HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Xông hơi phòng COVID-19 dưới góc nhìn của chuyên gia hồi sức tích cực hàng đầu Việt Nam

Admin by Admin
in Tin tức
0
Xông hơi phòng COVID-19 dưới góc nhìn của chuyên gia hồi sức tích cực hàng đầu Việt Nam
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Theo GS.TS. Nguyễn Gia Bình – nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai; Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam, dựa trên nghiên cứu khoa học của Đức đăng trên tạp chí PLOS one cho thấy, việc tăng nhiệt độ (40 độ C) làm ức chế khả năng nhân lên của trên các tế bào biểu mô đường hô hấp.

Còn theo nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hội vi sinh Mỹ (ASM) cho thấy, vai trò của nhiệt độ và độ ẩm đến việc loại bỏ virus trên các bề mặt như thép, nhựa, găng tay… và việc tăng nhiệt độ từ 24 lên đến 35 độ C qua tính toán cho thấy loại bỏ virus rất nhanh.

Từ các nghiên cứu khoa học của thế giới, GS. Bình đã liên tưởng đến việc  bằng các loại thảo dược của các cụ nhà ta xưa kia. Các cụ đã biết dùng các loại thảo dược chứa  như sả, gừng, chanh, lá tre, lá bưởi, lá hương nhu… xông khi bị cảm cúm, bị bệnh mũi họng rất hiệu quả. 

Liệu có phải nhiệt độ cao và hơi ẩm đã vừa ức chế virus vừa sát khuẩn vùng mũi họng, đường hô hấp, vừa thư giãn, rất dễ chịu, sảng khoái, giúp giảm bớt các hàng ngày?

GS. Bình cũng chia sẻ, bản thân ông trước đây mùa lạnh hay bị sụt sịt, thậm chí có lúc phải dùng cả thuốc corticoid xịt mũi. Nhưng gần đây nhờ tích cực xông hơi nên bệnh sụt sịt của ông cũng thuyên giảm nhiều, ông cảm thấy mỗi khi xông hơi vừa thư giãn cơ thể, vừa sát trùng vùng mũi họng, từ đó sức đề kháng của cơ thể cũng tăng lên và các bệnh về mũi họng, … giảm đi nhiều.

Hiện nay, số lượng người dân Hà Nội mắc tăng cao (trên 4500 ca/ngày), nhiều gia đình bị cả nhà: ông bà, bố mẹ, con cái, anh chị em… đều mắc. Bệnh tuy không nặng nhưng dẫn đến phải cách ly lần lượt, kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, xã hội và tinh thần của mọi người. 

Vì vậy theo GS. Bình càng nên xông cho cả gia đình cùng lúc, ngay cả đeo khẩu trang vẫn có thể bị mắc hoặc chưa có biểu hiện lâm sàng. Xông giúp phòng bệnh cho người khỏe trong cùng một gia đình, hạn chế lây nhiễm.

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình để thực hiện. Phương pháp này cũng khá dễ làm và rẻ tiền. Nhà nào không có máy xông hơi, có thể dùng nồi lá xông, cho các  vào, đun sôi lên một lúc, hít hà dần dần từng tí một để tránh bị bỏng hơi nóng. Ngoài dùng các thảo dược có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu quế, chanh, sả, gừng… vào nồi lá xông để xông.

Với các gia đình có máy xông có thể dùng máy xông hơi, nhỏ tinh dầu vào để xông phòng và hít xông mũi họng phòng bệnh COVID-19.

Cần thêm nghiên cứu khoa học về xông hơi trong mùa dịch

GS. Bình cũng đề nghị ngành Y tế cần có những nghiên cứu khoa học về vấn đề áp dụng xông hơi trong mùa dịch bệnh COVID-19. Nghiên cứu xem những gia đình áp dụng xông hơi thì ngoài thay đổi các triệu chứng lâm sàng cần xét nghiệm virus hàng ngày để đánh giá hiệu quả của liệu pháp này và khả năng lây truyền đến đâu để có kết luận chính xác.

GS. Bình khuyến cáo trong đại dịch COVID-19 hiện nay, mỗi người dân nên trang bị cho mình những “vũ khí” để chống lại SARS-CoV-2, đó là tiêm vaccine phòng COVID-19, kết hợp tuân thủ 5K của ngành y tế. Đó là nội công. 

