Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 nói riêng, trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, những chiến sĩ áo trắng đã âm thầm, lặng lẽ dấn thân, cống hiến, hy sinh tình cảm và lợi ích cá nhân để mang lại cuộc sống bình an cho người dân. Họ đã không “chọn việc nhẹ nhàng”…
Hôm nay, ngày 27/2, ngày truyền thống của ngành Y tế; ngày này cách đây 67 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế với những lời nhắn gửi ân cần, những chỉ đạo sâu sắc, khoa học, mang tính thời đại, định hướng chiến lược cho ngành Y tế Việt Nam phát triển.
Hai năm qua, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, ngành Y tế đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách do diễn biến của đại dịch COVID-19.
Bốn đợt bùng phát dịch bệnh đã xảy ra với quy mô, tính chất khác nhau, đặt ra những thách thức vô cùng to lớn đối với hệ thống y tế, nhưng toàn ngành Y tế đã quyết tâm, chung sức một lòng cùng toàn dân, toàn quân tham gia ngăn chặn, phòng chống và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, góp phần thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh, an toàn trật tự xã hội.
Cũng theo Bộ trưởng, thầy thuốc, y bác sỹ, cán bộ, nhân viên y tế đã có mặt trên mọi chiến tuyến, làm việc không mệt mỏi để sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, mang lại sức khỏe và bảo vệ tính mạng cho Nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội: Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, đóng góp của đội ngũ cán bộ y tế không thể đong đếm được
Đến thăm và chúc mừng Ngành y tế nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2022), tại BV Việt Đức chiều 25/2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, sự đóng góp của đội ngũ cán bộ y tế nói chung, đội ngũ cán bộ khoa học y tế nói riêng là không thể đong đếm được. Trong cuộc chiến không tiếng súng này, hàng trăm nghìn cán bộ y tế đã và đang phải gác lại mọi riêng tư, chấp nhận hy sinh cá nhân, tận tình, chu đáo chăm sóc người bệnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, chỉ tính đợt dịch thứ 4 (tháng 4/2021 đến nay), ngành y tế đã huy động một lực lượng lớn nhất từ trước đến nay với hơn 25 nghìn giáo sư, y bác sĩ, các cán bộ, nhân viên y tế và sinh viên các trường y dược hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch.
Hàng trăm nghìn cán bộ y tế thường xuyên, ngày đêm quả cảm nơi tuyến đầu, đối diện hiểm nguy tính mạng, sức khỏe, đã có khoảng 3.000 cán bộ y tế bị nhiễm COVID-19 và hơn 10 trường hợp đã hy sinh, thực sự là những “chiến sĩ áo trắng” dấn thân thực hiện sứ mệnh cao cả của mình”.
Bí thư Thành ủy TP HCM: Những phẩm chất cao quý của thầy thuốc được nhìn thấy rất rõ, nổi bật qua 4 điểm…
Sáng 26/2, Thành ủy, HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM đã tổ chức Lễ đón nhận các hình thức khen thưởng cấp nhà nước và họp mặt kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với ngành y tế cả nước. Trước bối cảnh sức khỏe và tính mạng của người dân bị đe dọa vô cùng nguy cấp, hệ thống chính trị cùng nhân dân nỗ lực quyết tâm chung sức đồng lòng vượt qua đại dịch. Chính lúc này, toàn ngành y tế trở thành lực lượng chủ yếu, dũng cảm xông pha nơi tuyến đầu chống dịch.
Chứng kiến ngày tháng cam go tưởng chừng không thể vượt qua, Bí thư Thành ủy Thành phố HCM cho rằng, những phẩm chất cao quý của thầy thuốc được nhìn thấy rất rõ, nổi bật qua 4 điểm: Đó là tinh thần đoàn kết trong sáng, nhất hô bá ứng, toàn hệ thống không phân biệt vị trí, thứ bậc, tuổi tác, vùng miền, đương chức hay nghỉ hưu đều có chung sứ mệnh thiêng liêng, vượt lên trách nhiệm đơn thuần vì sức khỏe và tính mạng đồng bào trong cơn nguy khó. Bên cạnh đó, là tình thương yêu người bệnh sâu sắc khi đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân lên trên hết, trước hết.
Các thế hệ thầy thuốc âm thầm, lặng lẽ trên từng vị trí, tùy theo điều kiện, mỗi người đều có cách đóng góp riêng nhưng chung tấm lòng yêu thương bệnh nhân tha thiết. Nhiều người gửi lại thân nhân xung phong vào nơi tâm dịch, bất chấp nguy hiểm, nhiều người không về kịp lễ tang cha, mẹ, hoãn ngày cưới…
Ngoài ra, lực lượng y tế còn góp phần xây dựng nền y học Việt Nam bởi trong quá trình phòng chống dịch có lúc tình huống xuất hiện nhanh, vượt qua kế hoạch dự tính, vượt qua khung pháp lý hiện hành tạo ra sự quá tải toàn diện nhưng các thầy thuốc vẫn bình tĩnh, bản lĩnh, không rời xa các nguyên tắc lãnh đạo, chỉ đạo về chuyên môn.
Ngành Y tế đã huy động sức mạnh toàn hệ thống, kết hợp đông tây y, dân quân y, công tư, nhất là huy động lực lượng trí thức, nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp cùng tham gia kiểm soát đại dịch.
Cùng với đó, trong mọi hoàn cảnh, các thầy thuốc luôn tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt ứng phó đại dịch; luôn quan tâm chăm sóc các bệnh khác nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhiều mô hình, phương pháp mới trong điều trị, phác đồ được thay đổi nhằm thích ứng với tình huống dịch bệnh tăng cao.
Bày tỏ sự biết ơn đội ngũ y tế thành phố và cả nước, Bí thư Thành ủy TP HCM cho rằng, những phần thưởng cao quý của Đảng và nhà nước là sự tưởng thưởng xứng đáng cho đại diện nhiều tổ chức, cá nhân tiêu biểu đã cống hiến, hy sinh nhưng cũng không thể kể hết được.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sự hy sinh của các y bác sĩ, lực lượng tuyến đầu chống dịch để lại hình ảnh tốt đẹp trong lòng nhân dân và được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao
Tại hội nghị gặp mặt đại diện lực lượng y tế và lực lượng tuyến đầu tiêu biểu tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, do Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá cao sự nỗ lực, đóng góp trong công tác phòng, chống dịch của các y, bác sĩ và lực lượng tuyến đầu thời gian qua.
Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy đề nghị các cấp, các ngành của thành phố, các quận, huyện, thị xã tiếp tục quan tâm, đầu tư cho ngành Y tế, nhất là y tế cơ sở. “Phải xác định đầu tư cho y tế là đầu tư cho sức khỏe, cho nhân dân vì một dân tộc Việt Nam khỏe mạnh về thể chất, minh mẫn về trí tuệ để xây dựng và bảo vệ Thủ đô và đất nước”, đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Hơn lúc nào hết chúng ta phải nói lời tri ân với những hy sinh của các thầy thuốc
Phát biểu khi đến thăm, động viên các y bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện huyện Mê Linh (TP. Hà Nội), Trạm y tế lưu động xã Chu Phan (huyện Mê Linh) nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Phó Thủ tướng chia sẻ: sau hơn 2 năm, các lực lượng phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó đi đầu, nòng cốt là ngành y tế, và cả nhân dân đã trưởng thành lên rất nhiều, đã có những mất mát, hy sinh, nhưng “cuộc chiến chống giặc COVID-19” chưa kết thúc.
Đồng thời Phó Thủ tướng cũng mong các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y, các cơ sở y tế về cơ chế, nguồn lực, nhân lực, nhất là tháo gỡ những quy định không phù hợp trong bối cảnh có dịch bệnh.
Bên cạnh đó, mọi người dân Việt Nam có thể giúp đỡ các bác sĩ bằng cách rèn luyện sức khoẻ, tuân thủ các hướng dẫn của ngành y để phòng, chống dịch bệnh, không hoảng sợ nhưng không chủ quan.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta đã hiểu biết nhiều hơn về dịch bệnh COVID-19, đã có vaccine, thuốc điều trị, các công cụ giám sát dịch bệnh, xét nghiệm. Đây là cơ sở để chúng ta trở lại trạng thái bình thường mới, phục hồi và phát triển. Nhưng đội ngũ y tế không được lơ là, chủ quan, phải luôn sẵn sàng trước khả năng xuất hiện những biến chủng mới nguy hiểm, dù xác suất rất nhỏ.
Nguồn: SKĐS
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 nói riêng, trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, những chiến sĩ áo trắng đã âm thầm, lặng lẽ dấn thân, cống hiến, hy sinh tình cảm và lợi ích cá nhân để mang lại cuộc sống bình an cho người dân. Họ đã không “chọn việc nhẹ nhàng”…
Hôm nay, ngày 27/2, ngày truyền thống của ngành Y tế; ngày này cách đây 67 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế với những lời nhắn gửi ân cần, những chỉ đạo sâu sắc, khoa học, mang tính thời đại, định hướng chiến lược cho ngành Y tế Việt Nam phát triển.
Hai năm qua, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, ngành Y tế đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách do diễn biến của đại dịch COVID-19.
Bốn đợt bùng phát dịch bệnh đã xảy ra với quy mô, tính chất khác nhau, đặt ra những thách thức vô cùng to lớn đối với hệ thống y tế, nhưng toàn ngành Y tế đã quyết tâm, chung sức một lòng cùng toàn dân, toàn quân tham gia ngăn chặn, phòng chống và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, góp phần thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh, an toàn trật tự xã hội.
Cũng theo Bộ trưởng, thầy thuốc, y bác sỹ, cán bộ, nhân viên y tế đã có mặt trên mọi chiến tuyến, làm việc không mệt mỏi để sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, mang lại sức khỏe và bảo vệ tính mạng cho Nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội: Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, đóng góp của đội ngũ cán bộ y tế không thể đong đếm được
Đến thăm và chúc mừng Ngành y tế nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2022), tại BV Việt Đức chiều 25/2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, sự đóng góp của đội ngũ cán bộ y tế nói chung, đội ngũ cán bộ khoa học y tế nói riêng là không thể đong đếm được. Trong cuộc chiến không tiếng súng này, hàng trăm nghìn cán bộ y tế đã và đang phải gác lại mọi riêng tư, chấp nhận hy sinh cá nhân, tận tình, chu đáo chăm sóc người bệnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, chỉ tính đợt dịch thứ 4 (tháng 4/2021 đến nay), ngành y tế đã huy động một lực lượng lớn nhất từ trước đến nay với hơn 25 nghìn giáo sư, y bác sĩ, các cán bộ, nhân viên y tế và sinh viên các trường y dược hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch.
Hàng trăm nghìn cán bộ y tế thường xuyên, ngày đêm quả cảm nơi tuyến đầu, đối diện hiểm nguy tính mạng, sức khỏe, đã có khoảng 3.000 cán bộ y tế bị nhiễm COVID-19 và hơn 10 trường hợp đã hy sinh, thực sự là những “chiến sĩ áo trắng” dấn thân thực hiện sứ mệnh cao cả của mình”.
Bí thư Thành ủy TP HCM: Những phẩm chất cao quý của thầy thuốc được nhìn thấy rất rõ, nổi bật qua 4 điểm…
Sáng 26/2, Thành ủy, HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM đã tổ chức Lễ đón nhận các hình thức khen thưởng cấp nhà nước và họp mặt kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với ngành y tế cả nước. Trước bối cảnh sức khỏe và tính mạng của người dân bị đe dọa vô cùng nguy cấp, hệ thống chính trị cùng nhân dân nỗ lực quyết tâm chung sức đồng lòng vượt qua đại dịch. Chính lúc này, toàn ngành y tế trở thành lực lượng chủ yếu, dũng cảm xông pha nơi tuyến đầu chống dịch.
Chứng kiến ngày tháng cam go tưởng chừng không thể vượt qua, Bí thư Thành ủy Thành phố HCM cho rằng, những phẩm chất cao quý của thầy thuốc được nhìn thấy rất rõ, nổi bật qua 4 điểm: Đó là tinh thần đoàn kết trong sáng, nhất hô bá ứng, toàn hệ thống không phân biệt vị trí, thứ bậc, tuổi tác, vùng miền, đương chức hay nghỉ hưu đều có chung sứ mệnh thiêng liêng, vượt lên trách nhiệm đơn thuần vì sức khỏe và tính mạng đồng bào trong cơn nguy khó. Bên cạnh đó, là tình thương yêu người bệnh sâu sắc khi đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân lên trên hết, trước hết.
