Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 16/3, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2.241 trường hợp có kết quả dương tính với nâng tổng số ca mắc từ đầu năm 2022 đến nay vượt mốc 46.000.
Trong số đó, có 2.520 F0 phát hiện tại các khu công nghiệp và 2.098 phát hiện tại các công ty, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp. Cộng dồn từ thời điểm ngày 20/9/2021 đến nay, các khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh Hà Nam ghi nhận gần 11.000 ca mắc COVID-19 của 223 doanh nghiệp.
Trước tình hình số công nhân, người lao động mắc COVID-19 tăng cao, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã linh hoạt ứng phó để vẫn duy trì hoạt động bình thường, đồng thời bảo đảm công tác an toàn phòng, chống dịch phòng chống dịch.
Bình thường, Công ty cổ phần Happytex Việt Nam (xã Thanh Hà, Thanh Liêm) thường xuyên có 250 công nhân lao động làm việc. Thế nhưng, thời điểm này, công ty chỉ còn duy trì trên dưới 170 công nhân làm việc. Số lao động còn lại thuộc đối tượng là F0, F1 đang nghỉ điều trị COVID-19 và cách ly theo quy định.
Để duy trì hoạt động sản xuất, công ty đã xây dựng phương án vận chuyển máy móc, thiết bị đến từng hộ gia đình để công nhân làm việc tại nhà. Như vậy, vừa bảo đảm công tác phòng dịch, vừa duy trì được việc làm, thu nhập và bảo đảm tiến độ các đơn hàng.
Tương tự, số ca nhiễm COVID-19 trong công nhân lao động tăng nhanh trong những ngày gần đây cũng đang khiến cho nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam bị thiếu nhân lực trầm trọng.
Đơn cử như Công ty TNHH Hệ thống Dây dẫn Sumi Việt Nam có hơn 1.600 F0; Công ty TNHH Yokowo Việt Nam có trên 1.500 F0; Công ty TNHH Gemtek Việt Nam khoảng 1.000 công nhân lao động là đối tượng F0 phải nghỉ làm để điều trị bệnh. Để không để đứt gãy chuỗi sản xuất, các công ty tăng cường hoạt động của tổ an toàn COVID-19 trong việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các trường hợp nghi nhiễm, vận chuyển người mắc COVID-19 từ nhà máy về địa phương cư trú theo hướng dẫn của ngành y tế.
Theo ông Phạm Bá Tùng, Phó Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Ban quản lý đã và đang chủ động cập nhật văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp để kịp thời thông tin tới doanh nghiệp. Ngoài ra, Ban quản lý cũng đang đẩy mạnh việc rà soát, lập danh sách người lao động trong diện tiêm vaccine phòng COVID-19.
Cùng với đó, đề xuất Bảo hiểm xã hội ban hành hướng dẫn khung mẫu hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc diện F0. Đối với các trường hợp F1, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo y tế địa phương ra quyết định cách ly kịp thời để người lao động có thể sớm trở lại làm việc và doanh nghiệp có cơ sở giải quyết chế độ cho người lao động./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 16/3, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2.241 trường hợp có kết quả dương tính với nâng tổng số ca mắc từ đầu năm 2022 đến nay vượt mốc 46.000.
Trong số đó, có 2.520 F0 phát hiện tại các khu công nghiệp và 2.098 phát hiện tại các công ty, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp. Cộng dồn từ thời điểm ngày 20/9/2021 đến nay, các khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh Hà Nam ghi nhận gần 11.000 ca mắc COVID-19 của 223 doanh nghiệp.
Trước tình hình số công nhân, người lao động mắc COVID-19 tăng cao, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã linh hoạt ứng phó để vẫn duy trì hoạt động bình thường, đồng thời bảo đảm công tác an toàn phòng, chống dịch phòng chống dịch.
Bình thường, Công ty cổ phần Happytex Việt Nam (xã Thanh Hà, Thanh Liêm) thường xuyên có 250 công nhân lao động làm việc. Thế nhưng, thời điểm này, công ty chỉ còn duy trì trên dưới 170 công nhân làm việc. Số lao động còn lại thuộc đối tượng là F0, F1 đang nghỉ điều trị COVID-19 và cách ly theo quy định.
Để duy trì hoạt động sản xuất, công ty đã xây dựng phương án vận chuyển máy móc, thiết bị đến từng hộ gia đình để công nhân làm việc tại nhà. Như vậy, vừa bảo đảm công tác phòng dịch, vừa duy trì được việc làm, thu nhập và bảo đảm tiến độ các đơn hàng.
Tương tự, số ca nhiễm COVID-19 trong công nhân lao động tăng nhanh trong những ngày gần đây cũng đang khiến cho nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam bị thiếu nhân lực trầm trọng.
Đơn cử như Công ty TNHH Hệ thống Dây dẫn Sumi Việt Nam có hơn 1.600 F0; Công ty TNHH Yokowo Việt Nam có trên 1.500 F0; Công ty TNHH Gemtek Việt Nam khoảng 1.000 công nhân lao động là đối tượng F0 phải nghỉ làm để điều trị bệnh. Để không để đứt gãy chuỗi sản xuất, các công ty tăng cường hoạt động của tổ an toàn COVID-19 trong việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các trường hợp nghi nhiễm, vận chuyển người mắc COVID-19 từ nhà máy về địa phương cư trú theo hướng dẫn của ngành y tế.
Theo ông Phạm Bá Tùng, Phó Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Ban quản lý đã và đang chủ động cập nhật văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp để kịp thời thông tin tới doanh nghiệp. Ngoài ra, Ban quản lý cũng đang đẩy mạnh việc rà soát, lập danh sách người lao động trong diện tiêm vaccine phòng COVID-19.
Cùng với đó, đề xuất Bảo hiểm xã hội ban hành hướng dẫn khung mẫu hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc diện F0. Đối với các trường hợp F1, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo y tế địa phương ra quyết định cách ly kịp thời để người lao động có thể sớm trở lại làm việc và doanh nghiệp có cơ sở giải quyết chế độ cho người lao động./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn