Hai năm vừa qua là thời điểm khó khăn không chỉ của riêng ai, đối với ngành Y tế nói chung đây là thời gian hình ảnh vất vả hy sinh của những người Thầy thuốc được hiện hữu rõ nét nhất. Nghề Y là một nghề cao quý, Ở đó có rất nhiều người đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho sự nghiệp cứu người mang lại sức khỏe, sự an tâm cho người bệnh. Tại bệnh viện K cũng có nhiều tấm gương là các y bác sĩ không ngại khó, ngại khổ cống hiến hết mình vì người bệnh ung thư. Sự hy sinh, cống hiến của nữ điều dưỡng được nhắc tới trong câu chuyện này đã khiên nhiều đồng nghiệp và người bệnh cảm phục, xúc động.
“Dầm mưa dãi nắng, cần mẫn hơn một tháng, chiến đấu cùng bệnh viện giữa tâm dịch”
Điều dưỡng Nguyễn Thị Thùy hiện công tác tại Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện K, luôn được đồng nghiệp nhắc tới với sự tận tâm, nhiệt tình. Chị đã gắn bó với bệnh viện hơn 20 năm. Từ nữ điều dưỡng công tác 12 năm tại khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, sau đó chuyển công tác một số đơn vị như Khoa Ngoại bụng I, Khoa Hồi sức cấp cứu. Chị đã quen với hình ảnh người bệnh ung thư diễn biến nặng, luôn cần chăm sóc đặc biệt; nhiều đêm trắng cùng đồng nghiệp giành giật sự sống mong manh cho người bệnh trong từng giây từng phút …
Sau 20 năm trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, từ cuối năm 2019 chị công tác tại Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện K, với nhiệm vụ tập trung phát triển, nâng cao chuyên môn của đội ngũ điều dưỡng tại các đơn vị và quan trọng hơn là truyền cho họ cảm hứng, tình yêu nghề, tận tậm vì người bệnh.
Tháng 5/2021, là thời điểm khó khăn của Bệnh viện K khi cả 03 cơ sở của bệnh viện cùng phong tỏa để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Hơn một tháng là khoảng thời gian hơn 3 ngàn người bệnh, cùng người nhà và cán bộ y tế đồng hành, sẻ chia với một tinh thần đoàn kết quyết tâm cao cùng vượt qua dịch bệnh. Khi tình hình dịch đã ổn hơn thì các cán bộ được luân phiên trở về nhà, nhưng riêng với cá nhân của điều dưỡng Nguyễn Thị Thùy chị lại có những điều khác biệt hơn, không ai nghĩ rằng nữ điều dưỡng ấy lại có nghị lực và sức mạnh phi thường đến như thế.
Cùng làm việc với chị, nhưng các đồng nghiệp cũng thốt lên sự cảm phục “Chị Thùy siêu nhân”, bởi người phụ nữ dáng người nhỏ nhắn ấy luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận mọi công việc, chị mặc trang phục bảo hộ từ sáng sớm đến 05.00 chiều hằng ngày dưới cái nắng trời gay gắt vận chuyển đồ nhu yếu phẩm lên từng khoa phòng cho người bệnh và đồng nghiệp. Mồ hôi ướt sũng bộ quần áo bảo hộ, kính chắn giọt bắn mờ đi và có lẽ đôi lần mỗ hôi lẫn cả những giọt nước mắt vì nhớ nhà thương con, nhưng sau tất cả vẫn là nụ cười động viên, lạc quan của chị khi đến các đơn vị đưa đồ cho người bệnh “các bác cùng cố gắng nhé, sẽ sớm được trở về nhà thôi”.
30 ngày xung phong thực hiện nhiệm vụ vận chuyển nhu yếu phẩm lên các đơn vị là 30 ngày chị không vắng mặt. Tinh thần trách nhiệm và sự hy sinh cần cù của chị được thể hiện trong từng động tác, tay thoăn thoắt xếp đồ, phân loại, khoa này cần thêm bao nhiêu quạt, khoa kia chưa đủ nước, khoa này nhiều bệnh nhân mới mổ nên thêm cháo, sữa ….. chị cứ chăm chút và tỷ mỷ đến như thế như thể chị chăm chính người thân của mình ở bệnh viện.
Ngoài thời gian đó, chị trực tiếp đến từng khoa lâm sàng để tham gia hướng dẫn, hỗ trợ công tác chăm sóc người bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt là các khoa có ca bệnh yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19.
Ngày mà bệnh viện chiến thắng, vượt qua tâm dịch, chị cũng chưa trở về nhà. Chị tâm sự “Con gái lớn nhà chị chuẩn bị thi rồi, chị mà về thì sợ con tâm lý, con có thể sẽ phải thi riêng phòng với các bạn khác, đặt mình vào vị trí các bậc phụ huynh khác thì chị cũng sẽ không yên tâm nếu phụ huynh của bạn cùng lớp của con mới trở về từ tâm dịch, nên thôi để mọi người cùng an tâm, quan trọng nhất là giữ tâm lý cho các con và các bạn không bị ảnh hưởng, chị ở lại đây thêm 1 tuần rồi về, …” – nói xong chị lặng lẽ quay đi, có lẽ những giọt nước mắt vì nhớ thương con bao ngày kìm nén giờ vỡ òa.
Đồng nghiệp cùng thu dọn đồ đạc trở về nhà thì cũng là lúc thấy chị chăm chút cho các chậu hoa, cây xanh của cả dãy phòng, đây có lẽ là niềm vui riêng của chị khi một mình ở lại bệnh viện “cũng vì nghĩ cho mọi người, để bé con nhà chị yên tâm thi cùng các bạn”. Mẹ nào cũng thương con, nhưng tình thương của chị thật khác, không ôm ấp vỗ về, không chạy tới ngay với con để ríu rít nô đùa, chị lại thầm lặng hy sinh, sâu thẳm trong trái tim chị từng suy nghĩ, hành động dù nhỏ thôi cũng là hướng về các con.
Sau hơn 40 ngày chị mới trở về đoàn tụ cùng gia đình, cả con cả mẹ đều mừng lắm chị nhớ lại “đấy là lần đầu tiên chị khóc nhiều như thế, khóc vì hạnh phúc, khóc vì thương con, bé út nhà chị còn không tin là mẹ trở về vì chị về cũng không báo trước!”.
“Xung phong chi viện miền Nam sau vài ngày đoàn tụ cùng gia đình”
Chị vừa trở về nhà ít hôm cũng là thời điểm những ngày “nước sôi lửa bỏng”, căng mình chống dịch của các đồng nghiệp phương Nam. Các đồng nghiệp trên cả nước được bố trí chi viện miền Nam ruột thịt. Lại là cánh tay nhỏ bé xung phong đầu tiên, chị nằm trong đoàn công tác số 1 của Bệnh viện K chi viện Thành phố Hồ Chí Minh. Trực tiếp nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 thành phố Hồ Chí Minh, chị không khỏi xót xa “Ranh giới giữa sự sống và cái chết quá mong manh, chứng kiến nhiều người bệnh không thể qua khỏi tất cả có gì bác sĩ thật sự đau lòng, nghẹn đắng. Nhưng tất cả những nỗi niềm ấy đều phải gác lại thật nhanh, tất cả phải cùng tập trung cao độ vào mục tiêu lớn hơn đó là giành lại sự sống cho những người bệnh rất nặng đang ở bên cạnh.”
“Không rời miền Nam dù được luân phiên trở về”
Sau hai tháng chi viện miền Nam, Bệnh viện có đoàn công tác mới được cử đến, nhận nhiệm vụ thay đoàn công tác số 1, chị nằm trong danh sách cán bộ trở về Hà Nội nhưng cánh tay ấy lại xung phong lần nữa, chị mong muốn được ở lại thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục công tác. Chị tâm sự “Công tác ở đây hai tháng, chị đã dần quen với công việc và đặc biệt là chị đã hiểu rõ hơn về công tác chăm sóc người bệnh cấp cứu nên hy vọng là ở lại sẽ giúp được phần nào cho đoàn công tác mới nhận nhiệm vụ, còn nhiều điều chưa quen”.
Thế rồi chị cứ lặng lẽ công hiến cùng các đồng nghiệp, mục tiêu lớn nhất của chị thời điểm ấy là cố gắng giành giật sự sống cho từng người bệnh, nhiều ca mổ cấp cứu nhiều ca tưởng chừng như mọi thứ đã kết thúc thế nhưng may mắn lại mỉm cười, bao mệt mỏi với chị và các đồng nghiệp lại tan biến. Nhớ lại kỷ niệm giữa tâm dịch miền Nam, nhiều người bệnh thiếu máu mà phải cấp cứu, chị đã tham gia hiến máu tình nguyện bằng tất cả tình cảm trách nhiệm của người điều dưỡng và quan trọng là dòng chảy của sự hy sinh trong con người chị.
“Một giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại” chị luôn luôn tâm niệm như vậy, hết mình vì người bệnh, vì đồng nghiệp, vì mọi người, cho được bao nhiêu là chị tình nguyện, không mong cầu nhận lại được gì ngoài sự yên tâm, may mắn hồi phục trở lại sớm của người bệnh.
Càng cảm phục hơn khi nghe tâm sự của chị, khi người chồng đã gắn bó hơn 20 năm qua cũng thực hiện nhiệm vụ công tác tại Nhà máy A45, Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không – Không quân, anh cũng thực hiện nhiệm vụ công tác tại Đồng Nai. Tưởng là ở rất gần, cùng địa điểm công tác nhưng thực tế chẳng một giây phút nào thấy mặt nhau, mỗi người mang một sứ mệnh thiêng liêng là thực hiện một nhiệm vụ công tác, mục tiêu cùng hướng về người bệnh về Nhân dân, gia đình nhỏ bé của chị hy sinh những khoảng thời gian riêng vì hạnh phúc lớn hơn của mọi nhà.
Chỉ đến đêm muộn, khi trở về, cả nhà mới có thời gian ngắn ngủi chia sẻ tâm sự động viên nhau và nhiều lần con chị ngủ quên dù video call cũng chưa kết thúc …
Nỗi nhớ còn khắc khoải, nỗi nhớ nhà khuôn nguôi, nhớ những đồng nghiệp và nhớ những công việc mà mình đang phụ trách tại bệnh viện K nhưng sau hơn 3 tháng, khi gánh nặng với đồng nghiệp phương Nam vơi dần, chị mới yên tâm trở về Hà Nội.
“Chị không nhớ số lần tình nguyện tham gia hiến máu…”
Khoảng thời gian ấy của chị thật đáng khâm phục, đồng nghiệp thường bảo chị có sức mạnh phi thường, và chị vẫn giữ ngọn lửa hy sinh ấy, “Lần thứ mười mấy rồi chị cũng không nhớ rõ nữa, nhưng năm nào chị cũng hiến máu, kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam vừa qua chị cũng tình nguyện tham gia, cầm trên tay giấy chứng nhận hiến máu mà làn nào chị cũng bồi hồi như lần đầu”.
Nữ điều dưỡng ấy cũng như bao người mẹ người vợ người đồng nghiệp khác họ cũng có niềm vui cho riêng mình cũng có những nỗi niềm khắc khoải riêng nhưng có lẽ niềm vui lớn nhất của chị là “trao đi”. Chị vui khi chị đổi ca cho đồng nghiệp khác để họ có thêm một chút thời gian tâm sự động viên con trước kỳ thi, chị vui dù giữa trời nắng hè 40 ° quay lại khu vực cổng để lấy một túi đồ và thuốc mà chị lỡ quên khi người nhà của người bệnh dặn dò rất kỹ “Đây là thuốc tiểu đường của bố cháu cô mang lên giúp nhé”. Chị vui khi mọi người trở về còn chị, chị tiếp tục đi …. đi để cống hiến cho đời, cho người, cho màu áo trắng chị yêu.
Câu chuyện của chị thật sự đã để lại nhiều sự cảm phục với các đồng nghiệp tại bệnh viện K, những sự hy sinh lặng lẽ, âm thầm của chị là bài học, là tấm gương sáng để các cán bộ, đặc biệt thế hệ trẻ của bệnh viện học tập nói theo và lan tỏa tình yêu thương, sự sẻ chia ấy đến mọi người./.