Ngoài ra, chúng ta có thêm biện pháp xông hơi cho cả nhà, một biện pháp ngăn ngừa, hoặc giảm bớt nguy cơ SARS-CoV-2xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể.

“Chúng ta không thể cách ly, giãn cách xã hội mãi được, phải chấp nhận sống chung với SARS-CoV-2. Vì vậy phải tìm cách thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. Mọi người có thể rửa tay với thuốc sát trùng, đeo  để hạn chế hít phải virus, nhưng khi đã hít phải virus vào đường hô hấp thì không có cách nào để súc rửa. Mũi họng có thể làm được, chứ phổi thì không. Vì vậy chỉ có cách hít hà hơi nước ở nhiệt độ cao (50-70 độ C) và tác dụng của các loại tinh dầu giúp sát khuẩn đường hô hấp và ngăn ngừa hoặc hạn chế cho SARS-CoV-2 bám vào niêm mạc  để phát triển” – chuyên gia hồi sức tích cực chia sẻ.

“Có lẽ xông hơi không chỉ tác dụng với SARS-CoV-2 mà còn hữu ích cho các loại virus lây qua đường hô hấp nói chung… Vừa tốt cho sức khỏe vừa không tốn kém. Vì vậy tại sao chúng ta không làm?” – GS. Bình nêu quan điểm. 

Vị chuyên gia này cũng cảnh báo với người dân không nên tin vào các loại thuốc, các cách chữa trị COVID-19 không được cơ quan chức năng cho phép, kiểm duyệt… tràn lan hiện nay.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng bệnh COVID-19 nên xông phòng, xông mũi họng bằng thảo dược và lưu ý không xông trực tiếp vào người. 

Nguồn: SKĐS

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

Theo GS.TS. Nguyễn Gia Bình – nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai; Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam, dựa trên nghiên cứu khoa học của Đức đăng trên tạp chí PLOS one cho thấy, việc tăng nhiệt độ (40 độ C) làm ức chế khả năng nhân lên của trên các tế bào biểu mô đường hô hấp.

Còn theo nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hội vi sinh Mỹ (ASM) cho thấy, vai trò của nhiệt độ và độ ẩm đến việc loại bỏ virus trên các bề mặt như thép, nhựa, găng tay… và việc tăng nhiệt độ từ 24 lên đến 35 độ C qua tính toán cho thấy loại bỏ virus rất nhanh.

Từ các nghiên cứu khoa học của thế giới, GS. Bình đã liên tưởng đến việc  bằng các loại thảo dược của các cụ nhà ta xưa kia. Các cụ đã biết dùng các loại thảo dược chứa  như sả, gừng, chanh, lá tre, lá bưởi, lá hương nhu… xông khi bị cảm cúm, bị bệnh mũi họng rất hiệu quả. 

Liệu có phải nhiệt độ cao và hơi ẩm đã vừa ức chế virus vừa sát khuẩn vùng mũi họng, đường hô hấp, vừa thư giãn, rất dễ chịu, sảng khoái, giúp giảm bớt các hàng ngày?

GS. Bình cũng chia sẻ, bản thân ông trước đây mùa lạnh hay bị sụt sịt, thậm chí có lúc phải dùng cả thuốc corticoid xịt mũi. Nhưng gần đây nhờ tích cực xông hơi nên bệnh sụt sịt của ông cũng thuyên giảm nhiều, ông cảm thấy mỗi khi xông hơi vừa thư giãn cơ thể, vừa sát trùng vùng mũi họng, từ đó sức đề kháng của cơ thể cũng tăng lên và các bệnh về mũi họng, … giảm đi nhiều.

Hiện nay, số lượng người dân Hà Nội mắc tăng cao (trên 4500 ca/ngày), nhiều gia đình bị cả nhà: ông bà, bố mẹ, con cái, anh chị em… đều mắc. Bệnh tuy không nặng nhưng dẫn đến phải cách ly lần lượt, kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, xã hội và tinh thần của mọi người. 

