Theo thống kê của Bộ Y tế, tới hết ngày 7/1, tại Hà Nội (gồm các cơ sở của TP và Trung ương) đang có 408 bệnh nhân COVID-19 nặng/nguy kịch, tăng gần 14% so với trung bình 7 ngày trước.
Tới hết ngày 7/1, Hà Nội đang điều trị cho hơn 40.700 , gần 79% tổng số bệnh nhân đang điều trị tại nhà (hơn 31.300 F0), 6.736 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở thu dung của TP, quận/huyện (tầng 1); gần 2.700 bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện (gồm tầng 2 và 5 bệnh viện tầng 3 của TP); gần 340 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Cùng thời điểm cập nhật này, theo thống kê cập nhật của Bộ Y tế, tại Hà Nội (gồm các cơ sở của TP và Trung ương) đang có 408 bệnh nhân nặng/nguy kịch, tăng gần 14% so với trung bình 7 ngày trước; trong đó có 336 bệnh nhân phải thở oxy qua mặt nạ/gọng kính – tăng 15%; 38 bệnh nhân phải thở máy xâm lấn, tăng hơn 27%…
Tại hai cơ sở Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) và cơ sở 2 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hầu hết các bệnh nhân nặng/nguy kịch, tiên lượng tử vong đều là người cao tuổi, nhiều bệnh nền, chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi vaccine, nhập viện khi đã suy hô hấp nặng.
Trao đổi với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, lãnh đạo cho biết, từ đầu tháng 1/2022, đơn vị này đã hoàn thành việc chuyển đổi công năng hoàn toàn sang Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị COVID-19 quy mô 500 giường.
Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; trung tâm y tế quận, huyện, thị xã về việc phân công hỗ trợ, chỉ đạo tuyến và tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 lần 2.
Các bệnh viện tầng 3 gồm Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Đa khoa Hà Đông, Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Đa khoa Đống Đa – chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm – hỗ trợ chuyên môn cho 35 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố, tuyến huyện thuộc tầng 2.
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang hỗ trợ 9 bệnh viện gồm: Bắc Thăng Long, Đa khoa Gia Lâm, Đa khoa Đông Anh, Đa khoa Sóc Sơn, Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Tâm thần Hà Nội, Hòe Nhai, Việt Nam – Cu Ba;
Bệnh viện Thanh Nhàn hỗ trợ 8 bệnh viện: Thanh Trì, Phú Xuyên, Mê Linh, Thạch Thất, Ung bướu Hà Nội, Phổi Hà Nội, Thường Tín, 09;
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn hỗ trợ 8 bệnh viện: Y học cổ truyền Hà Nội, Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng, Phúc Thọ, Mắt Hà Nội, Da liễu Hà Nội, Phục hồi chức năng Hà Nội;
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Bệnh viện Đa khoa Đống Đa hỗ trợ 10 bệnh viện: Đa khoa Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Vân Đình, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thận Hà Nội, Y học cổ truyền Hà Đông, Mắt Hà Đông.
Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố/tuyến huyện hỗ trợ chuyên môn các trung tâm y tế và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn được phân công trong công tác điều trị COVID-19.
Theo hướng dẫn mới của Hà Nội, bệnh viện tầng 2 tiếp nhận F0 có nguy cơ cao: Mắc bệnh lý nền có triệu chứng đợt cấp; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới hoặc bằng 42 ngày; trẻ em từ 3 tháng tuổi trở xuống; SpO2 từ 90% – 96%. Với bệnh nhân sản khoa cần can thiệp chuyên khoa thì được chuyển Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Nhóm 5 bệnh viện tầng 3 của Hà Nội chỉ tiếp nhận F0 có nguy cơ rất cao: có tình trạng cấp cứu; SpO2 dưới 90%. Bệnh nhân sản khoa nguy cơ rất cao được chuyển tới Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Các bệnh viện tầng 3 sẽ hỗ trợ chuyên môn gồm: đào tạo, hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán, điều trị, theo dõi và phân tầng người bệnh COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế; hội chẩn trực tiếp và hội chẩn từ xa trong chẩn đoán, điều trị F0; hỗ trợ nhân lực khám, chữa bệnh trực tiếp (nếu cần) giữa các đơn vị trong hệ thống.
Theo Sở Y tế, việc tiếp nhận người bệnh, các cơ sở điều trị tiếp nhận người bệnh theo phân tầng điều trị. Các bệnh viện điều trị tầng 3, tầng 2 tiếp nhận người bệnh theo điều tiết của Sở Y tế và các bệnh viện điều trị tầng 3 bảo đảm an toàn, hiệu quả trong điều trị F0.
Nguồn: SKĐS
Theo thống kê của Bộ Y tế, tới hết ngày 7/1, tại Hà Nội (gồm các cơ sở của TP và Trung ương) đang có 408 bệnh nhân COVID-19 nặng/nguy kịch, tăng gần 14% so với trung bình 7 ngày trước.
Tới hết ngày 7/1, Hà Nội đang điều trị cho hơn 40.700 , gần 79% tổng số bệnh nhân đang điều trị tại nhà (hơn 31.300 F0), 6.736 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở thu dung của TP, quận/huyện (tầng 1); gần 2.700 bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện (gồm tầng 2 và 5 bệnh viện tầng 3 của TP); gần 340 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Cùng thời điểm cập nhật này, theo thống kê cập nhật của Bộ Y tế, tại Hà Nội (gồm các cơ sở của TP và Trung ương) đang có 408 bệnh nhân nặng/nguy kịch, tăng gần 14% so với trung bình 7 ngày trước; trong đó có 336 bệnh nhân phải thở oxy qua mặt nạ/gọng kính – tăng 15%; 38 bệnh nhân phải thở máy xâm lấn, tăng hơn 27%…
Tại hai cơ sở Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) và cơ sở 2 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hầu hết các bệnh nhân nặng/nguy kịch, tiên lượng tử vong đều là người cao tuổi, nhiều bệnh nền, chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi vaccine, nhập viện khi đã suy hô hấp nặng.
Trao đổi với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, lãnh đạo cho biết, từ đầu tháng 1/2022, đơn vị này đã hoàn thành việc chuyển đổi công năng hoàn toàn sang Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị COVID-19 quy mô 500 giường.
Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; trung tâm y tế quận, huyện, thị xã về việc phân công hỗ trợ, chỉ đạo tuyến và tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 lần 2.
Các bệnh viện tầng 3 gồm Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Đa khoa Hà Đông, Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Đa khoa Đống Đa – chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm – hỗ trợ chuyên môn cho 35 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố, tuyến huyện thuộc tầng 2.
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang hỗ trợ 9 bệnh viện gồm: Bắc Thăng Long, Đa khoa Gia Lâm, Đa khoa Đông Anh, Đa khoa Sóc Sơn, Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Tâm thần Hà Nội, Hòe Nhai, Việt Nam – Cu Ba;
Bệnh viện Thanh Nhàn hỗ trợ 8 bệnh viện: Thanh Trì, Phú Xuyên, Mê Linh, Thạch Thất, Ung bướu Hà Nội, Phổi Hà Nội, Thường Tín, 09;
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn hỗ trợ 8 bệnh viện: Y học cổ truyền Hà Nội, Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng, Phúc Thọ, Mắt Hà Nội, Da liễu Hà Nội, Phục hồi chức năng Hà Nội;
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Bệnh viện Đa khoa Đống Đa hỗ trợ 10 bệnh viện: Đa khoa Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Vân Đình, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thận Hà Nội, Y học cổ truyền Hà Đông, Mắt Hà Đông.
Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố/tuyến huyện hỗ trợ chuyên môn các trung tâm y tế và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn được phân công trong công tác điều trị COVID-19.
Theo hướng dẫn mới của Hà Nội, bệnh viện tầng 2 tiếp nhận F0 có nguy cơ cao: Mắc bệnh lý nền có triệu chứng đợt cấp; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới hoặc bằng 42 ngày; trẻ em từ 3 tháng tuổi trở xuống; SpO2 từ 90% – 96%. Với bệnh nhân sản khoa cần can thiệp chuyên khoa thì được chuyển Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Nhóm 5 bệnh viện tầng 3 của Hà Nội chỉ tiếp nhận F0 có nguy cơ rất cao: có tình trạng cấp cứu; SpO2 dưới 90%. Bệnh nhân sản khoa nguy cơ rất cao được chuyển tới Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Các bệnh viện tầng 3 sẽ hỗ trợ chuyên môn gồm: đào tạo, hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán, điều trị, theo dõi và phân tầng người bệnh COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế; hội chẩn trực tiếp và hội chẩn từ xa trong chẩn đoán, điều trị F0; hỗ trợ nhân lực khám, chữa bệnh trực tiếp (nếu cần) giữa các đơn vị trong hệ thống.
Theo Sở Y tế, việc tiếp nhận người bệnh, các cơ sở điều trị tiếp nhận người bệnh theo phân tầng điều trị. Các bệnh viện điều trị tầng 3, tầng 2 tiếp nhận người bệnh theo điều tiết của Sở Y tế và các bệnh viện điều trị tầng 3 bảo đảm an toàn, hiệu quả trong điều trị F0.
Nguồn: SKĐS