Bà Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, qua khảo sát 2,1 triệu dân trên địa bàn TP, có gần 900.000 hộ gia đình đủ điều kiện có thể thực hiện theo dõi F0 nhẹ không triệu chứng tại nhà
Trước tình hình gia tăng mỗi ngày, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như giảm tải cho các cơ sở y tế, Hà Nội đã cho phép thực hiện điều trị F0 không triệu chứng tại nhà. Để hiểu rõ hơn về công tác này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.
PV: Việc quản lý, theo dõi F0 không triệu chứng tại nhà được thực hiện như thế nào, thưa bà?
Bà Trần Thị Nhị Hà: Việc quản lý, đang được triển khai trên 30 quận, huyện của thành phố.
Sở Y tế đã giao cho chính quyền địa phương, tổ COVID cộng đồng tiến hành khảo sát, kiểm tra, đánh giá các hộ gia đình có đủ điều kiện để có thể tổ chức theo dõi F0 điều trị tại nhà.
Trên cơ sở đánh giá như vậy, các ngành liên quan đã khảo sát được 2,1 triệu hộ gia đình và có gần 900.000 hộ gia đình có đủ điều kiện để có thể theo dõi F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.
Những ca nhiễm SARS-COV-2 không triệu chứng được sàng lọc, sau khi phân loại sẽ quyết định cho điều trị tại nhà.
Việc thực hiện điều trị F0 không triệu chứng tại nhà sẽ tạo thuận lợi cho người dân đồng thời cũng nâng cao vai trò của tuyến y tế cở sở.
Tuyến y tế cơ sở sẽ theo dõi sức khỏe của người dân ngay tại nhà, theo dõi chỉ số về sức khỏe và đặc biệt chỉ số SPO2 để phát hiện sớm trường hợp có dấu hiệu chuyển tầng để lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế phù hợp.
Phóng viên: Những biện pháp nào đã được triển khai để công tác này được thực hiện tốt hơn?
Bà Trần Thị Nhị Hà: Việc quản lý người nhiễm SARS – COV-2 nhẹ không triệu chứng tại nhà rất cần sự giám sát của chính quyền địa phương để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Bên cạnh đó cần phải tuyên truyền mạnh mẽ, đề nghị người dân nâng cao ý thức khi được điều trị tại nhà.
Để tránh giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp, toàn bộ sức khỏe của người dân được theo dõi trên phần mềm công nghệ thông tin, cán bộ y tế tiếp cận qua hệ thống công nghệ thông tin để tư vấn và có những kê đơn điều trị cho bệnh nhân kịp thời nhất.
Ngoài ra, để giảm tải y tế cơ sở, Sở Y tế Hà Nội cũng xây dựng thêm lực lượng hỗ trợ tại từng địa phương để cùng làm nhiệm vụ theo dõi, chăm sóc F0.
Mỗi phường thành lập tổ hỗ trợ chăm sóc người nhiễm SARS- COV-2 tại nhà. Các thành viên trong tổ gồm chính quyền địa phương, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổ COVID cộng đồng và học sinh, sinh viên.
Để việc theo dõi, quản lý tại nhà có hiệu quả rất cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngành y tế và các cấp chính quyền cơ sở.
PV: Trân trọng cảm ơn bà
* Sở Y tế Hà Nội đã phân bổ các túi thuốc điều trị tại nhà cho 30 TTYT quận, huyện của thành phố để từ đó đưa xuống các trạm y tế lưu động và y tế xã, phường phát cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà.
Theo đó, 30 TTYT quận, huyện, thị xã, mỗi TTYT sẽ được cấp 200 túi thuốc (Cơ số 1 túi gồm Paracetamol 500mgx 20 viên; Vitamin C 500mg (hoặc Multivitamin) X 20 viên).
* dùng kết quả test nhanh để xác định người nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh.
Theo đó về đề xuất của Hà Nội liên quan sử dụng kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên để xác định tình trạng khỏi bệnh và cho ra viện, theo Bộ Y tế, với người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi thời gian cách ly, điều trị đủ 10 ngày. Ngoài ra, ca bệnh có kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch hoặc Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
Nguồn: SKĐS
Bà Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, qua khảo sát 2,1 triệu dân trên địa bàn TP, có gần 900.000 hộ gia đình đủ điều kiện có thể thực hiện theo dõi F0 nhẹ không triệu chứng tại nhà
Trước tình hình gia tăng mỗi ngày, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như giảm tải cho các cơ sở y tế, Hà Nội đã cho phép thực hiện điều trị F0 không triệu chứng tại nhà. Để hiểu rõ hơn về công tác này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.
PV: Việc quản lý, theo dõi F0 không triệu chứng tại nhà được thực hiện như thế nào, thưa bà?
Bà Trần Thị Nhị Hà: Việc quản lý, đang được triển khai trên 30 quận, huyện của thành phố.
Sở Y tế đã giao cho chính quyền địa phương, tổ COVID cộng đồng tiến hành khảo sát, kiểm tra, đánh giá các hộ gia đình có đủ điều kiện để có thể tổ chức theo dõi F0 điều trị tại nhà.
Trên cơ sở đánh giá như vậy, các ngành liên quan đã khảo sát được 2,1 triệu hộ gia đình và có gần 900.000 hộ gia đình có đủ điều kiện để có thể theo dõi F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.
Những ca nhiễm SARS-COV-2 không triệu chứng được sàng lọc, sau khi phân loại sẽ quyết định cho điều trị tại nhà.
Việc thực hiện điều trị F0 không triệu chứng tại nhà sẽ tạo thuận lợi cho người dân đồng thời cũng nâng cao vai trò của tuyến y tế cở sở.
Tuyến y tế cơ sở sẽ theo dõi sức khỏe của người dân ngay tại nhà, theo dõi chỉ số về sức khỏe và đặc biệt chỉ số SPO2 để phát hiện sớm trường hợp có dấu hiệu chuyển tầng để lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế phù hợp.
Phóng viên: Những biện pháp nào đã được triển khai để công tác này được thực hiện tốt hơn?
Bà Trần Thị Nhị Hà: Việc quản lý người nhiễm SARS – COV-2 nhẹ không triệu chứng tại nhà rất cần sự giám sát của chính quyền địa phương để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Bên cạnh đó cần phải tuyên truyền mạnh mẽ, đề nghị người dân nâng cao ý thức khi được điều trị tại nhà.
Để tránh giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp, toàn bộ sức khỏe của người dân được theo dõi trên phần mềm công nghệ thông tin, cán bộ y tế tiếp cận qua hệ thống công nghệ thông tin để tư vấn và có những kê đơn điều trị cho bệnh nhân kịp thời nhất.
Ngoài ra, để giảm tải y tế cơ sở, Sở Y tế Hà Nội cũng xây dựng thêm lực lượng hỗ trợ tại từng địa phương để cùng làm nhiệm vụ theo dõi, chăm sóc F0.
Mỗi phường thành lập tổ hỗ trợ chăm sóc người nhiễm SARS- COV-2 tại nhà. Các thành viên trong tổ gồm chính quyền địa phương, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổ COVID cộng đồng và học sinh, sinh viên.
Để việc theo dõi, quản lý tại nhà có hiệu quả rất cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngành y tế và các cấp chính quyền cơ sở.
PV: Trân trọng cảm ơn bà
* Sở Y tế Hà Nội đã phân bổ các túi thuốc điều trị tại nhà cho 30 TTYT quận, huyện của thành phố để từ đó đưa xuống các trạm y tế lưu động và y tế xã, phường phát cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà.
Theo đó, 30 TTYT quận, huyện, thị xã, mỗi TTYT sẽ được cấp 200 túi thuốc (Cơ số 1 túi gồm Paracetamol 500mgx 20 viên; Vitamin C 500mg (hoặc Multivitamin) X 20 viên).
* dùng kết quả test nhanh để xác định người nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh.
Theo đó về đề xuất của Hà Nội liên quan sử dụng kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên để xác định tình trạng khỏi bệnh và cho ra viện, theo Bộ Y tế, với người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi thời gian cách ly, điều trị đủ 10 ngày. Ngoài ra, ca bệnh có kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch hoặc Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
Nguồn: SKĐS