Vì vậy theo GS. Bình càng nên xông cho cả gia đình cùng lúc, ngay cả đeo khẩu trang vẫn có thể bị mắc hoặc chưa có biểu hiện lâm sàng. Xông giúp phòng bệnh cho người khỏe trong cùng một gia đình, hạn chế lây nhiễm.

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình để thực hiện. Phương pháp này cũng khá dễ làm và rẻ tiền. Nhà nào không có máy xông hơi, có thể dùng nồi lá xông, cho các  vào, đun sôi lên một lúc, hít hà dần dần từng tí một để tránh bị bỏng hơi nóng. Ngoài dùng các thảo dược có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu quế, chanh, sả, gừng… vào nồi lá xông để xông.

Với các gia đình có máy xông có thể dùng máy xông hơi, nhỏ tinh dầu vào để xông phòng và hít xông mũi họng phòng bệnh COVID-19.

Cần thêm nghiên cứu khoa học về xông hơi trong mùa dịch

GS. Bình cũng đề nghị ngành Y tế cần có những nghiên cứu khoa học về vấn đề áp dụng xông hơi trong mùa dịch bệnh COVID-19. Nghiên cứu xem những gia đình áp dụng xông hơi thì ngoài thay đổi các triệu chứng lâm sàng cần xét nghiệm virus hàng ngày để đánh giá hiệu quả của liệu pháp này và khả năng lây truyền đến đâu để có kết luận chính xác.

GS. Bình khuyến cáo trong đại dịch COVID-19 hiện nay, mỗi người dân nên trang bị cho mình những “vũ khí” để chống lại SARS-CoV-2, đó là tiêm vaccine phòng COVID-19, kết hợp tuân thủ 5K của ngành y tế. Đó là nội công. 

Ngoài ra, chúng ta có thêm biện pháp xông hơi cho cả nhà, một biện pháp ngăn ngừa, hoặc giảm bớt nguy cơ SARS-CoV-2xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể.

“Chúng ta không thể cách ly, giãn cách xã hội mãi được, phải chấp nhận sống chung với SARS-CoV-2. Vì vậy phải tìm cách thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. Mọi người có thể rửa tay với thuốc sát trùng, đeo  để hạn chế hít phải virus, nhưng khi đã hít phải virus vào đường hô hấp thì không có cách nào để súc rửa. Mũi họng có thể làm được, chứ phổi thì không. Vì vậy chỉ có cách hít hà hơi nước ở nhiệt độ cao (50-70 độ C) và tác dụng của các loại tinh dầu giúp sát khuẩn đường hô hấp và ngăn ngừa hoặc hạn chế cho SARS-CoV-2 bám vào niêm mạc  để phát triển” – chuyên gia hồi sức tích cực chia sẻ.

“Có lẽ xông hơi không chỉ tác dụng với SARS-CoV-2 mà còn hữu ích cho các loại virus lây qua đường hô hấp nói chung… Vừa tốt cho sức khỏe vừa không tốn kém. Vì vậy tại sao chúng ta không làm?” – GS. Bình nêu quan điểm. 

Vị chuyên gia này cũng cảnh báo với người dân không nên tin vào các loại thuốc, các cách chữa trị COVID-19 không được cơ quan chức năng cho phép, kiểm duyệt… tràn lan hiện nay.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng bệnh COVID-19 nên xông phòng, xông mũi họng bằng thảo dược và lưu ý không xông trực tiếp vào người. 

Nguồn: SKĐS

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
Người dân săn lùng ‘thuốc xanh, thuốc đỏ’ trị COVID-19: Có tốt như lời đồn?

Người dân săn lùng 'thuốc xanh, thuốc đỏ' trị COVID-19: Có tốt như lời đồn?

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Vắc xin COVID-19 “made in Viet Nam” Nano Covax sẵn sàng thử nghiệm giai đoạn 3

Vắc xin COVID-19 “made in Viet Nam” Nano Covax sẵn sàng thử nghiệm giai đoạn 3

Trà Vinh cần đẩy nhanh cường độ chống dịch

Trà Vinh cần đẩy nhanh cường độ chống dịch

Hà Nội thêm gần 2.000 ca mới, 70% F0 điều trị tại nhà

Hà Nội thêm gần 2.000 ca mới, 70% F0 điều trị tại nhà

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?