Các thế hệ thầy thuốc âm thầm, lặng lẽ trên từng vị trí, tùy theo điều kiện, mỗi người đều có cách đóng góp riêng nhưng chung tấm lòng yêu thương bệnh nhân tha thiết. Nhiều người gửi lại thân nhân xung phong vào nơi tâm dịch, bất chấp nguy hiểm, nhiều người không về kịp lễ tang cha, mẹ, hoãn ngày cưới…
Ngoài ra, lực lượng y tế còn góp phần xây dựng nền y học Việt Nam bởi trong quá trình phòng chống dịch có lúc tình huống xuất hiện nhanh, vượt qua kế hoạch dự tính, vượt qua khung pháp lý hiện hành tạo ra sự quá tải toàn diện nhưng các thầy thuốc vẫn bình tĩnh, bản lĩnh, không rời xa các nguyên tắc lãnh đạo, chỉ đạo về chuyên môn.
Ngành Y tế đã huy động sức mạnh toàn hệ thống, kết hợp đông tây y, dân quân y, công tư, nhất là huy động lực lượng trí thức, nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp cùng tham gia kiểm soát đại dịch.
Cùng với đó, trong mọi hoàn cảnh, các thầy thuốc luôn tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt ứng phó đại dịch; luôn quan tâm chăm sóc các bệnh khác nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhiều mô hình, phương pháp mới trong điều trị, phác đồ được thay đổi nhằm thích ứng với tình huống dịch bệnh tăng cao.
Bày tỏ sự biết ơn đội ngũ y tế thành phố và cả nước, Bí thư Thành ủy TP HCM cho rằng, những phần thưởng cao quý của Đảng và nhà nước là sự tưởng thưởng xứng đáng cho đại diện nhiều tổ chức, cá nhân tiêu biểu đã cống hiến, hy sinh nhưng cũng không thể kể hết được.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sự hy sinh của các y bác sĩ, lực lượng tuyến đầu chống dịch để lại hình ảnh tốt đẹp trong lòng nhân dân và được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao
Tại hội nghị gặp mặt đại diện lực lượng y tế và lực lượng tuyến đầu tiêu biểu tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, do Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá cao sự nỗ lực, đóng góp trong công tác phòng, chống dịch của các y, bác sĩ và lực lượng tuyến đầu thời gian qua.
Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy đề nghị các cấp, các ngành của thành phố, các quận, huyện, thị xã tiếp tục quan tâm, đầu tư cho ngành Y tế, nhất là y tế cơ sở. “Phải xác định đầu tư cho y tế là đầu tư cho sức khỏe, cho nhân dân vì một dân tộc Việt Nam khỏe mạnh về thể chất, minh mẫn về trí tuệ để xây dựng và bảo vệ Thủ đô và đất nước”, đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Hơn lúc nào hết chúng ta phải nói lời tri ân với những hy sinh của các thầy thuốc
Phát biểu khi đến thăm, động viên các y bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện huyện Mê Linh (TP. Hà Nội), Trạm y tế lưu động xã Chu Phan (huyện Mê Linh) nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Phó Thủ tướng chia sẻ: sau hơn 2 năm, các lực lượng phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó đi đầu, nòng cốt là ngành y tế, và cả nhân dân đã trưởng thành lên rất nhiều, đã có những mất mát, hy sinh, nhưng “cuộc chiến chống giặc COVID-19” chưa kết thúc.
Đồng thời Phó Thủ tướng cũng mong các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y, các cơ sở y tế về cơ chế, nguồn lực, nhân lực, nhất là tháo gỡ những quy định không phù hợp trong bối cảnh có dịch bệnh.
Bên cạnh đó, mọi người dân Việt Nam có thể giúp đỡ các bác sĩ bằng cách rèn luyện sức khoẻ, tuân thủ các hướng dẫn của ngành y để phòng, chống dịch bệnh, không hoảng sợ nhưng không chủ quan.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta đã hiểu biết nhiều hơn về dịch bệnh COVID-19, đã có vaccine, thuốc điều trị, các công cụ giám sát dịch bệnh, xét nghiệm. Đây là cơ sở để chúng ta trở lại trạng thái bình thường mới, phục hồi và phát triển. Nhưng đội ngũ y tế không được lơ là, chủ quan, phải luôn sẵn sàng trước khả năng xuất hiện những biến chủng mới nguy hiểm, dù xác suất rất nhỏ.
Nguồn: SKĐS