Vừa qua, các bác sĩ khoa Chỉnh hình – Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật cắt bỏ khối u máu lớn vùng mông, đùi đã viêm loét và hoại tử nặng và tạo hình vạt da che phủ 1 thì cho bé trai 5 tháng tuổi.
Mẹ bé chia sẻ, bé Đ.P có khối u máu to ở vùng đùi phải từ khi sinh ra, tuy nhiên do thiếu kiến thức về bệnh, tưởng đây chỉ là vết bớt, lại thấy con không đau đớn gì nên gia đình đã không đưa trẻ đi khám. Khi trẻ 3 tháng tuổi, khối u có dấu hiệu đen và loét dần thì gia đình mới đưa trẻ đi khám và điều trị tại cơ sở y tế gần nhà, nhưng tình trạng của trẻ không thuyên giảm, vết loét ngày càng lan rộng. 5 tháng tuổi, trẻ được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám.
ThS.BS Nguyễn Vũ Hoàng – Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương người trực tiếp phẫu thuật cho bé Đ.P cho biết, trẻ nhập viện trong tình trạng có khối u máu kích thước lớn khoảng 8 x 8cm ở đùi phải bị loét và hoại tử nặng. ‘‘Nhận thấy tình trạng tổn thương của bệnh nhi khá nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, vết loét chảy máu nhiều, có thể đe doạ tính mạng trẻ, chúng tôi đã nhanh chóng hội chẩn cùng lãnh đạo Khoa và quyết định phẫu thuật loại bỏ khối u cho trẻ ngay trong ngày’’ – BS Hoàng cho hay.
Sau ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ, khối u đã được bóc tách hoàn toàn khỏi cơ thể bệnh nhi, đồng thời trẻ được tạo hình chuyển vạt da che phủ toàn bộ vết thương. Đây là một ca phẫu thuật tương đối phức tạp do diện tích khuyết hổng rộng, các bác sĩ cần tính toán chi tiết, thiết kế các vạt da và chuyển vạt da che phủ nhằm đảm bảo việc cấp máu cho da, tránh tình trạng da bị hoại tử do thiểu dưỡng, đảm bảo hồi lưu tốt, không ảnh hưởng chức năng vận động vùng chân phải của bé.
10 ngày sau phẫu thuật, vết mổ của trẻ đã khô, trẻ tỉnh táo và hiện đã được xuất viện.
U máu là gì?
Theo bác sĩ Hoàng, u máu trẻ em là bệnh lý thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 10% – 12% ở trẻ sơ sinh. Bệnh được hình thành ngay sau khi trẻ ra đời, đó là kết quả của quá trình tăng sinh tạm thời của các tế bào nội mạch. U máu có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể trẻ.
U máu tồn tại ở 3 thể chính: Thể nông (biểu hiện là một đám màu đỏ tươi nổi gờ trên da bình thường), thể sâu (biểu hiện ra bên ngoài là những vết hơi tím, xanh) và thể hỗn hợp (lúc đầu chỉ ở thể nông sau phát triển lấn sâu hơn vào da).
U máu ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
U máu là một bệnh lý không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ, bệnh thường sẽ tiến triển tốt, tự thoái triển khi trẻ lớn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng tiến triển tốt. Một số trường hợp khối u vẫn tự phát triển và tăng sinh không ngừng. Điều này có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:
-
U máu bị tổn thương loét, chảy máu hay nhiễm trùng.
-
Những u máu phát triển nhanh được điều trị muộn, khi đến giai đoạn thoái triển để lại sẹo da hoặc mô mỡ thừa làm mất tính thẩm mỹ.
-
Các u máu nghiêm trọng có thể gây đe dọa tử vong như u máu ở đường thở gây khó thở, u có thể phát triển rất nhanh kết hợp với rối loạn đông máu làm dễ chảy máu,…
Phương pháp điều trị u máu
Bác sĩ Hoàng cho hay, u máu thông thường là lành tính và có thể tự khỏi khi trẻ lớn. Tuy nhiên với những trẻ có khối u máu lớn hoặc ở các vị trí gây chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể,…thì cần được sớm đưa đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Thời điểm vàng để điều trị u máu là khi trẻ 3 tháng tuổi, trẻ sẽ được khám tổng thể và hướng dẫn sử dụng thuốc giúp khối u máu nhỏ lại. Đặc biệt, với những trẻ có khối u máu lớn nên đến khám từ trước 1 tháng tuổi để được phân loại và tư vấn kịp thời, tránh những di chứng do điều trị không đúng sẽ để lại những hậu quả nặng nề cả về thẩm mỹ và chức năng của trẻ.
‘‘Trường hợp bé Đ.P nếu được đưa đến khám đúng chuyên khoa và sử dụng thuốc kịp thời từ khoảng 1 tháng tuổi thì khối u máu của trẻ đã có thể nhỏ lại và không bị viêm loét, hoại tử nặng như khi trẻ nhập viện’’- Bác sĩ Hoàng chia sẻ. /.
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương
Vừa qua, các bác sĩ khoa Chỉnh hình – Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật cắt bỏ khối u máu lớn vùng mông, đùi đã viêm loét và hoại tử nặng và tạo hình vạt da che phủ 1 thì cho bé trai 5 tháng tuổi.
Mẹ bé chia sẻ, bé Đ.P có khối u máu to ở vùng đùi phải từ khi sinh ra, tuy nhiên do thiếu kiến thức về bệnh, tưởng đây chỉ là vết bớt, lại thấy con không đau đớn gì nên gia đình đã không đưa trẻ đi khám. Khi trẻ 3 tháng tuổi, khối u có dấu hiệu đen và loét dần thì gia đình mới đưa trẻ đi khám và điều trị tại cơ sở y tế gần nhà, nhưng tình trạng của trẻ không thuyên giảm, vết loét ngày càng lan rộng. 5 tháng tuổi, trẻ được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám.
ThS.BS Nguyễn Vũ Hoàng – Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương người trực tiếp phẫu thuật cho bé Đ.P cho biết, trẻ nhập viện trong tình trạng có khối u máu kích thước lớn khoảng 8 x 8cm ở đùi phải bị loét và hoại tử nặng. ‘‘Nhận thấy tình trạng tổn thương của bệnh nhi khá nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, vết loét chảy máu nhiều, có thể đe doạ tính mạng trẻ, chúng tôi đã nhanh chóng hội chẩn cùng lãnh đạo Khoa và quyết định phẫu thuật loại bỏ khối u cho trẻ ngay trong ngày’’ – BS Hoàng cho hay.
Sau ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ, khối u đã được bóc tách hoàn toàn khỏi cơ thể bệnh nhi, đồng thời trẻ được tạo hình chuyển vạt da che phủ toàn bộ vết thương. Đây là một ca phẫu thuật tương đối phức tạp do diện tích khuyết hổng rộng, các bác sĩ cần tính toán chi tiết, thiết kế các vạt da và chuyển vạt da che phủ nhằm đảm bảo việc cấp máu cho da, tránh tình trạng da bị hoại tử do thiểu dưỡng, đảm bảo hồi lưu tốt, không ảnh hưởng chức năng vận động vùng chân phải của bé.
10 ngày sau phẫu thuật, vết mổ của trẻ đã khô, trẻ tỉnh táo và hiện đã được xuất viện.
U máu là gì?
Theo bác sĩ Hoàng, u máu trẻ em là bệnh lý thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 10% – 12% ở trẻ sơ sinh. Bệnh được hình thành ngay sau khi trẻ ra đời, đó là kết quả của quá trình tăng sinh tạm thời của các tế bào nội mạch. U máu có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể trẻ.
U máu tồn tại ở 3 thể chính: Thể nông (biểu hiện là một đám màu đỏ tươi nổi gờ trên da bình thường), thể sâu (biểu hiện ra bên ngoài là những vết hơi tím, xanh) và thể hỗn hợp (lúc đầu chỉ ở thể nông sau phát triển lấn sâu hơn vào da).
U máu ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
U máu là một bệnh lý không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ, bệnh thường sẽ tiến triển tốt, tự thoái triển khi trẻ lớn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng tiến triển tốt. Một số trường hợp khối u vẫn tự phát triển và tăng sinh không ngừng. Điều này có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:
-
U máu bị tổn thương loét, chảy máu hay nhiễm trùng.
-
Những u máu phát triển nhanh được điều trị muộn, khi đến giai đoạn thoái triển để lại sẹo da hoặc mô mỡ thừa làm mất tính thẩm mỹ.
-
Các u máu nghiêm trọng có thể gây đe dọa tử vong như u máu ở đường thở gây khó thở, u có thể phát triển rất nhanh kết hợp với rối loạn đông máu làm dễ chảy máu,…
Phương pháp điều trị u máu
Bác sĩ Hoàng cho hay, u máu thông thường là lành tính và có thể tự khỏi khi trẻ lớn. Tuy nhiên với những trẻ có khối u máu lớn hoặc ở các vị trí gây chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể,…thì cần được sớm đưa đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Thời điểm vàng để điều trị u máu là khi trẻ 3 tháng tuổi, trẻ sẽ được khám tổng thể và hướng dẫn sử dụng thuốc giúp khối u máu nhỏ lại. Đặc biệt, với những trẻ có khối u máu lớn nên đến khám từ trước 1 tháng tuổi để được phân loại và tư vấn kịp thời, tránh những di chứng do điều trị không đúng sẽ để lại những hậu quả nặng nề cả về thẩm mỹ và chức năng của trẻ.
‘‘Trường hợp bé Đ.P nếu được đưa đến khám đúng chuyên khoa và sử dụng thuốc kịp thời từ khoảng 1 tháng tuổi thì khối u máu của trẻ đã có thể nhỏ lại và không bị viêm loét, hoại tử nặng như khi trẻ nhập viện’’- Bác sĩ Hoàng chia sẻ. /.
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương