Hôm nay 18/2, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho gần 200 bệnh nhân đang điều trị thận nhân tạo tại Khoa Nội thận tiết niệu của bệnh viện.
Nhằm tạo miễn dịch cộng đồng cũng như bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho những người đang chạy thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tiến hành cho gần 200 bệnh nhân chạy thận.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, bệnh viện đã tổ chức phân luồng người đến tiêm theo khung giờ, trước khi tiêm vaccine, toàn bộ người tiêm chủng được khám sàng lọc kỹ lưỡng, kiểm tra tình trạng sức khoẻ và đều có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính. Bệnh viện bố trí kíp cấp cứu có kinh nghiệm và chuyên môn sâu trực để sẵn sàng xử trí khi có tình huống bất lợi xảy ra, đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Sau tiêm, các bệnh nhân đều được yêu cầu ở lại theo dõi sức khỏe lâu hơn so với những người bình thường khi tiêm vaccine. Khi tất cả các chỉ số đều ổn định, bệnh nhân mới được rời phòng tiêm. Đồng thời, tại đây, bệnh nhân còn được đội ngũ y bác sĩ hướng dẫn, tư vấn kỹ càng về cách thức ăn uống, nghỉ ngơi và những phản ứng phụ sau tiêm để bệnh nhân chủ động theo dõi và báo ngay cho nhân viên y tế.
BSCKII Cao Đức Chinh – Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn TP Hà Nội, việc bảo vệ đối tượng bệnh lý nền, nguy cơ cao khi nhiễm COVID-19, giảm tỷ lệ tử vong và gánh nặng cho y tế được bệnh viện đặt lên hàng đầu.
Thời gian vừa qua, để chăm sóc tốt cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, bệnh viện đã thực hiện phương án: bệnh nhân vùng đỏ vào điều trị nội trú; còn bệnh nhân các vùng khác khuyến cáo hạn chế tiếp xúc, thực hiện “1 cung đường – 2 điểm đến” và thực hiện test nhanh mỗi lần bệnh nhân đến bệnh viện chạy thận nhân tạo.
Vaccine được sử dụng để tiêm bổ sung mũi 3 cho bệnh nhân điều trị nội trú là vaccine Pfizer; khoảng cách tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Bệnh nhân điều trị nội trú có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng là những đối tượng nguy cơ cao khi mắc COVID-19. Vì vậy, tiêm bổ sung mũi thứ 3 giúp nâng cao miễn dịch của người bệnh và giảm thiểu tối đa nguy cơ chuyển biến nặng cũng như tử vong với đối tượng này.
Chia sẻ sau khi , bệnh nhân chạy thận bày tỏ sự xúc động và rất vui mừng vì được quan tâm chăm lo sức khoẻ, tạo điều kiện sắp xếp nguồn vaccine để được tiêm chủng an toàn, trong bối cảnh dịch bệnh có diễn biến phức tạp như hiện nay.
Dưới đây, là một số hình ảnh tiêm vaccine cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo:
Nguồn: SKĐS
Hôm nay 18/2, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho gần 200 bệnh nhân đang điều trị thận nhân tạo tại Khoa Nội thận tiết niệu của bệnh viện.
Nhằm tạo miễn dịch cộng đồng cũng như bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho những người đang chạy thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tiến hành cho gần 200 bệnh nhân chạy thận.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, bệnh viện đã tổ chức phân luồng người đến tiêm theo khung giờ, trước khi tiêm vaccine, toàn bộ người tiêm chủng được khám sàng lọc kỹ lưỡng, kiểm tra tình trạng sức khoẻ và đều có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính. Bệnh viện bố trí kíp cấp cứu có kinh nghiệm và chuyên môn sâu trực để sẵn sàng xử trí khi có tình huống bất lợi xảy ra, đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Sau tiêm, các bệnh nhân đều được yêu cầu ở lại theo dõi sức khỏe lâu hơn so với những người bình thường khi tiêm vaccine. Khi tất cả các chỉ số đều ổn định, bệnh nhân mới được rời phòng tiêm. Đồng thời, tại đây, bệnh nhân còn được đội ngũ y bác sĩ hướng dẫn, tư vấn kỹ càng về cách thức ăn uống, nghỉ ngơi và những phản ứng phụ sau tiêm để bệnh nhân chủ động theo dõi và báo ngay cho nhân viên y tế.
BSCKII Cao Đức Chinh – Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn TP Hà Nội, việc bảo vệ đối tượng bệnh lý nền, nguy cơ cao khi nhiễm COVID-19, giảm tỷ lệ tử vong và gánh nặng cho y tế được bệnh viện đặt lên hàng đầu.
Thời gian vừa qua, để chăm sóc tốt cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, bệnh viện đã thực hiện phương án: bệnh nhân vùng đỏ vào điều trị nội trú; còn bệnh nhân các vùng khác khuyến cáo hạn chế tiếp xúc, thực hiện “1 cung đường – 2 điểm đến” và thực hiện test nhanh mỗi lần bệnh nhân đến bệnh viện chạy thận nhân tạo.
Vaccine được sử dụng để tiêm bổ sung mũi 3 cho bệnh nhân điều trị nội trú là vaccine Pfizer; khoảng cách tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Bệnh nhân điều trị nội trú có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng là những đối tượng nguy cơ cao khi mắc COVID-19. Vì vậy, tiêm bổ sung mũi thứ 3 giúp nâng cao miễn dịch của người bệnh và giảm thiểu tối đa nguy cơ chuyển biến nặng cũng như tử vong với đối tượng này.
Chia sẻ sau khi , bệnh nhân chạy thận bày tỏ sự xúc động và rất vui mừng vì được quan tâm chăm lo sức khoẻ, tạo điều kiện sắp xếp nguồn vaccine để được tiêm chủng an toàn, trong bối cảnh dịch bệnh có diễn biến phức tạp như hiện nay.
Dưới đây, là một số hình ảnh tiêm vaccine cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo:
Nguồn: SKĐS