Hai năm vừa qua là thời điểm khó khăn không chỉ của riêng ai, đối với ngành Y tế nói chung đây là thời gian hình ảnh vất vả hy sinh của những người Thầy thuốc được hiện hữu rõ nét nhất. Nghề Y là một nghề cao quý, Ở đó có rất nhiều người đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho sự nghiệp cứu người mang lại sức khỏe, sự an tâm cho người bệnh. Tại bệnh viện K cũng có nhiều tấm gương là các y bác sĩ không ngại khó, ngại khổ cống hiến hết mình vì người bệnh ung thư. Sự hy sinh, cống hiến của nữ điều dưỡng được nhắc tới trong câu chuyện này đã khiên nhiều đồng nghiệp và người bệnh cảm phục, xúc động.
“Dầm mưa dãi nắng, cần mẫn hơn một tháng, chiến đấu cùng bệnh viện giữa tâm dịch”
Điều dưỡng Nguyễn Thị Thùy hiện công tác tại Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện K, luôn được đồng nghiệp nhắc tới với sự tận tâm, nhiệt tình. Chị đã gắn bó với bệnh viện hơn 20 năm. Từ nữ điều dưỡng công tác 12 năm tại khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, sau đó chuyển công tác một số đơn vị như Khoa Ngoại bụng I, Khoa Hồi sức cấp cứu. Chị đã quen với hình ảnh người bệnh ung thư diễn biến nặng, luôn cần chăm sóc đặc biệt; nhiều đêm trắng cùng đồng nghiệp giành giật sự sống mong manh cho người bệnh trong từng giây từng phút …
Sau 20 năm trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, từ cuối năm 2019 chị công tác tại Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện K, với nhiệm vụ tập trung phát triển, nâng cao chuyên môn của đội ngũ điều dưỡng tại các đơn vị và quan trọng hơn là truyền cho họ cảm hứng, tình yêu nghề, tận tậm vì người bệnh.
Tháng 5/2021, là thời điểm khó khăn của Bệnh viện K khi cả 03 cơ sở của bệnh viện cùng phong tỏa để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Hơn một tháng là khoảng thời gian hơn 3 ngàn người bệnh, cùng người nhà và cán bộ y tế đồng hành, sẻ chia với một tinh thần đoàn kết quyết tâm cao cùng vượt qua dịch bệnh. Khi tình hình dịch đã ổn hơn thì các cán bộ được luân phiên trở về nhà, nhưng riêng với cá nhân của điều dưỡng Nguyễn Thị Thùy chị lại có những điều khác biệt hơn, không ai nghĩ rằng nữ điều dưỡng ấy lại có nghị lực và sức mạnh phi thường đến như thế.
Cùng làm việc với chị, nhưng các đồng nghiệp cũng thốt lên sự cảm phục “Chị Thùy siêu nhân”, bởi người phụ nữ dáng người nhỏ nhắn ấy luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận mọi công việc, chị mặc trang phục bảo hộ từ sáng sớm đến 05.00 chiều hằng ngày dưới cái nắng trời gay gắt vận chuyển đồ nhu yếu phẩm lên từng khoa phòng cho người bệnh và đồng nghiệp. Mồ hôi ướt sũng bộ quần áo bảo hộ, kính chắn giọt bắn mờ đi và có lẽ đôi lần mỗ hôi lẫn cả những giọt nước mắt vì nhớ nhà thương con, nhưng sau tất cả vẫn là nụ cười động viên, lạc quan của chị khi đến các đơn vị đưa đồ cho người bệnh “các bác cùng cố gắng nhé, sẽ sớm được trở về nhà thôi”.
30 ngày xung phong thực hiện nhiệm vụ vận chuyển nhu yếu phẩm lên các đơn vị là 30 ngày chị không vắng mặt. Tinh thần trách nhiệm và sự hy sinh cần cù của chị được thể hiện trong từng động tác, tay thoăn thoắt xếp đồ, phân loại, khoa này cần thêm bao nhiêu quạt, khoa kia chưa đủ nước, khoa này nhiều bệnh nhân mới mổ nên thêm cháo, sữa ….. chị cứ chăm chút và tỷ mỷ đến như thế như thể chị chăm chính người thân của mình ở bệnh viện.
Ngoài thời gian đó, chị trực tiếp đến từng khoa lâm sàng để tham gia hướng dẫn, hỗ trợ công tác chăm sóc người bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt là các khoa có ca bệnh yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19.
Ngày mà bệnh viện chiến thắng, vượt qua tâm dịch, chị cũng chưa trở về nhà. Chị tâm sự “Con gái lớn nhà chị chuẩn bị thi rồi, chị mà về thì sợ con tâm lý, con có thể sẽ phải thi riêng phòng với các bạn khác, đặt mình vào vị trí các bậc phụ huynh khác thì chị cũng sẽ không yên tâm nếu phụ huynh của bạn cùng lớp của con mới trở về từ tâm dịch, nên thôi để mọi người cùng an tâm, quan trọng nhất là giữ tâm lý cho các con và các bạn không bị ảnh hưởng, chị ở lại đây thêm 1 tuần rồi về, …” – nói xong chị lặng lẽ quay đi, có lẽ những giọt nước mắt vì nhớ thương con bao ngày kìm nén giờ vỡ òa.
Đồng nghiệp cùng thu dọn đồ đạc trở về nhà thì cũng là lúc thấy chị chăm chút cho các chậu hoa, cây xanh của cả dãy phòng, đây có lẽ là niềm vui riêng của chị khi một mình ở lại bệnh viện “cũng vì nghĩ cho mọi người, để bé con nhà chị yên tâm thi cùng các bạn”. Mẹ nào cũng thương con, nhưng tình thương của chị thật khác, không ôm ấp vỗ về, không chạy tới ngay với con để ríu rít nô đùa, chị lại thầm lặng hy sinh, sâu thẳm trong trái tim chị từng suy nghĩ, hành động dù nhỏ thôi cũng là hướng về các con.
Sau hơn 40 ngày chị mới trở về đoàn tụ cùng gia đình, cả con cả mẹ đều mừng lắm chị nhớ lại “đấy là lần đầu tiên chị khóc nhiều như thế, khóc vì hạnh phúc, khóc vì thương con, bé út nhà chị còn không tin là mẹ trở về vì chị về cũng không báo trước!”.
“Xung phong chi viện miền Nam sau vài ngày đoàn tụ cùng gia đình”
Chị vừa trở về nhà ít hôm cũng là thời điểm những ngày “nước sôi lửa bỏng”, căng mình chống dịch của các đồng nghiệp phương Nam. Các đồng nghiệp trên cả nước được bố trí chi viện miền Nam ruột thịt. Lại là cánh tay nhỏ bé xung phong đầu tiên, chị nằm trong đoàn công tác số 1 của Bệnh viện K chi viện Thành phố Hồ Chí Minh. Trực tiếp nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 thành phố Hồ Chí Minh, chị không khỏi xót xa “Ranh giới giữa sự sống và cái chết quá mong manh, chứng kiến nhiều người bệnh không thể qua khỏi tất cả có gì bác sĩ thật sự đau lòng, nghẹn đắng. Nhưng tất cả những nỗi niềm ấy đều phải gác lại thật nhanh, tất cả phải cùng tập trung cao độ vào mục tiêu lớn hơn đó là giành lại sự sống cho những người bệnh rất nặng đang ở bên cạnh.”
“Không rời miền Nam dù được luân phiên trở về”
Sau hai tháng chi viện miền Nam, Bệnh viện có đoàn công tác mới được cử đến, nhận nhiệm vụ thay đoàn công tác số 1, chị nằm trong danh sách cán bộ trở về Hà Nội nhưng cánh tay ấy lại xung phong lần nữa, chị mong muốn được ở lại thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục công tác. Chị tâm sự “Công tác ở đây hai tháng, chị đã dần quen với công việc và đặc biệt là chị đã hiểu rõ hơn về công tác chăm sóc người bệnh cấp cứu nên hy vọng là ở lại sẽ giúp được phần nào cho đoàn công tác mới nhận nhiệm vụ, còn nhiều điều chưa quen”.
