Trong hai ngày 05-06/4/2022, đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS. TS. Phan Lê Thu Hằng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính – Bộ Y tế, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế cơ sở (GSD) đã có chuyến làm việc tại Bạc Liêu và Trà Vinh để kiểm tra và hỗ trợ công tác triển khai Dự án tại hai tỉnh này.
Tham gia đoàn công tác còn có đại diện nhà tài trợ Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hà Nội và các thành viên khác của Ban quản lý Dự án Trung ương.
Buổi làm việc tháo gỡ khó khăn tại Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu
Đoàn công tác tập trung rà soát tiến độ, trao đổi chi tiết về các vướng mắc, các điểm nghẽn phát sinh trong quá trình triển khai Dự án GSD tại tỉnh cùng chủ đầu tư là các Sở Y tế để tìm ra các giải pháp tháo gỡ cụ thể. Đoàn công tác cũng dành thời gian kiểm tra tiến độ xây dựng các công trình tại thực địa một số trạm y tế xã.
Là các địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, công tác chăm sóc sức khỏe của hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh khá tương đồng, phải đối mặt với khá nhiều thách thức liên quan tới hai vấn đề là khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của cộng đồng dân cư và năng lực của hệ thống cung ứng dịch vụ y tế. Đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế, nhìn chung cộng đồng dân cư gặp bất lợi đáng kể khi tiếp cận dịch vụ y tế, xét trên các khía cạnh tài chính, văn hóa và địa lý.
Về mặt địa lý, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch cộng với hệ thống giao thông chưa thật phát triển được xem là những bất lợi cho việc tiếp cận dịch vụ y tế. Về mặt tài chính, hai tỉnh vẫn được xem là các tỉnh có thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp, điều này đồng nghĩa với những hạn chế về nguồn lực tài chính đầu tư cho hệ thống y tế cũng như năng lực tài chính hộ gia đình vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân.
Hai tỉnh này cũng được xem là những địa phương tương đối đa dạng về mặt văn hóa, với nhiều cộng đồng dân tộc sống xen kẽ, đặt ra những vấn đề cần quan tâm về yếu tố văn hóa khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế.
Năng lực của hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tại Trà Vinh và Bạc Liêu được đánh giá là mới ở mức tương đối khiêm tốn với những hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, nhân lực y tế và năng lực quản trị hệ thống y tế. Điều đáng lưu ý là hạn chế về nhân lực y tế có thể trở nên trầm trọng hơn do tác động cộng hưởng của những khó khăn trong việc phát triển nhân lực y tế tại chỗ (do mặt bằng dân trí của dân cư tương đối thấp) và sự cạnh tranh nhân lực nội vùng (tới trung tâm vùng là Cần Thơ) cũng như ngoại vùng (tới khu vực Đông Nam Bộ, đặc biệt là Tp. HCM).
Trong bối cảnh hạn chế về nguồn lực, dành ưu tiên cao nhất cho Mạng lưới YTCS, nơi cung ứng các dịch vụ cơ bản và thiết yếu nhất cho người dân được xem là lựa chọn thông minh nhất.
Dự án GSD được đánh giá có vai trò quan trọng (xét trên cả bình diện tài chính y tế và kỹ thuật) trong việc hỗ trợ Hệ thống Y tế tại tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân.
Về tài chính, nguồn đầu tư của Dự án cho 2 tỉnh là tương đối lớn, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước hiện còn rất hạn chế. Về mặt kỹ thuật, các can thiệp cốt lõi của Dự án được thiết kế với tính tương tác cao (nâng cấp hạ tâng kỹ thuật thiết yếu, nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý cho đội ngũ nhân viên y tế tuyến đầu, cải thiện môi trường chính sách và hỗ trợ chuyển đổi mô hình cung ứng dịch vụ CSSKBĐ…).
Riêng về mô thức quản trị Dự án, Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế cơ sở được xem là một trong những Dự án đầu tiên của Ngành Y tế trao quyền tự chủ cao nhất cho các địa phương, theo đó Ủy ban Nhân dân tỉnh là chủ quản đầu tư, Ban QLDA tỉnh là chủ đầu tư trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư của Dự án trên địa bàn tỉnh. Điều này có nghĩa, bên cạnh việc mở rộng không gian tự chủ của địa phương, mô thức quản trị Dự án mới cũng đòi hỏi yêu cầu cao hơn về tính tự chịu trách nhiệm, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các địa phương.
Tại Trà Vinh, đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng cùng Sở Y tế, Ban quản lý Dự án tỉnh. Trà Vinh được đánh giá là một trong các tỉnh thuộc nhóm có tiến độ triển khai nhanh trong 13 tỉnh Dự án. Qua đánh giá kết quả thực địa, 07 công trình trạm y tế đầu tiên đã hoàn thành, bàn giao, đi vào sử dụng đã tạo niềm phấn khởi cho nhân dân trong xã thuộc địa bàn hỗ trợ của Dự án, 06 trạm y tế đang trong quá trình xây dựng dự kiến sẽ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng tháng 9 năm 2022.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được của Dự án tại tỉnh Trà Vinh, tiến độ triển khai có dấu hiệu chững lại do một số vướng mắc liên quan đến bố trí vốn cấp phát và vay lại năm 2021 dẫn đến tiến độ giải ngân. Đồng thời vốn ODA năm 2022 cho tỉnh Trà Vinh cũng cần được giao bổ sung để đáp ứng khối lượng công việc và nhu cầu giải ngân của năm. Qua thảo luận, PGS.TS Phan Lê Thu Hằng nhấn mạnh 3 vấn đề UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở ban ngành tập trung ưu tiên bao gồm: bố trí vốn ODA bổ sung cho 2022, kế hoạch 2022 và điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đáp ứng với các nhu cầu thực tế phát sinh trong tình hình mới.
Đoàn công tác làm việc đồng chí Nguyễn Trung Hoàng, Phó Chủ tịch UBNDN tỉnh Trà Vinh.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trung Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã đề nghị Sở Y tế/ Ban Quản lý dự án của tỉnh cần tiếp tục nỗ lực để duy trì tiến độ triển khai Dự án, đồng thời chỉ đạo Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính tháo gỡ các khó khan để đảm bảo có vốn bổ sung cho năm 2022 cho Dự án theo năng lực thực hiện của Ban Quản lý dự án tỉnh. Các nội dung khác Ban Quản lý dự án tỉnh cần hoàn thiện như Báo cáo nghiên cứu khả thi, kế hoạch thực hiện Dự án, danh mục trang thiết bị y tế cho tuyến y tế cơ sở, tài liệu liên quan công tác đầu thầu 16 trạm y tế còn lại cần đảm bảo đúng tiến độ theo đề xuất của CPMU và WB nhằm hoàn thiện hơn nữa năng lực cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở trong tỉnh.
Trong buổi làm việc tại tỉnh Bạc Liêu, PGS. TS. Phan Lê Thu Hằng đánh giá Bạc Liêu đang là tỉnh có tiến độ triển khai Dự án thuộc nhóm chậm trong số 13 tỉnh thuộc Dự án. Để tăng cường, thúc đẩy tiến độ bên cạnh việc nâng cao năng lực của Ban quản lý dự án tỉnh, các giải pháp triển khai cần phải xây dựng chi tiết kèm mốc tiến độ cụ thể liên quan đến các nội dung như việc chuẩn bị, phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt kế hoạch thực hiện 2022, giám sát – đôn đốc các công trình xây dựng đạt tiến độ theo hợp đồng, rút vốn và giải ngân các nguồn vốn, để phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đã phân bổ cho năm 2022./.
Trong hai ngày 05-06/4/2022, đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS. TS. Phan Lê Thu Hằng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính – Bộ Y tế, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế cơ sở (GSD) đã có chuyến làm việc tại Bạc Liêu và Trà Vinh để kiểm tra và hỗ trợ công tác triển khai Dự án tại hai tỉnh này.
Tham gia đoàn công tác còn có đại diện nhà tài trợ Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hà Nội và các thành viên khác của Ban quản lý Dự án Trung ương.
Buổi làm việc tháo gỡ khó khăn tại Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu
Đoàn công tác tập trung rà soát tiến độ, trao đổi chi tiết về các vướng mắc, các điểm nghẽn phát sinh trong quá trình triển khai Dự án GSD tại tỉnh cùng chủ đầu tư là các Sở Y tế để tìm ra các giải pháp tháo gỡ cụ thể. Đoàn công tác cũng dành thời gian kiểm tra tiến độ xây dựng các công trình tại thực địa một số trạm y tế xã.
Là các địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, công tác chăm sóc sức khỏe của hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh khá tương đồng, phải đối mặt với khá nhiều thách thức liên quan tới hai vấn đề là khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của cộng đồng dân cư và năng lực của hệ thống cung ứng dịch vụ y tế. Đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế, nhìn chung cộng đồng dân cư gặp bất lợi đáng kể khi tiếp cận dịch vụ y tế, xét trên các khía cạnh tài chính, văn hóa và địa lý.
Về mặt địa lý, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch cộng với hệ thống giao thông chưa thật phát triển được xem là những bất lợi cho việc tiếp cận dịch vụ y tế. Về mặt tài chính, hai tỉnh vẫn được xem là các tỉnh có thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp, điều này đồng nghĩa với những hạn chế về nguồn lực tài chính đầu tư cho hệ thống y tế cũng như năng lực tài chính hộ gia đình vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân.
Hai tỉnh này cũng được xem là những địa phương tương đối đa dạng về mặt văn hóa, với nhiều cộng đồng dân tộc sống xen kẽ, đặt ra những vấn đề cần quan tâm về yếu tố văn hóa khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế.
Năng lực của hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tại Trà Vinh và Bạc Liêu được đánh giá là mới ở mức tương đối khiêm tốn với những hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, nhân lực y tế và năng lực quản trị hệ thống y tế. Điều đáng lưu ý là hạn chế về nhân lực y tế có thể trở nên trầm trọng hơn do tác động cộng hưởng của những khó khăn trong việc phát triển nhân lực y tế tại chỗ (do mặt bằng dân trí của dân cư tương đối thấp) và sự cạnh tranh nhân lực nội vùng (tới trung tâm vùng là Cần Thơ) cũng như ngoại vùng (tới khu vực Đông Nam Bộ, đặc biệt là Tp. HCM).
Trong bối cảnh hạn chế về nguồn lực, dành ưu tiên cao nhất cho Mạng lưới YTCS, nơi cung ứng các dịch vụ cơ bản và thiết yếu nhất cho người dân được xem là lựa chọn thông minh nhất.
Dự án GSD được đánh giá có vai trò quan trọng (xét trên cả bình diện tài chính y tế và kỹ thuật) trong việc hỗ trợ Hệ thống Y tế tại tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân.
Về tài chính, nguồn đầu tư của Dự án cho 2 tỉnh là tương đối lớn, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước hiện còn rất hạn chế. Về mặt kỹ thuật, các can thiệp cốt lõi của Dự án được thiết kế với tính tương tác cao (nâng cấp hạ tâng kỹ thuật thiết yếu, nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý cho đội ngũ nhân viên y tế tuyến đầu, cải thiện môi trường chính sách và hỗ trợ chuyển đổi mô hình cung ứng dịch vụ CSSKBĐ…).
Riêng về mô thức quản trị Dự án, Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế cơ sở được xem là một trong những Dự án đầu tiên của Ngành Y tế trao quyền tự chủ cao nhất cho các địa phương, theo đó Ủy ban Nhân dân tỉnh là chủ quản đầu tư, Ban QLDA tỉnh là chủ đầu tư trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư của Dự án trên địa bàn tỉnh. Điều này có nghĩa, bên cạnh việc mở rộng không gian tự chủ của địa phương, mô thức quản trị Dự án mới cũng đòi hỏi yêu cầu cao hơn về tính tự chịu trách nhiệm, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các địa phương.
Tại Trà Vinh, đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng cùng Sở Y tế, Ban quản lý Dự án tỉnh. Trà Vinh được đánh giá là một trong các tỉnh thuộc nhóm có tiến độ triển khai nhanh trong 13 tỉnh Dự án. Qua đánh giá kết quả thực địa, 07 công trình trạm y tế đầu tiên đã hoàn thành, bàn giao, đi vào sử dụng đã tạo niềm phấn khởi cho nhân dân trong xã thuộc địa bàn hỗ trợ của Dự án, 06 trạm y tế đang trong quá trình xây dựng dự kiến sẽ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng tháng 9 năm 2022.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được của Dự án tại tỉnh Trà Vinh, tiến độ triển khai có dấu hiệu chững lại do một số vướng mắc liên quan đến bố trí vốn cấp phát và vay lại năm 2021 dẫn đến tiến độ giải ngân. Đồng thời vốn ODA năm 2022 cho tỉnh Trà Vinh cũng cần được giao bổ sung để đáp ứng khối lượng công việc và nhu cầu giải ngân của năm. Qua thảo luận, PGS.TS Phan Lê Thu Hằng nhấn mạnh 3 vấn đề UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở ban ngành tập trung ưu tiên bao gồm: bố trí vốn ODA bổ sung cho 2022, kế hoạch 2022 và điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đáp ứng với các nhu cầu thực tế phát sinh trong tình hình mới.
Đoàn công tác làm việc đồng chí Nguyễn Trung Hoàng, Phó Chủ tịch UBNDN tỉnh Trà Vinh.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trung Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã đề nghị Sở Y tế/ Ban Quản lý dự án của tỉnh cần tiếp tục nỗ lực để duy trì tiến độ triển khai Dự án, đồng thời chỉ đạo Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính tháo gỡ các khó khan để đảm bảo có vốn bổ sung cho năm 2022 cho Dự án theo năng lực thực hiện của Ban Quản lý dự án tỉnh. Các nội dung khác Ban Quản lý dự án tỉnh cần hoàn thiện như Báo cáo nghiên cứu khả thi, kế hoạch thực hiện Dự án, danh mục trang thiết bị y tế cho tuyến y tế cơ sở, tài liệu liên quan công tác đầu thầu 16 trạm y tế còn lại cần đảm bảo đúng tiến độ theo đề xuất của CPMU và WB nhằm hoàn thiện hơn nữa năng lực cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở trong tỉnh.
Trong buổi làm việc tại tỉnh Bạc Liêu, PGS. TS. Phan Lê Thu Hằng đánh giá Bạc Liêu đang là tỉnh có tiến độ triển khai Dự án thuộc nhóm chậm trong số 13 tỉnh thuộc Dự án. Để tăng cường, thúc đẩy tiến độ bên cạnh việc nâng cao năng lực của Ban quản lý dự án tỉnh, các giải pháp triển khai cần phải xây dựng chi tiết kèm mốc tiến độ cụ thể liên quan đến các nội dung như việc chuẩn bị, phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt kế hoạch thực hiện 2022, giám sát – đôn đốc các công trình xây dựng đạt tiến độ theo hợp đồng, rút vốn và giải ngân các nguồn vốn, để phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đã phân bổ cho năm 2022./.