân khác như mức độ phủ tiêm chủng với các liều nhắc lại ở người lớn tuổi quá thưa, do người lớn tuổi có bệnh mãn tính nên bị suy giảm miễn dịch, hoặc do những người có tải lượng virus thấp ở lần nhiễm COVID-19 đầu tiên cũng có nhiều khả năng bị nhiễm lại hơn.

Về tần suất tái nhiễm, mặc dù có thể phương pháp tính khác nhau, nhưng mọi nghiên cứu đều cho thấy sự gia tăng của xu hướng này.

Ở Scotland, khoảng 20% các trường hợp được ghi nhận trong tuần đầu tháng 7/2022 là tái nhiễm, trong khi tỷ lệ này hồi tháng 5/2022 là 13%. Tại bang New York (Mỹ), tỷ lệ này là khoảng 15% trong cùng kỳ nêu trên (11% vào đầu tháng 5/2022).

Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận ở Pháp do SARS-CoV-2 đang lan truyền mạnh và các biện pháp phòng ngừa lại đang dần bị bỏ qua. SPF cũng ghi nhận sự hiện diện của chủ yếu các dòng biến thể phụ Omicron BA.4 và BA.5 hiện nay và dự đoán “số ca tái nhiễm sẽ tiếp tục tăng trong những tuần tới.”

Tuy nhiên, việc bị nhiễm Omicron nhiều lần trong vài tháng vẫn rất hiếm. SPF lưu ý: “Xác suất tái nhiễm vẫn cao hơn đáng kể đối với các trường hợp nhiễm lần đầu tiên nhưng với một biến thể khác (Alpha, Delta hoặc loại khác).”

Dữ liệu của cơ quan này cho thấy thời điểm bị lây nhiễm lần đầu càng lâu thì nguy cơ tái nhiễm càng cao.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post

Thừa Thiên Huế: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, đã có ca tử vong

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Thừa Thiên Huế thêm 235 ca mắc mới, đang điều trị 2.540 ca F0

Thừa Thiên Huế thêm 235 ca mắc mới, đang điều trị 2.540 ca F0

WHO, FAO kêu gọi ngừng sử dụng kháng sinh quá liều lượng và sai cách

Chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của chủng virus SARS-CoV-2 mới

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?