Thế rồi chị cứ lặng lẽ công hiến cùng các đồng nghiệp, mục tiêu lớn nhất của chị thời điểm ấy là cố gắng giành giật sự sống cho từng người bệnh, nhiều ca mổ cấp cứu nhiều ca tưởng chừng như mọi thứ đã kết thúc thế nhưng may mắn lại mỉm cười, bao mệt mỏi với chị và các đồng nghiệp lại tan biến. Nhớ lại kỷ niệm giữa tâm dịch miền Nam, nhiều người bệnh thiếu máu mà phải cấp cứu, chị đã tham gia hiến máu tình nguyện bằng tất cả tình cảm trách nhiệm của người điều dưỡng và quan trọng là dòng chảy của sự hy sinh trong con người chị.
“Một giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại” chị luôn luôn tâm niệm như vậy, hết mình vì người bệnh, vì đồng nghiệp, vì mọi người, cho được bao nhiêu là chị tình nguyện, không mong cầu nhận lại được gì ngoài sự yên tâm, may mắn hồi phục trở lại sớm của người bệnh.
Càng cảm phục hơn khi nghe tâm sự của chị, khi người chồng đã gắn bó hơn 20 năm qua cũng thực hiện nhiệm vụ công tác tại Nhà máy A45, Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không – Không quân, anh cũng thực hiện nhiệm vụ công tác tại Đồng Nai. Tưởng là ở rất gần, cùng địa điểm công tác nhưng thực tế chẳng một giây phút nào thấy mặt nhau, mỗi người mang một sứ mệnh thiêng liêng là thực hiện một nhiệm vụ công tác, mục tiêu cùng hướng về người bệnh về Nhân dân, gia đình nhỏ bé của chị hy sinh những khoảng thời gian riêng vì hạnh phúc lớn hơn của mọi nhà.
Chỉ đến đêm muộn, khi trở về, cả nhà mới có thời gian ngắn ngủi chia sẻ tâm sự động viên nhau và nhiều lần con chị ngủ quên dù video call cũng chưa kết thúc …
Nỗi nhớ còn khắc khoải, nỗi nhớ nhà khuôn nguôi, nhớ những đồng nghiệp và nhớ những công việc mà mình đang phụ trách tại bệnh viện K nhưng sau hơn 3 tháng, khi gánh nặng với đồng nghiệp phương Nam vơi dần, chị mới yên tâm trở về Hà Nội.
“Chị không nhớ số lần tình nguyện tham gia hiến máu…”
Khoảng thời gian ấy của chị thật đáng khâm phục, đồng nghiệp thường bảo chị có sức mạnh phi thường, và chị vẫn giữ ngọn lửa hy sinh ấy, “Lần thứ mười mấy rồi chị cũng không nhớ rõ nữa, nhưng năm nào chị cũng hiến máu, kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam vừa qua chị cũng tình nguyện tham gia, cầm trên tay giấy chứng nhận hiến máu mà làn nào chị cũng bồi hồi như lần đầu”.
Nữ điều dưỡng ấy cũng như bao người mẹ người vợ người đồng nghiệp khác họ cũng có niềm vui cho riêng mình cũng có những nỗi niềm khắc khoải riêng nhưng có lẽ niềm vui lớn nhất của chị là “trao đi”. Chị vui khi chị đổi ca cho đồng nghiệp khác để họ có thêm một chút thời gian tâm sự động viên con trước kỳ thi, chị vui dù giữa trời nắng hè 40 ° quay lại khu vực cổng để lấy một túi đồ và thuốc mà chị lỡ quên khi người nhà của người bệnh dặn dò rất kỹ “Đây là thuốc tiểu đường của bố cháu cô mang lên giúp nhé”. Chị vui khi mọi người trở về còn chị, chị tiếp tục đi …. đi để cống hiến cho đời, cho người, cho màu áo trắng chị yêu.
Câu chuyện của chị thật sự đã để lại nhiều sự cảm phục với các đồng nghiệp tại bệnh viện K, những sự hy sinh lặng lẽ, âm thầm của chị là bài học, là tấm gương sáng để các cán bộ, đặc biệt thế hệ trẻ của bệnh viện học tập nói theo và lan tỏa tình yêu thương, sự sẻ chia ấy đến mọi người./.