Tình huống giả định được đưa ra là trong 1 tuần nghỉ tết âm lịch, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) xác định trên địa bàn xuất hiện 1 biến thể phụ mới của Omicron.
Cũng trong thời gian này, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và các bệnh viện đa khoa có số ca mắc COVID-19 gia tăng (gấp 3-4 lần so với thời gian trước đó), hầu hết là có triệu chứng và số ca nặng cần thở oxy cũng tăng. Khoa COVID-19 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã sử dụng hết 50 giường (trong tổng số 70 giường hồi sức), các khoa/đơn vị điều trị COVID-19 của các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cũng đã sử dụng gần 50% công suất giường bệnh, cho đến thời điểm này chưa có trường hợp nào tử vong.
Trước tình hình này, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 Thành phố đồng ý ngành Y tế TP.HCM kích hoạt lại để thu dung và điều trị các trường hợp COVID-19 nặng cần hồi sức tích cực, với quy mô 100 giường hồi sức tích cực để tiếp nhận bệnh nặng. Tùy theo diễn tiến của tình hình dịch bệnh chủ động điều chỉnh quy mô của Bệnh viện Dã chiến số 13 nhằm đảm bảo luôn sẵn sàng tiếp nhận và xử trí hiệu quả người bệnh nặng, hạn chế đến mức thấp nhất số ca tử vong do COVID-19.
Cụ thể, trong vòng 24 giờ, ngoài các thiết bị sẵn có, Sở Y tế TP.HCM đã huy động trang thiết bị phục vụ cho 100 giường hồi sức, gồm 70 máy thở, 75 monitor từ các bệnh viện, các loại thuốc, vật tư y tế tiêu hao, phương tiện phòng hộ dự trù. Các máy xét nghiệm (huyết học, sinh hóa cơ bản), trang thiết bị hồi sức nâng cao cũng được điều động từ các đơn vị.
Riêng xe cấp cứu vận chuyển bệnh nhân nặng về Bệnh viện dã chiến số 13, sẽ có 1 xe cố định trực Bệnh viện Dã chiến số 13 do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phụ trách, còn lại Trung tâm Cấp cứu 115 sẵn sàng xe cấp cứu (sử dụng xe sẵn có tại trạm cấp cứu vệ tinh đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13).
Về nhân lực, để chăm sóc 100 người bệnh nặng cần hồi sức cần có 54 bác sĩ (trong đó có ít nhất 27 bác sĩ được đào tạo về hồi sức cấp cứu) và 108 điều dưỡng. Sở Y tế điều động nhân lực chuyên môn từ các bệnh viện lớn trên địa bàn. Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng tham mưu lãnh đạo thành phố tăng cường nhân lực phục vụ do Bộ Tư lệnh điều động (dự kiến ít nhất 40 chiến sĩ) và nhân lực đảm bảo an ninh trật tự do UBND Huyện Bình Chánh điều động.
Mặt khác, Sở Y tế TP.HCM cũng huy động nhóm chuyên viên phụ trách công tác nhận định tình hình và diễn tiến dịch bệnh COVID-19, nhóm chuyên gia hỗ trợ tư vấn từ xa, nhóm điều phối và chuyển người bệnh nặng về Bệnh viện dã chiến số 13, nhóm hỗ trợ nhân lực và công tác hậu cần.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tình huống giả định được đưa ra là trong 1 tuần nghỉ tết âm lịch, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) xác định trên địa bàn xuất hiện 1 biến thể phụ mới của Omicron.
Cũng trong thời gian này, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và các bệnh viện đa khoa có số ca mắc COVID-19 gia tăng (gấp 3-4 lần so với thời gian trước đó), hầu hết là có triệu chứng và số ca nặng cần thở oxy cũng tăng. Khoa COVID-19 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã sử dụng hết 50 giường (trong tổng số 70 giường hồi sức), các khoa/đơn vị điều trị COVID-19 của các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cũng đã sử dụng gần 50% công suất giường bệnh, cho đến thời điểm này chưa có trường hợp nào tử vong.
Trước tình hình này, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 Thành phố đồng ý ngành Y tế TP.HCM kích hoạt lại để thu dung và điều trị các trường hợp COVID-19 nặng cần hồi sức tích cực, với quy mô 100 giường hồi sức tích cực để tiếp nhận bệnh nặng. Tùy theo diễn tiến của tình hình dịch bệnh chủ động điều chỉnh quy mô của Bệnh viện Dã chiến số 13 nhằm đảm bảo luôn sẵn sàng tiếp nhận và xử trí hiệu quả người bệnh nặng, hạn chế đến mức thấp nhất số ca tử vong do COVID-19.
Cụ thể, trong vòng 24 giờ, ngoài các thiết bị sẵn có, Sở Y tế TP.HCM đã huy động trang thiết bị phục vụ cho 100 giường hồi sức, gồm 70 máy thở, 75 monitor từ các bệnh viện, các loại thuốc, vật tư y tế tiêu hao, phương tiện phòng hộ dự trù. Các máy xét nghiệm (huyết học, sinh hóa cơ bản), trang thiết bị hồi sức nâng cao cũng được điều động từ các đơn vị.
Riêng xe cấp cứu vận chuyển bệnh nhân nặng về Bệnh viện dã chiến số 13, sẽ có 1 xe cố định trực Bệnh viện Dã chiến số 13 do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phụ trách, còn lại Trung tâm Cấp cứu 115 sẵn sàng xe cấp cứu (sử dụng xe sẵn có tại trạm cấp cứu vệ tinh đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13).
Về nhân lực, để chăm sóc 100 người bệnh nặng cần hồi sức cần có 54 bác sĩ (trong đó có ít nhất 27 bác sĩ được đào tạo về hồi sức cấp cứu) và 108 điều dưỡng. Sở Y tế điều động nhân lực chuyên môn từ các bệnh viện lớn trên địa bàn. Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng tham mưu lãnh đạo thành phố tăng cường nhân lực phục vụ do Bộ Tư lệnh điều động (dự kiến ít nhất 40 chiến sĩ) và nhân lực đảm bảo an ninh trật tự do UBND Huyện Bình Chánh điều động.
Mặt khác, Sở Y tế TP.HCM cũng huy động nhóm chuyên viên phụ trách công tác nhận định tình hình và diễn tiến dịch bệnh COVID-19, nhóm chuyên gia hỗ trợ tư vấn từ xa, nhóm điều phối và chuyển người bệnh nặng về Bệnh viện dã chiến số 13, nhóm hỗ trợ nhân lực và công tác hậu cần.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn