Trước thực trạng Hà Nội và nhiều tỉnh thành gia tăng nhanh các ca mắc COVID-19, kéo theo sự gia tăng COVID-19 ở các thai phụ, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW khuyến cáo mọi người bình tĩnh, không nên quá sợ hãi.
Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 không nên quá lo lắng
Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW, tâm lý thai phụ khi bị COVID-19 thường hoang mang, lo lắng, bởi nhiều người lo ngại COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà đến cả em bé đang ở trong bụng.
Trước thực trạng Hà Nội và nhiều tỉnh thành gia tăng nhanh các ca mắc COVID-19, kéo theo sự gia tăng mắc COVID-19 ở các thai phụ, PGS.TS Trần Danh Cường khuyến cáo mọi người bình tĩnh, không nên quá sợ hãi.
Các thai phụ F0 đều được theo dõi triệu chứng lâm sàng, tuổi thai, tình trạng thai nhi một cách chủ động để xử trí an toàn, đúng thời điểm nhất.
Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW, khi mắc COVID-19, thai phụ là đối tượng nguy cơ diễn biến nặng cao hơn các đối tượng khác, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại khác với giai đoạn dịch COVID-19 ở TPHCM trước đó, khi hệ thống y tế có sự chuẩn bị, nhiều người đã tiêm vaccine, nên các ca diễn biến nặng cũng đã giảm đi.
Khi thai phụ mắc COVID-19, em bé trong bụng mẹ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi virus này. Đến nay, các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy, virus gây bệnh COVID-19 không lây truyền từ mẹ sang con. Đây là virus lây qua giọt bắn bề mặt, qua đường hô hấp chứ không lây qua đường máu, không lây truyền cho em bé khi đang trong bụng mẹ.
Đề phòng nguy cơ cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 bằng vaccine là cần thiết
Tuy nhiên, PGS.TS Trần Danh Cường cũng khuyến cáo, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị biễn biến nặng khi mắc COVID-19 bởi trong quá trình mang thai, phụ nữ có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định.
Đây chính là yếu tố nguy cơ, bởi khi có thai do phải nuôi 1 đứa trẻ trong bụng nên tử cung của thai phụ sẽ to hơn, đẩy cơ hoành lên cao, đẩy dung tích phổi giảm xuống cản trở hô hấp. Vì thế nhu cầu oxy của phụ nữ mang thai cao hơn người bình thường.
Tiếp đến, bản thân phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù, phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên dễ dàng. Vì thế khi mắc COVID-19 nguy cơ tăng nặng nhanh.
Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai có bệnh nền hoặc các bệnh như huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, béo phì, bệnh mạn tính ở phổi… hoặc trên 35 tuổi mới mang thai… sẽ khiến dễ gây ra biến chứng trong thai kỳ.
Cùng với những yếu tố trên, nếu thêm mắc COVID-19 thì nguy cơ biến chứng thể nặng của phụ nữ mang thai càng cao.
“Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 khi diễn biến chuyển nặng nhanh chóng sẽ buộc phải nằm hồi sức, can thiệp thở máy, ecmo… với tỷ lệ cao, thậm chí có thể gây tử vong mẹ, nguy cơ cho thai nhi. Đây là lý do các nhà quản lý, nhà khoa học thấy rằng việc chăm sóc thai kỳ, đề phòng nguy cơ cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 bằng vaccine là cần thiết”- PGS.TS Trần Danh Cường nói.
Với hội chứng hậu COVID-19, Giám đốc Trần Danh Cường cho biết, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đa phần là người trẻ, vì thế, tổn thương phổi không quá nặng nề và sự hồi phục rất tốt. Tuy nhiên, cũng như các bệnh nhân COVID-19 khác, họ có thể bị ảnh hưởng tâm lý, phổi ở giai đoạn hậu COVID-19.
Vì thế, bên cạnh việc tái khám sau đẻ, các bác sĩ sẽ khai thác thêm các vấn đề tâm lý, hô hấp của bệnh nhân để trong trường hợp cần thiết có thể mời chuyên gia về tâm lý, hô hấp hỗ trợ. Tại Bệnh viện Phụ sản TW, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, xử trí, mổ đẻ an toàn cho một số trường hợp sản phụ mắc COVID-19.
“Tuy nhiên, trong bối cảnh này, tôi khuyến cáo với tất cả mọi người, việc tự phòng bệnh cho chính mình là cực kỳ quan trọng. Thực hiện tốt 5K, virus SARS-CoV-2 không xâm nhập vùng hầu họng thì không thể mắc bệnh. Virus cần vật chủ để lây truyền, không có vật chủ, dịch sẽ giảm”- PGS.TS Trần Danh Cường nói./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Trước thực trạng Hà Nội và nhiều tỉnh thành gia tăng nhanh các ca mắc COVID-19, kéo theo sự gia tăng COVID-19 ở các thai phụ, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW khuyến cáo mọi người bình tĩnh, không nên quá sợ hãi.
Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 không nên quá lo lắng
Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW, tâm lý thai phụ khi bị COVID-19 thường hoang mang, lo lắng, bởi nhiều người lo ngại COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà đến cả em bé đang ở trong bụng.
Trước thực trạng Hà Nội và nhiều tỉnh thành gia tăng nhanh các ca mắc COVID-19, kéo theo sự gia tăng mắc COVID-19 ở các thai phụ, PGS.TS Trần Danh Cường khuyến cáo mọi người bình tĩnh, không nên quá sợ hãi.
Các thai phụ F0 đều được theo dõi triệu chứng lâm sàng, tuổi thai, tình trạng thai nhi một cách chủ động để xử trí an toàn, đúng thời điểm nhất.
Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW, khi mắc COVID-19, thai phụ là đối tượng nguy cơ diễn biến nặng cao hơn các đối tượng khác, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại khác với giai đoạn dịch COVID-19 ở TPHCM trước đó, khi hệ thống y tế có sự chuẩn bị, nhiều người đã tiêm vaccine, nên các ca diễn biến nặng cũng đã giảm đi.
Khi thai phụ mắc COVID-19, em bé trong bụng mẹ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi virus này. Đến nay, các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy, virus gây bệnh COVID-19 không lây truyền từ mẹ sang con. Đây là virus lây qua giọt bắn bề mặt, qua đường hô hấp chứ không lây qua đường máu, không lây truyền cho em bé khi đang trong bụng mẹ.
Đề phòng nguy cơ cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 bằng vaccine là cần thiết
Tuy nhiên, PGS.TS Trần Danh Cường cũng khuyến cáo, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị biễn biến nặng khi mắc COVID-19 bởi trong quá trình mang thai, phụ nữ có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định.
Đây chính là yếu tố nguy cơ, bởi khi có thai do phải nuôi 1 đứa trẻ trong bụng nên tử cung của thai phụ sẽ to hơn, đẩy cơ hoành lên cao, đẩy dung tích phổi giảm xuống cản trở hô hấp. Vì thế nhu cầu oxy của phụ nữ mang thai cao hơn người bình thường.
Tiếp đến, bản thân phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù, phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên dễ dàng. Vì thế khi mắc COVID-19 nguy cơ tăng nặng nhanh.
Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai có bệnh nền hoặc các bệnh như huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, béo phì, bệnh mạn tính ở phổi… hoặc trên 35 tuổi mới mang thai… sẽ khiến dễ gây ra biến chứng trong thai kỳ.
Cùng với những yếu tố trên, nếu thêm mắc COVID-19 thì nguy cơ biến chứng thể nặng của phụ nữ mang thai càng cao.
“Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 khi diễn biến chuyển nặng nhanh chóng sẽ buộc phải nằm hồi sức, can thiệp thở máy, ecmo… với tỷ lệ cao, thậm chí có thể gây tử vong mẹ, nguy cơ cho thai nhi. Đây là lý do các nhà quản lý, nhà khoa học thấy rằng việc chăm sóc thai kỳ, đề phòng nguy cơ cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 bằng vaccine là cần thiết”- PGS.TS Trần Danh Cường nói.
Với hội chứng hậu COVID-19, Giám đốc Trần Danh Cường cho biết, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đa phần là người trẻ, vì thế, tổn thương phổi không quá nặng nề và sự hồi phục rất tốt. Tuy nhiên, cũng như các bệnh nhân COVID-19 khác, họ có thể bị ảnh hưởng tâm lý, phổi ở giai đoạn hậu COVID-19.
Vì thế, bên cạnh việc tái khám sau đẻ, các bác sĩ sẽ khai thác thêm các vấn đề tâm lý, hô hấp của bệnh nhân để trong trường hợp cần thiết có thể mời chuyên gia về tâm lý, hô hấp hỗ trợ. Tại Bệnh viện Phụ sản TW, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, xử trí, mổ đẻ an toàn cho một số trường hợp sản phụ mắc COVID-19.
“Tuy nhiên, trong bối cảnh này, tôi khuyến cáo với tất cả mọi người, việc tự phòng bệnh cho chính mình là cực kỳ quan trọng. Thực hiện tốt 5K, virus SARS-CoV-2 không xâm nhập vùng hầu họng thì không thể mắc bệnh. Virus cần vật chủ để lây truyền, không có vật chủ, dịch sẽ giảm”- PGS.TS Trần Danh Cường nói./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn