Theo TTXVN, phát biểu trước Ủy ban Khoa học và Công nghệ, Tiến sĩ Paul Burton – Giám đốc Y tế của nhà sản xuất vaccine Moderna cảnh báo số ca nhiễm và Delta đang lưu hành ở Anh khiến kịch bản này có khả năng xảy ra cao hơn.
Thông thường sự lây lan thường chỉ liên quan đến một chủng virus đột biến, nhưng trong một số trường hợp vô cùng hiếm gặp, hai chủng virus có thể tấn công con người cùng một lúc. Nếu 2 chủng virus cùng lây nhiễm vào một tế bào, chúng có thể hoán đổi ADN và kết hợp với nhau để tạo ra một phiên bản virus mới. “Chắc chắn virus có thể hoán đổi gen và kích hoạt một biến thể thậm chí còn nguy hiểm hơn”, Tiến sĩ Paul Burton cho hay.
Chuyên gia này cho biết thêm, quy trình này được các nhà khoa học gọi là “sự kiện tái tổ hợp”, có thể xảy ra nhưng cần có điều kiện cụ thể và sự trùng hợp của hầu hết các tình huống không thể kiểm soát được.
Chỉ có 3 biến thể COVID-19 được tạo ra bởi virus hoán đổi gen từng được ghi nhận. Thay vào đó, virus chủ yếu dựa vào các đột biến ngẫu nhiên để tạo ra nhiều biến thể hơn. Khi chủng Delta cạnh tranh với Alpha thông qua quy trình này, một biến thể mới đã không được kích hoạt.
Theo Báo Dân trí, một quá trình tái tổ hợp đã xảy ra ở Anh khi biến thể Alpha hợp nhất với B.1.177, biến chủng xuất hiện lần đầu ở Tây Ban Nha vào cuối tháng 1. Có 44 trường hợp được phát hiện nhiễm biến chủng này trước khi nó biến mất.
Trong khi đó, các nhà khoa học ở California cũng đã xác định được một biến chủng tái tổ hợp khác vào đầu tháng 2, khi chủng Kent hợp nhất với B.1.429 được phát hiện lần đầu tiên trong khu vực. Tuy nhiên chủng mới này cũng dẫn đến rất ít ca nhiễm và nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết phần lớn các khu vực đều có biến chủng thống trị, song việc bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc là điều khó xảy ra. Đối với những người khỏe mạnh, các nhà khoa học ước tính rằng chỉ có khoảng 2 tuần để cơ thể phát triển khả năng miễn dịch và loại bỏ thành công biến thể virus đầu tiên trước khi kích hoạt một biến thể mới.
Virus chủ yếu dựa vào các đột biến ngẫu nhiên để phát triển các biến thể mới. Điều này xảy ra khi virus tạo ra các bản sao của chính nó và các lỗi trong gen. Trong hầu hết các trường hợp, những đột biến này là vô hại, nhưng đôi khi chúng có thể tạo ra một chủng virus dễ lây lan hơn hoặc có khả năng lẩn tránh vaccine cao hơn.
Theo dữ liệu báo cáo về COVID-19 hàng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hôm 15/12, các loại vaccine COVID-19 hiện tại có thể giảm hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm với biến chủng Omicron.
WHO sẽ cần thêm dữ liệu để hiểu rõ hơn về mức độ Omicron có thể né tránh khả năng miễn dịch mà một người có được nhờ tiêm vaccine hoặc từng mắc bệnh trước đó. “Do vậy, nguy cơ tổng thể liên quan đến biến chủng Omicron đáng lo ngại vẫn ở mức rất cao”, báo cáo nêu rõ.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng giám đốc WHO cho hay, kể từ khi bắt đầu xuất hiện ở nam châu Phi vào tháng trước, biến chủng Omicron cho đến nay đã được ghi nhận ở 77 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ông Tedros cho rằng Omicron có thể đã xuất hiện ở hầu hết quốc gia, ngay cả khi nó chưa được phát hiện.
“Omicron đang lây lan với tốc độ mà chúng tôi chưa từng thấy ở bất kỳ biến chủng nào trước đây”, ông Tedros cảnh báo, đồng thời nhấn mạnh không nên coi Omicron là “biến chủng nhẹ”. Trước đó, WHO đã xếp Omicron vào nhóm biến chủng “đáng lo ngại”. Biến chủng này gây lo ngại do chứa tới 32 đột biến trên protein gai – cấu trúc có thể tác động đến khả năng lây lan, né miễn dịch của virus.
Nguồn: SKĐS
Theo TTXVN, phát biểu trước Ủy ban Khoa học và Công nghệ, Tiến sĩ Paul Burton – Giám đốc Y tế của nhà sản xuất vaccine Moderna cảnh báo số ca nhiễm và Delta đang lưu hành ở Anh khiến kịch bản này có khả năng xảy ra cao hơn.
Thông thường sự lây lan thường chỉ liên quan đến một chủng virus đột biến, nhưng trong một số trường hợp vô cùng hiếm gặp, hai chủng virus có thể tấn công con người cùng một lúc. Nếu 2 chủng virus cùng lây nhiễm vào một tế bào, chúng có thể hoán đổi ADN và kết hợp với nhau để tạo ra một phiên bản virus mới. “Chắc chắn virus có thể hoán đổi gen và kích hoạt một biến thể thậm chí còn nguy hiểm hơn”, Tiến sĩ Paul Burton cho hay.
Chuyên gia này cho biết thêm, quy trình này được các nhà khoa học gọi là “sự kiện tái tổ hợp”, có thể xảy ra nhưng cần có điều kiện cụ thể và sự trùng hợp của hầu hết các tình huống không thể kiểm soát được.
Chỉ có 3 biến thể COVID-19 được tạo ra bởi virus hoán đổi gen từng được ghi nhận. Thay vào đó, virus chủ yếu dựa vào các đột biến ngẫu nhiên để tạo ra nhiều biến thể hơn. Khi chủng Delta cạnh tranh với Alpha thông qua quy trình này, một biến thể mới đã không được kích hoạt.
Theo Báo Dân trí, một quá trình tái tổ hợp đã xảy ra ở Anh khi biến thể Alpha hợp nhất với B.1.177, biến chủng xuất hiện lần đầu ở Tây Ban Nha vào cuối tháng 1. Có 44 trường hợp được phát hiện nhiễm biến chủng này trước khi nó biến mất.
Trong khi đó, các nhà khoa học ở California cũng đã xác định được một biến chủng tái tổ hợp khác vào đầu tháng 2, khi chủng Kent hợp nhất với B.1.429 được phát hiện lần đầu tiên trong khu vực. Tuy nhiên chủng mới này cũng dẫn đến rất ít ca nhiễm và nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết phần lớn các khu vực đều có biến chủng thống trị, song việc bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc là điều khó xảy ra. Đối với những người khỏe mạnh, các nhà khoa học ước tính rằng chỉ có khoảng 2 tuần để cơ thể phát triển khả năng miễn dịch và loại bỏ thành công biến thể virus đầu tiên trước khi kích hoạt một biến thể mới.
Virus chủ yếu dựa vào các đột biến ngẫu nhiên để phát triển các biến thể mới. Điều này xảy ra khi virus tạo ra các bản sao của chính nó và các lỗi trong gen. Trong hầu hết các trường hợp, những đột biến này là vô hại, nhưng đôi khi chúng có thể tạo ra một chủng virus dễ lây lan hơn hoặc có khả năng lẩn tránh vaccine cao hơn.
Theo dữ liệu báo cáo về COVID-19 hàng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hôm 15/12, các loại vaccine COVID-19 hiện tại có thể giảm hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm với biến chủng Omicron.
WHO sẽ cần thêm dữ liệu để hiểu rõ hơn về mức độ Omicron có thể né tránh khả năng miễn dịch mà một người có được nhờ tiêm vaccine hoặc từng mắc bệnh trước đó. “Do vậy, nguy cơ tổng thể liên quan đến biến chủng Omicron đáng lo ngại vẫn ở mức rất cao”, báo cáo nêu rõ.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng giám đốc WHO cho hay, kể từ khi bắt đầu xuất hiện ở nam châu Phi vào tháng trước, biến chủng Omicron cho đến nay đã được ghi nhận ở 77 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ông Tedros cho rằng Omicron có thể đã xuất hiện ở hầu hết quốc gia, ngay cả khi nó chưa được phát hiện.
“Omicron đang lây lan với tốc độ mà chúng tôi chưa từng thấy ở bất kỳ biến chủng nào trước đây”, ông Tedros cảnh báo, đồng thời nhấn mạnh không nên coi Omicron là “biến chủng nhẹ”. Trước đó, WHO đã xếp Omicron vào nhóm biến chủng “đáng lo ngại”. Biến chủng này gây lo ngại do chứa tới 32 đột biến trên protein gai – cấu trúc có thể tác động đến khả năng lây lan, né miễn dịch của virus.
Nguồn: SKĐS