Chị Mai Anh (Tây Hồ) cho biết, khi biết mình bị F0, ban đầu chị chỉ có biểu hiện ngạt mũi, ngày hôm sau hơi đau rát họng kèm sốt rét. Tiếp theo đó là những cơn ho kinh hoàng “ho nhiều đến thắt ruột lại, nhiều lúc ho đến cảm giác như muốn gãy cả xương sườn”. Chị đã uống rất nhiều thuốc ho và ngậm, chỉ mong sao cắt được cơn ho vì quá mệt mỏi.
Theo các bác sĩ, với những cơn ho do COVID-19, hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng này, nhưng đó cũng không phải là một điều đáng ngại. Một F0 đau rát họng, ho nhiều, có sốt nhưng đáp ứng thuốc hạ sốt, 1-2 ngày cắt sốt, chỉ số SpO2 bình thường, toàn trạng vẫn ăn uống, ngủ nghỉ được, những cơn ho nghe rất sốt ruột nhưng không gây nguy hiểm.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà cho biết, ho về bản chất là phản ứng bảo vệ cơ thể, nhằm tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp.
Tuy nhiên, ho nhiều quá gây mệt, gây khó ngủ thì cần điều trị. Chúng ta cần phân biệt 2 loại, ho khan và ho có đờm nhưng đờm mắc, dính sâu trong đường thở, không ho khạc ra được, thì cách xử lý sẽ khác nhau.
“Với trường hợp ho khan thì có thể dùng thuốc giảm ho. Ngược lại, ho có đờm thì không nên dùng thuốc giảm ho, lựa chọn đúng lại là thuốc long đờm”.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), điều trị ho không nên nóng vội, không nên tìm mọi cách để hết ho, nhất là đối với trẻ em. Nhiều cơn ho thực sự lại có lợi cho bệnh lý của trẻ, giúp tống ra ngoài dịch nhầy, đờm… giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Vì vậy, cần nhận diện cơn ho để xử lý đúng. Cần đề phòng một số trường hợp ho là là do trào ngược dạ dày thực quản, do khi bị Covid-19, dễ lo lắng, mất ngủ, suy nghĩ nhiều… gây tăng tiết acid dạ dày, gây rối loạn co thắt dạ dày thực quản, cũng gây ho khan. Đối với ho có đờm, có thể do người bệnh bị viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp này phải thăm khám để bác sĩ có hướng xử trí thích hợp.
Nếu thấy dấu hiệu ho tăng lên, khó thở, sốt không dứt, chỉ số SpO2 giảm, nhịp thở nhanh… là những dấu hiệu cảnh báo F0 trở nặng cần thông báo với bác sĩ.
Với các trường hợp ho không có triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo cách chữa ho, giảm ho bằng các biện pháp khắc phục tại nhà:
Nằm kê gối cao
Sử dụng thêm gối để chống chảy dịch mũi và giúp giảm trào ngược axit. Khi nằm thẳng, chất nhầy hoặc axit trào ngược sẽ kích thích cổ họng của bạn, gây ho nhiều hơn về đêm.
Súc miệng nước muối
Đây là phương pháp truyền thống, được nhiều người sử dụng khi bị ho và giúp làm sạch đờm trong cổ họng. Súc miệng với nước muối ấm cũng giúp bạn nhanh chóng “đánh bay” cảm giác đau rát cổ họng.
Sử dụng thuốc ngậm
Thuốc nhỏ hoặc viên ngậm trị ho có tác dụng làm dịu cổ họng bị kích ứng giúp giảm nhanh cơn ho (không dùng cho trẻ nhỏ). Hãy giữ tất cả những loại thuốc này gần giường của bạn. Nếu bạn bị ho, hãy nhớ để thuốc ho, viên ngậm hay một cốc nước trên tủ đầu giường để giảm đau ngay lập tức.
Dùng mật ong
Mật ong kết hợp với gừng, xả, tỏi, chanh… có thể làm giảm cơn ho hữu hiệu. Hơi ấm của mật ong kết hợp với thảo dược này sẽ làm dịu cơn đau họng và làm giảm đờm gây ho.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Chị Mai Anh (Tây Hồ) cho biết, khi biết mình bị F0, ban đầu chị chỉ có biểu hiện ngạt mũi, ngày hôm sau hơi đau rát họng kèm sốt rét. Tiếp theo đó là những cơn ho kinh hoàng “ho nhiều đến thắt ruột lại, nhiều lúc ho đến cảm giác như muốn gãy cả xương sườn”. Chị đã uống rất nhiều thuốc ho và ngậm, chỉ mong sao cắt được cơn ho vì quá mệt mỏi.
Theo các bác sĩ, với những cơn ho do COVID-19, hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng này, nhưng đó cũng không phải là một điều đáng ngại. Một F0 đau rát họng, ho nhiều, có sốt nhưng đáp ứng thuốc hạ sốt, 1-2 ngày cắt sốt, chỉ số SpO2 bình thường, toàn trạng vẫn ăn uống, ngủ nghỉ được, những cơn ho nghe rất sốt ruột nhưng không gây nguy hiểm.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà cho biết, ho về bản chất là phản ứng bảo vệ cơ thể, nhằm tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp.
Tuy nhiên, ho nhiều quá gây mệt, gây khó ngủ thì cần điều trị. Chúng ta cần phân biệt 2 loại, ho khan và ho có đờm nhưng đờm mắc, dính sâu trong đường thở, không ho khạc ra được, thì cách xử lý sẽ khác nhau.
“Với trường hợp ho khan thì có thể dùng thuốc giảm ho. Ngược lại, ho có đờm thì không nên dùng thuốc giảm ho, lựa chọn đúng lại là thuốc long đờm”.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), điều trị ho không nên nóng vội, không nên tìm mọi cách để hết ho, nhất là đối với trẻ em. Nhiều cơn ho thực sự lại có lợi cho bệnh lý của trẻ, giúp tống ra ngoài dịch nhầy, đờm… giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Vì vậy, cần nhận diện cơn ho để xử lý đúng. Cần đề phòng một số trường hợp ho là là do trào ngược dạ dày thực quản, do khi bị Covid-19, dễ lo lắng, mất ngủ, suy nghĩ nhiều… gây tăng tiết acid dạ dày, gây rối loạn co thắt dạ dày thực quản, cũng gây ho khan. Đối với ho có đờm, có thể do người bệnh bị viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp này phải thăm khám để bác sĩ có hướng xử trí thích hợp.
Nếu thấy dấu hiệu ho tăng lên, khó thở, sốt không dứt, chỉ số SpO2 giảm, nhịp thở nhanh… là những dấu hiệu cảnh báo F0 trở nặng cần thông báo với bác sĩ.
Với các trường hợp ho không có triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo cách chữa ho, giảm ho bằng các biện pháp khắc phục tại nhà:
Nằm kê gối cao
Sử dụng thêm gối để chống chảy dịch mũi và giúp giảm trào ngược axit. Khi nằm thẳng, chất nhầy hoặc axit trào ngược sẽ kích thích cổ họng của bạn, gây ho nhiều hơn về đêm.
Súc miệng nước muối
Đây là phương pháp truyền thống, được nhiều người sử dụng khi bị ho và giúp làm sạch đờm trong cổ họng. Súc miệng với nước muối ấm cũng giúp bạn nhanh chóng “đánh bay” cảm giác đau rát cổ họng.
Sử dụng thuốc ngậm
Thuốc nhỏ hoặc viên ngậm trị ho có tác dụng làm dịu cổ họng bị kích ứng giúp giảm nhanh cơn ho (không dùng cho trẻ nhỏ). Hãy giữ tất cả những loại thuốc này gần giường của bạn. Nếu bạn bị ho, hãy nhớ để thuốc ho, viên ngậm hay một cốc nước trên tủ đầu giường để giảm đau ngay lập tức.
Dùng mật ong
Mật ong kết hợp với gừng, xả, tỏi, chanh… có thể làm giảm cơn ho hữu hiệu. Hơi ấm của mật ong kết hợp với thảo dược này sẽ làm dịu cơn đau họng và làm giảm đờm gây ho.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn