“Trước ngày lên đường vào vào Vĩnh Long, chúng tôi đùa với nhau, chắc cả đội đón 3 cái Tết tại Vĩnh Long rồi mới về Hà Nội. Hơn 110 bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch ở Trung tâm hồi sức COVID-19 Vĩnh Long đang cần chúng tôi…”.
Phải qua vài cuộc gọi điện thoại, tôi và ThS Nguyễn Trọng Dũng – bác sĩ Khoa điều trị tích cực nội khoa, Trưởng đoàn công tác của BV Nhi TW tại mới nói tròn câu chuyện không phải vì khoảng cách về không gian giữa Hà Nội và Vĩnh Long mà sự gián đoạn. Thường là do giữa những câu chuyện, BS Dũng lại có điện thoại của đồng nghiệp ở Trung tâm hồi sức cần trao đổi vì người bệnh…
Ngày 11/12/2021, BS Dũng và các đồng nghiệp của Bệnh viện Nhi TW rời Hà Nội vào Vĩnh Long, nhận nhiệm vụ cùng các y bác sĩ tại Trung tâm hồi sức COVID-19 tiếp tục sứ mệnh làm sao điều trị tốt nhất cho những người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch đang và sẽ có mặt tại Trung tâm hồi sức Vĩnh Long.
Cùng với đoàn công tác thứ 4 vừa tiếp tục vào Vĩnh Long cuối tháng 12/2021, hiện đang có 66 y bác sĩ của Bệnh viện Nhi TW, 10 điều dưỡng của Bệnh viện Nội tiết TW “3 cùng” tại Vĩnh Long, và khoảng 60 đồng nghiệp của tỉnh đang chiến đấu với COVID-19 khiến hơn 110 người mắc trở thành bệnh nhân nặng, nguy kịch, họ đa phần là người cao tuổi, có bệnh nền, chưa tiêm đủ liều vaccine, trong đó có 35 bệnh nhân thở máy, số còn lại là thở máy không xâm nhập và HFNC.
“Áp lực với chúng tôi khá lớn, phải chăm sóc tích cực nhóm chưa thở máy, thở oxy qua mask để giảm thiểu tối đa tỷ lệ bệnh nhân phải đặt nội khí quản; đối với nhóm bệnh nhân đang thở máy thì nỗ lực để giảm tử vong tối đa nhất”- BS Dũng nói.
Mỗi ngày làm việc của các thầy thuốc thường theo ca kíp, trung bình khoảng 8 tiếng/ca. Thế nhưng với BS Dũng và các đồng nghiệp khái niệm về thời gian thường không theo chuẩn, ví như bữa trưa cơ bản thành bữa chiều vì hết ca trực, ra khỏi Trung tâm hồi sức và về đến chỗ ở cũng phải 3h-4h chiều. Lúc đó các thầy thuốc mới ăn bữa trưa chính thức. Bữa tối cũng thế, không có bữa nào trước 10 h đêm…
“Trước lúc vào Vĩnh Long, các thầy, các anh chị của Bệnh viện Nhi TW đã ở Vĩnh Long đều truyền đạt cho chúng tôi một số kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc, nhưng “vào việc” gần 1 tháng qua mới thấy có những trải nghiệm thật khác, đó là có bệnh nhân COVID-19 mình vừa thăm khám, chỉ tầm chục phút sau diễn biến bệnh đã khác, cả ekip lại vội vã hồi sức, có những ca bệnh là sản phụ còn trẻ khiến mình bị ám ảnh, vì cả team đã nỗ lực hết sức nhưng rồi bệnh nhân vẫn tuột khỏi tay mình…” – BS Dũng chia sẻ.
Anh kể thêm: “Cường độ công việc lớn, áp lực đè nặng lên vai cùng nguy cơ lây nhiễm cao khiến nhiều lúc các y bác sĩ không tránh khỏi có những phút giây tưởng chừng muốn kiệt sức, nhưng chứng kiến có gia đình cả mấy người cùng nằm hồi sức, đều là người cao tuổi, có bệnh nền. Chúng tôi thường xuyên bảo nhau, mình phải cố gắng gấp đôi, gấp 3, tranh thủ cắt tóc cho ngời bệnh, bón từng thìa cháo cho họ… để thấy hồi phục của bệnh nhân và coi đó liều thuốc tinh thần vô cùng hữu hiệu tiếp thêm động lực và niềm tin cho chúng tôi”.
Khi tôi hỏi đã một tháng ở Vĩnh Long, các anh chị đã muốn về chưa, BS Dũng bảo, trước ngày nhận nhiệm vụ vào Trung tâm hồi sức, các y bác sĩ đều xác định chuyến công tác phải ít nhất 8 10 tuần mới về.
“Cả đội ở Vĩnh Long đều bảo phải đón 3 cái Tết nơi đây mới về Hà Nội, đó là Tết dương lịch, Tết âm lịch và Tết nguyên tiêu – Rằm tháng Giêng. BS Phúc còn ở Vĩnh Long hơn 3 tháng liền, nhiều đồng nghiệp khác của Bệnh viện Nhi TW cũng hàng tháng mới về. Mỗi ngày chúng tôi cuốc bộ khoảng 700m từ nơi ở đến Trung tâm hồi sức, ban đầu mới vào còn bỡ ngỡ, chứ giờ thành quen thuộc, quãng đường đi ngắn lại và coi như mình tập thể dục mỗi ngày luôn. Thấy hoa mai vàng đã nở đây đó, cũng nhớ hoa đào và không khí giáp Tết của Hà Nội, cũng thoáng chạnh lòng nhớ gia đình nhưng chúng tôi lựa chọn mùa Xuân ở lại nên động viên nhau, cố gắng, cố gắng. Người bệnh đang cần chúng ta” – BS Dũng bày tỏ.
Từ câu chuyên với BS Dũng, tôi tìm đến TS.BS Phan Hữu Phúc – Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em, Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực nội (Bệnh viện Nhi TW), Phó Giám đốc Trung tâm hồi sức COVID-19 do Bệnh viện Nhi TW và UBND tỉnh Vĩnh Long thiết lập tại tỉnh Vĩnh Long để được nghe thêm những câu chuyện về Trung tâm hồi sức những ngày đầu và quãng thời gian hơn 3 tháng liền anh gắn bó tại đó.
TS Phúc kể, đội ngũ nhân lực được lãnh đạo Bệnh viện Nhi TW cử vào Vĩnh Long đều là những cán bộ có kinh nghiệm về hồi sức chung, thế nhưng phải khẳng định là đa phần đều chưa có kinh nghiệm điều trị hồi sức người lớn, chứ nói gì đến hồi sức cho bệnh nhân COVID-19.
“Giai đoạn đầu cả team làm việc ở Trung tâm hồi sức Vĩnh Long gồm các y bác sĩ, điều đưỡng, kỹ thuật viên… nhiều chuyên khoa khác nhau của 3 bệnh viện (Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Nội tiết TW và BVĐK Vĩnh Long) nhưng vào làm việc trong một môi trường làm việc đặc biệt, với bệnh nhân đặc biệt và nguy cơ lây nhiễm cao, thiếu nhiều thứ…, tất cả chúng tôi đều phải cố gắng, phải vừa làm vừa học hỏi, xây dựng quy trình về hành chính và chuyên môn cụ thể hoá, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để tạo nên sự đồng thuận, tiếp cận nhanh nhất, hiệu quả nhất có thể trong công việc”, BS Phúc kể.
Theo BS Phúc, với bệnh nhân COVID-19 đặc biệt là các ca nặng, nguy kịch không chỉ đơn thuần suy hô hấp mà ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là người cao tuổi có các bệnh mạn tính, khi bị COVID-19 nặng thường “nổi bật bệnh sẵn có lên”, do đó, trong team làm việc tại Trung tâm hồi sức COVID-19 Vĩnh Long có các bác sĩ chuyên khoa khác như tim mạch, nội tiết, kể cả sản khoa… đã giúp cho việc điều trị phối hợp thêm hiệu quả, giúp bệnh nhân được điều trị toàn diện tốt nhất.
BS Phúc bảo điều khiến anh suy nghĩ nhất, vẫn luôn luôn xuất hiện trong suốt hơn 3 tháng đảm nhiệm công tác điều trị cho người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch tại Vĩnh Long và cho đến bây giờ chính sự cô độc của người bệnh.
Bình thường ốm đau nằm viện luôn có tâm lý cần người thân bên cạnh, hoặc thi thoảng vào/ra hỏi thăm, động viên, nhưng nếu chẳng may bị COVID-19, nhất là người già không thể có người thân bên cạnh, sự cô độc càng tăng thêm, nên nhiều cụ khi y bác sĩ thăm khám thường nắm tay thầy thuốc rất chặt, rồi có những người biết người thân mất ngay phòng bệnh bên cạnh, họ trầm cảm, xúc động mạnh…
“Những lúc đó chúng tôi cũng bị tác động tâm lý, nhưng phải cố gắng mạnh mẽ để động viên, an ủi bệnh nhân và cùng nhau quyết tâm phải mọi cách để người bệnh được khoẻ mạnh, về nhà với gia đình sớm hơn…” – TS Phúc chia sẻ.
Có lẽ vì thế mà bây giờ đã trở về với công việc thường ngày tại Bệnh viện Nhi TW nhưng BS Phúc vẫn luôn cùng các đồng nghiệp ở Vĩnh Long hội chẩn, trao đổi chuyên môn điều trị trong các team trên Zalo, Facebook hay Viber… không quản ngại sớm hay muộn bởi “tôi đã chứng kiến sự khốc liệt thật sự của cuộc chiến giành giật sự sống cho người bệnh COVID-19 nên hỗ trợ được thêm chút nào về chuyên môn cho đồng nghiệp để cứu người bệnh thì mình nỗ lực hết sức có thể. Tôi chỉ ở Vĩnh Long hơn 3 tháng, nhưng có những bác sĩ của chính Vĩnh Long đã làm việc tại Trung tâm này đến nay đã 5-6 tháng liền chưa về với gia đình dù họ ở cách nhà không xa”.
Kể từ khi thành lập đến nay, Trung tâm hồi sức COVID-19 Vĩnh Long đã tiếp nhận lên đến gần 1.000 bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch. Giai đoạn đầu tháng 8/2021, mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận khoảng trên dưới 20 bệnh nhân nặng, nguy kịch, đủ cả người trẻ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, bệnh nhân nhiều bệnh nền, người chưa tiêm vaccine…
Đến tháng cuối tháng 9, tháng 10, 11/2021, số lượng bệnh nhân giảm nhưng từ khoảng đầu tháng 12 đến nay, số lượng bệnh nhân nặng, nguy kịch thường xuyên duy trì khoảng trên dưới 100 trường hợp.
PGS.TS Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cho biết, đến nay đã có khoảng 150 “chiến binh” áo trắng vững tay nghề, liên quan đến điều trị hồi sức, chăm sóc người bệnh hồi sức của Bệnh viện Nhi TW lần lượt vào làm việc tại Trung tâm hồi sức COVID-19 tỉnh Vĩnh Long, đó là chưa kể đến đội ngũ hậu cần, công tác xã hội…
Giám đốc Trần Minh Điển kể, ông đã tiễn nhiều đoàn cán bộ của bệnh viện vào Vĩnh Long, lần nào cũng dặn các em, các cháu đủ thứ từ giữ sức khoẻ, rồi tuân thủ mọi kỷ luật công việc cũng như sinh hoạt.
Ông cũng đã chứng kiến không ít giọt nước mắt xúc động của đồng nghiệp trẻ từ tâm dịch trở về, nhưng lần tiễn đoàn đi Vĩnh Long gần đây nhất, đúng hôm Hà Nội mưa phùn, se lạnh, cuối năm, nhìn những gương mặt cán bộ trẻ gác lại việc gia đình, xa cha mẹ, xa chồng, vợ, con, người thân …, vui vẻ chào đồng nghiệp ở sân bệnh viện để vào tâm dịch mà họ biết chắc sẽ phải đối diện với nhiều vất vả, nhiều áp lực trong điều trị, chăm sóc người bệnh, với những bộ quần áo bảo hộ chưa từng mặc và chắc chắn sẽ ở lại đón tết tại Vĩnh Long.
Rồi có nhiều người lần đầu đi máy bay, lần đầu đến miền Nam nhưng là chuyến đi chống dịch, lần đầu xa nhà lâu đến thế… ông đã không giấu được xúc động. Lúc ấy ông cũng phải cúi xuống để các đồng nghiệp không thấy mình khóc…
Với PGS.TS Trần Minh Điển, lần đến Vĩnh Long đầu tháng 8/2021 để trao đổi với tỉnh Vĩnh Long về việc thiết lập Trung tâm hồi sức tại tỉnh, cá nhân ông chưa bao giờ nghĩ lại phải tiễn nhiều y bác sĩ của bệnh viện vào Vĩnh Long đến thế và có những đồng nghiệp phải ở lại đây làm việc hàng vài tháng mới trở về.
“Nhưng rồi, trên thực tế của cuộc chiến với đại dịch, có những việc chưa có trong tiền lệ đã diễn ra, chúng tôi là bệnh viện đầu ngành về nhi khoa, có nhiệm vụ cứu chữa cho trẻ em, nhưng khi được giao nhiệm vụ, chúng tôi đã cố gắng, đã lựa chọn dấn thân để cùng các bệnh viện khác thần tốc thiết lập Trung tâm hồi sức COVID-19 ở Vĩnh Long, vượt qua mọi khó khăn, để cứu chữa bệnh cho người lớn mà lại bệnh nhân COVID-19” – Giám đốc Bệnh viện Nhi TW chia sẻ.
Cũng từ cuộc chiến này, Bệnh viện Nhi TW đã có thêm một “khoa, phòng, một trung tâm” tại Vĩnh Long, như một phần của bệnh viện khi nhân lực của bệnh viện thường xuyên duy trì tại đây vài chục người, đóng vai trò chủ lực về điều trị cho người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch thời gian qua.
Để động viên các y bác sĩ xa nhà chống dịch, Bệnh viện Nhi TW luôn cố gắng làm những việc tốt nhất có thể về cả vật chất và tinh thần. Đặc biệt trong dịp này, Bệnh viện đã lên kế hoạch gần Tết sẽ đưa một nhóm hậu cần để vào Vĩnh Long chăm lo Tết có 66 y bác sĩ của Bệnh viện tại đây.
“Chúng tôi dự kiến tổ chức một cầu truyền hình nối gần khoảng cách giữa Bệnh viện Nhi TW và Vĩnh Long vào chiều 30 Tết, cùng với ban lãnh đạo Bệnh viện, các đồng nghiệp, bệnh viện sẽ mời người thân của các y bác sĩ ở Vĩnh Long đến để “gặp gỡ”, trò chuyện với nhau trước lúc chuyển giao năm cũ, sang năm mới. Mỗi chúng ta đều nên có những tình cảm và sự trân trọng dành cho họ – những chiến sĩ áo trắng lựa chọn gác lại mọi niềm riêng: Tất cả vì sức khoẻ và tính mạng của người bệnh”- PGS.TS Trần Minh Điển tâm sự.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
“Trước ngày lên đường vào vào Vĩnh Long, chúng tôi đùa với nhau, chắc cả đội đón 3 cái Tết tại Vĩnh Long rồi mới về Hà Nội. Hơn 110 bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch ở Trung tâm hồi sức COVID-19 Vĩnh Long đang cần chúng tôi…”.
Phải qua vài cuộc gọi điện thoại, tôi và ThS Nguyễn Trọng Dũng – bác sĩ Khoa điều trị tích cực nội khoa, Trưởng đoàn công tác của BV Nhi TW tại mới nói tròn câu chuyện không phải vì khoảng cách về không gian giữa Hà Nội và Vĩnh Long mà sự gián đoạn. Thường là do giữa những câu chuyện, BS Dũng lại có điện thoại của đồng nghiệp ở Trung tâm hồi sức cần trao đổi vì người bệnh…
Ngày 11/12/2021, BS Dũng và các đồng nghiệp của Bệnh viện Nhi TW rời Hà Nội vào Vĩnh Long, nhận nhiệm vụ cùng các y bác sĩ tại Trung tâm hồi sức COVID-19 tiếp tục sứ mệnh làm sao điều trị tốt nhất cho những người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch đang và sẽ có mặt tại Trung tâm hồi sức Vĩnh Long.
Cùng với đoàn công tác thứ 4 vừa tiếp tục vào Vĩnh Long cuối tháng 12/2021, hiện đang có 66 y bác sĩ của Bệnh viện Nhi TW, 10 điều dưỡng của Bệnh viện Nội tiết TW “3 cùng” tại Vĩnh Long, và khoảng 60 đồng nghiệp của tỉnh đang chiến đấu với COVID-19 khiến hơn 110 người mắc trở thành bệnh nhân nặng, nguy kịch, họ đa phần là người cao tuổi, có bệnh nền, chưa tiêm đủ liều vaccine, trong đó có 35 bệnh nhân thở máy, số còn lại là thở máy không xâm nhập và HFNC.
“Áp lực với chúng tôi khá lớn, phải chăm sóc tích cực nhóm chưa thở máy, thở oxy qua mask để giảm thiểu tối đa tỷ lệ bệnh nhân phải đặt nội khí quản; đối với nhóm bệnh nhân đang thở máy thì nỗ lực để giảm tử vong tối đa nhất”- BS Dũng nói.
Mỗi ngày làm việc của các thầy thuốc thường theo ca kíp, trung bình khoảng 8 tiếng/ca. Thế nhưng với BS Dũng và các đồng nghiệp khái niệm về thời gian thường không theo chuẩn, ví như bữa trưa cơ bản thành bữa chiều vì hết ca trực, ra khỏi Trung tâm hồi sức và về đến chỗ ở cũng phải 3h-4h chiều. Lúc đó các thầy thuốc mới ăn bữa trưa chính thức. Bữa tối cũng thế, không có bữa nào trước 10 h đêm…
“Trước lúc vào Vĩnh Long, các thầy, các anh chị của Bệnh viện Nhi TW đã ở Vĩnh Long đều truyền đạt cho chúng tôi một số kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc, nhưng “vào việc” gần 1 tháng qua mới thấy có những trải nghiệm thật khác, đó là có bệnh nhân COVID-19 mình vừa thăm khám, chỉ tầm chục phút sau diễn biến bệnh đã khác, cả ekip lại vội vã hồi sức, có những ca bệnh là sản phụ còn trẻ khiến mình bị ám ảnh, vì cả team đã nỗ lực hết sức nhưng rồi bệnh nhân vẫn tuột khỏi tay mình…” – BS Dũng chia sẻ.
Anh kể thêm: “Cường độ công việc lớn, áp lực đè nặng lên vai cùng nguy cơ lây nhiễm cao khiến nhiều lúc các y bác sĩ không tránh khỏi có những phút giây tưởng chừng muốn kiệt sức, nhưng chứng kiến có gia đình cả mấy người cùng nằm hồi sức, đều là người cao tuổi, có bệnh nền. Chúng tôi thường xuyên bảo nhau, mình phải cố gắng gấp đôi, gấp 3, tranh thủ cắt tóc cho ngời bệnh, bón từng thìa cháo cho họ… để thấy hồi phục của bệnh nhân và coi đó liều thuốc tinh thần vô cùng hữu hiệu tiếp thêm động lực và niềm tin cho chúng tôi”.
Khi tôi hỏi đã một tháng ở Vĩnh Long, các anh chị đã muốn về chưa, BS Dũng bảo, trước ngày nhận nhiệm vụ vào Trung tâm hồi sức, các y bác sĩ đều xác định chuyến công tác phải ít nhất 8 10 tuần mới về.
“Cả đội ở Vĩnh Long đều bảo phải đón 3 cái Tết nơi đây mới về Hà Nội, đó là Tết dương lịch, Tết âm lịch và Tết nguyên tiêu – Rằm tháng Giêng. BS Phúc còn ở Vĩnh Long hơn 3 tháng liền, nhiều đồng nghiệp khác của Bệnh viện Nhi TW cũng hàng tháng mới về. Mỗi ngày chúng tôi cuốc bộ khoảng 700m từ nơi ở đến Trung tâm hồi sức, ban đầu mới vào còn bỡ ngỡ, chứ giờ thành quen thuộc, quãng đường đi ngắn lại và coi như mình tập thể dục mỗi ngày luôn. Thấy hoa mai vàng đã nở đây đó, cũng nhớ hoa đào và không khí giáp Tết của Hà Nội, cũng thoáng chạnh lòng nhớ gia đình nhưng chúng tôi lựa chọn mùa Xuân ở lại nên động viên nhau, cố gắng, cố gắng. Người bệnh đang cần chúng ta” – BS Dũng bày tỏ.
Từ câu chuyên với BS Dũng, tôi tìm đến TS.BS Phan Hữu Phúc – Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em, Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực nội (Bệnh viện Nhi TW), Phó Giám đốc Trung tâm hồi sức COVID-19 do Bệnh viện Nhi TW và UBND tỉnh Vĩnh Long thiết lập tại tỉnh Vĩnh Long để được nghe thêm những câu chuyện về Trung tâm hồi sức những ngày đầu và quãng thời gian hơn 3 tháng liền anh gắn bó tại đó.
TS Phúc kể, đội ngũ nhân lực được lãnh đạo Bệnh viện Nhi TW cử vào Vĩnh Long đều là những cán bộ có kinh nghiệm về hồi sức chung, thế nhưng phải khẳng định là đa phần đều chưa có kinh nghiệm điều trị hồi sức người lớn, chứ nói gì đến hồi sức cho bệnh nhân COVID-19.
“Giai đoạn đầu cả team làm việc ở Trung tâm hồi sức Vĩnh Long gồm các y bác sĩ, điều đưỡng, kỹ thuật viên… nhiều chuyên khoa khác nhau của 3 bệnh viện (Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Nội tiết TW và BVĐK Vĩnh Long) nhưng vào làm việc trong một môi trường làm việc đặc biệt, với bệnh nhân đặc biệt và nguy cơ lây nhiễm cao, thiếu nhiều thứ…, tất cả chúng tôi đều phải cố gắng, phải vừa làm vừa học hỏi, xây dựng quy trình về hành chính và chuyên môn cụ thể hoá, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để tạo nên sự đồng thuận, tiếp cận nhanh nhất, hiệu quả nhất có thể trong công việc”, BS Phúc kể.
Theo BS Phúc, với bệnh nhân COVID-19 đặc biệt là các ca nặng, nguy kịch không chỉ đơn thuần suy hô hấp mà ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là người cao tuổi có các bệnh mạn tính, khi bị COVID-19 nặng thường “nổi bật bệnh sẵn có lên”, do đó, trong team làm việc tại Trung tâm hồi sức COVID-19 Vĩnh Long có các bác sĩ chuyên khoa khác như tim mạch, nội tiết, kể cả sản khoa… đã giúp cho việc điều trị phối hợp thêm hiệu quả, giúp bệnh nhân được điều trị toàn diện tốt nhất.
BS Phúc bảo điều khiến anh suy nghĩ nhất, vẫn luôn luôn xuất hiện trong suốt hơn 3 tháng đảm nhiệm công tác điều trị cho người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch tại Vĩnh Long và cho đến bây giờ chính sự cô độc của người bệnh.
Bình thường ốm đau nằm viện luôn có tâm lý cần người thân bên cạnh, hoặc thi thoảng vào/ra hỏi thăm, động viên, nhưng nếu chẳng may bị COVID-19, nhất là người già không thể có người thân bên cạnh, sự cô độc càng tăng thêm, nên nhiều cụ khi y bác sĩ thăm khám thường nắm tay thầy thuốc rất chặt, rồi có những người biết người thân mất ngay phòng bệnh bên cạnh, họ trầm cảm, xúc động mạnh…
“Những lúc đó chúng tôi cũng bị tác động tâm lý, nhưng phải cố gắng mạnh mẽ để động viên, an ủi bệnh nhân và cùng nhau quyết tâm phải mọi cách để người bệnh được khoẻ mạnh, về nhà với gia đình sớm hơn…” – TS Phúc chia sẻ.
Có lẽ vì thế mà bây giờ đã trở về với công việc thường ngày tại Bệnh viện Nhi TW nhưng BS Phúc vẫn luôn cùng các đồng nghiệp ở Vĩnh Long hội chẩn, trao đổi chuyên môn điều trị trong các team trên Zalo, Facebook hay Viber… không quản ngại sớm hay muộn bởi “tôi đã chứng kiến sự khốc liệt thật sự của cuộc chiến giành giật sự sống cho người bệnh COVID-19 nên hỗ trợ được thêm chút nào về chuyên môn cho đồng nghiệp để cứu người bệnh thì mình nỗ lực hết sức có thể. Tôi chỉ ở Vĩnh Long hơn 3 tháng, nhưng có những bác sĩ của chính Vĩnh Long đã làm việc tại Trung tâm này đến nay đã 5-6 tháng liền chưa về với gia đình dù họ ở cách nhà không xa”.
Kể từ khi thành lập đến nay, Trung tâm hồi sức COVID-19 Vĩnh Long đã tiếp nhận lên đến gần 1.000 bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch. Giai đoạn đầu tháng 8/2021, mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận khoảng trên dưới 20 bệnh nhân nặng, nguy kịch, đủ cả người trẻ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, bệnh nhân nhiều bệnh nền, người chưa tiêm vaccine…
Đến tháng cuối tháng 9, tháng 10, 11/2021, số lượng bệnh nhân giảm nhưng từ khoảng đầu tháng 12 đến nay, số lượng bệnh nhân nặng, nguy kịch thường xuyên duy trì khoảng trên dưới 100 trường hợp.
PGS.TS Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cho biết, đến nay đã có khoảng 150 “chiến binh” áo trắng vững tay nghề, liên quan đến điều trị hồi sức, chăm sóc người bệnh hồi sức của Bệnh viện Nhi TW lần lượt vào làm việc tại Trung tâm hồi sức COVID-19 tỉnh Vĩnh Long, đó là chưa kể đến đội ngũ hậu cần, công tác xã hội…
Giám đốc Trần Minh Điển kể, ông đã tiễn nhiều đoàn cán bộ của bệnh viện vào Vĩnh Long, lần nào cũng dặn các em, các cháu đủ thứ từ giữ sức khoẻ, rồi tuân thủ mọi kỷ luật công việc cũng như sinh hoạt.
Ông cũng đã chứng kiến không ít giọt nước mắt xúc động của đồng nghiệp trẻ từ tâm dịch trở về, nhưng lần tiễn đoàn đi Vĩnh Long gần đây nhất, đúng hôm Hà Nội mưa phùn, se lạnh, cuối năm, nhìn những gương mặt cán bộ trẻ gác lại việc gia đình, xa cha mẹ, xa chồng, vợ, con, người thân …, vui vẻ chào đồng nghiệp ở sân bệnh viện để vào tâm dịch mà họ biết chắc sẽ phải đối diện với nhiều vất vả, nhiều áp lực trong điều trị, chăm sóc người bệnh, với những bộ quần áo bảo hộ chưa từng mặc và chắc chắn sẽ ở lại đón tết tại Vĩnh Long.
Rồi có nhiều người lần đầu đi máy bay, lần đầu đến miền Nam nhưng là chuyến đi chống dịch, lần đầu xa nhà lâu đến thế… ông đã không giấu được xúc động. Lúc ấy ông cũng phải cúi xuống để các đồng nghiệp không thấy mình khóc…
Với PGS.TS Trần Minh Điển, lần đến Vĩnh Long đầu tháng 8/2021 để trao đổi với tỉnh Vĩnh Long về việc thiết lập Trung tâm hồi sức tại tỉnh, cá nhân ông chưa bao giờ nghĩ lại phải tiễn nhiều y bác sĩ của bệnh viện vào Vĩnh Long đến thế và có những đồng nghiệp phải ở lại đây làm việc hàng vài tháng mới trở về.
“Nhưng rồi, trên thực tế của cuộc chiến với đại dịch, có những việc chưa có trong tiền lệ đã diễn ra, chúng tôi là bệnh viện đầu ngành về nhi khoa, có nhiệm vụ cứu chữa cho trẻ em, nhưng khi được giao nhiệm vụ, chúng tôi đã cố gắng, đã lựa chọn dấn thân để cùng các bệnh viện khác thần tốc thiết lập Trung tâm hồi sức COVID-19 ở Vĩnh Long, vượt qua mọi khó khăn, để cứu chữa bệnh cho người lớn mà lại bệnh nhân COVID-19” – Giám đốc Bệnh viện Nhi TW chia sẻ.
Cũng từ cuộc chiến này, Bệnh viện Nhi TW đã có thêm một “khoa, phòng, một trung tâm” tại Vĩnh Long, như một phần của bệnh viện khi nhân lực của bệnh viện thường xuyên duy trì tại đây vài chục người, đóng vai trò chủ lực về điều trị cho người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch thời gian qua.
Để động viên các y bác sĩ xa nhà chống dịch, Bệnh viện Nhi TW luôn cố gắng làm những việc tốt nhất có thể về cả vật chất và tinh thần. Đặc biệt trong dịp này, Bệnh viện đã lên kế hoạch gần Tết sẽ đưa một nhóm hậu cần để vào Vĩnh Long chăm lo Tết có 66 y bác sĩ của Bệnh viện tại đây.
“Chúng tôi dự kiến tổ chức một cầu truyền hình nối gần khoảng cách giữa Bệnh viện Nhi TW và Vĩnh Long vào chiều 30 Tết, cùng với ban lãnh đạo Bệnh viện, các đồng nghiệp, bệnh viện sẽ mời người thân của các y bác sĩ ở Vĩnh Long đến để “gặp gỡ”, trò chuyện với nhau trước lúc chuyển giao năm cũ, sang năm mới. Mỗi chúng ta đều nên có những tình cảm và sự trân trọng dành cho họ – những chiến sĩ áo trắng lựa chọn gác lại mọi niềm riêng: Tất cả vì sức khoẻ và tính mạng của người bệnh”- PGS.TS Trần Minh Điển tâm sự.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn