Cách xa đất liền hàng nghìn cây số, những bệnh xá ở quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đóng vai trò quan trọng là những trung tâm y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe quân, dân trên đảo và bà con ngư dân hoạt động trên vùng biển Tổ quốc.
Xin nhận bác sĩ là người thân
Nghe tín hiệu cấp cứu từ ghe của ngư dân, ngay lập tức, kíp trực quân y trên đảo Song Tử Tây nhanh chóng ra cầu cảng, triển khai cấp cứu. Bệnh nhân được chuyển đến bệnh xá trong tình trạng nguy kịch, chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim cấp tính. Bằng tất cả tinh thần trách nhiệm của người thầy thuốc, tổ quân y đã làm các thủ thuật chuyên môn, vừa hô hấp nhân tạo, ép đẩy lồng ngực; vừa truyền dịch và dùng thuốc trợ tim đặc biệt. Sau hơn một giờ đồng hồ, ngư dân 56 tuổi đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” một cách kỳ tích.
Sau 17 ngày điều trị, ngư dân này đã khỏe hoàn toàn và tiếp tục trở lại tàu câu mực. Trước lúc rời đảo, ông xúc động nắm tay bác sĩ nói: “Cho tôi xin nhận các anh là người trong gia đình nhé. Nếu không có các anh, tôi đã bỏ mạng giữa biển khơi rồi…”.
BS. Hoàng Trung Thông (Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa) chia sẻ: “Chuyện ngư dân gặp nạn trên biển là điều khó lường trước, đặc biệt thời điểm cuối năm mùa giông bão. Có những ca cấp cứu chúng tôi phải thực hiện xuyên đêm, anh em quên ăn quên ngủ lo lắng cho bệnh nhân. Trên đảo, ngư dân của mình bị tai nạn, ốm đau sẽ được chăm sóc, thuốc thang, phục vụ ăn uống hoàn toàn miễn phí đến khi khỏi bệnh”.
BS. Hoàng Trung Thông cũng cho biết, hiện nay Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa đã được đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại như máy X-quang kỹ thuật số, máy siêu âm, xét nghiệm máu tự động, máy điện tim, máy gây mê kèm thở… Ở một số đảo còn được trang bị buồng tăng áp, máy đo phân áp oxy để xử lý những ca cấp cứu tai nạn của ngư dân lặn sâu dưới biển. Đối với những ca bệnh phức tạp, bệnh xá sẽ được hỗ trợ hội chẩn bằng hình ảnh qua hệ thống Telemedicine truyền hình trực tiếp kết nối với các bác sĩ chuyên môn giỏi từ trong đất liền. Điển hình như những ca đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thủng tạng rỗng, viêm ruột thừa đã được cứu chữa thành công ngay giữa đảo xa.
Bản lĩnh và tâm đức của bác sĩ
Hiện nay, ở các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa cũng đã có y bác sĩ. Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thiếu thốn hơn rất nhiều so với các đảo nổi nên những cán bộ y tế nơi đầu sóng ngọn gió vừa tự trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn, nhưng phải quyết đoán trong mọi tình huống.
BS. Bùi Công Hưng (đảo Đá Đông) nhớ lại một lần trong đêm khuya, bệnh xá nhận được tin báo có một bệnh nhân là công binh bị trượt hào ngã, thanh sắt chọc vào cổ. Lúc đưa đến đảo, bệnh nhân trong tình trạng rất nguy kịch, khó giữ được tính mạng. Lúc đó, BS. Hưng đã nhanh chóng đặt đường truyền thuốc giảm đau toàn thân, dùng thuốc trợ tim mạch, cầm máu. Khi bệnh nhân ổn định, anh đã tiến hành rửa, khâu cầm máu vết thương và ngày hôm sau có thể di chuyển bệnh nhân ra Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa tiếp tục điều trị.
BS. Hưng bảo, những lúc tính mạng của cán bộ, chiến sĩ và ngư dân nằm trong tay mình, mình buộc phải đưa ra quyết định nhanh và chính xác. Do trang thiết bị còn thiếu thốn nên yếu tố quyết định thành công của ca mổ là bản lĩnh, trình độ và tâm đức của bác sĩ.
“Sau hơn một năm đến với đảo làm nhiệm vụ đã rèn luyện cho tôi sự vững vàng, đương đầu với khó khăn. Đặc biệt qua thời gian, mọi người đều có cái nhìn trân quý và sâu sắc hơn với nghề Y” – nam thầy thuốc với làn da chai sạm tâm sự.
Cuối năm là dịp thay thu quân, một số y, bác sĩ đã hết thời gian công tác, được trở về làm việc ở đất liền và bàn giao nhiệm vụ cho tổ quân y mới. Cứ ngỡ rằng người trở về sẽ vui lắm, vậy mà phút chia xa, ai nấy cứ bịn rịn, quyến luyến, không nỡ lên tàu…
Anh Phan Văn Thanh, người dân thị trấn Trường Sa tâm sự: “Nghe tin bác sĩ về đất liền, hai đứa con tôi dậy sớm bảo bố mẹ đưa đến bệnh xá chào các anh. Bác sĩ ở đảo không chỉ chăm lo sức khỏe cho mọi người mà còn là thầy giáo dạy ngoại ngữ, kiến thức cho các cháu nhỏ nên ai cũng quý. Chúng tôi xem họ như ruột thịt nên cuộc chia tay nào cũng đầy nước mắt…”.
Thượng tướng Phạm Hoài Nam (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) đánh giá cao những nỗ lực, đóng góp của các thế hệ quân dân y trong công tác y tế biển đảo, đặc biệt là việc xây dựng Trung tâm Y tế hiện đại ở Trường Sa. Điều này đã tạo niềm tin, điểm tựa vững chắc để cán bộ chiến sĩ, ngư dân yên tâm bám đảo, bám biển, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Cách xa đất liền hàng nghìn cây số, những bệnh xá ở quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đóng vai trò quan trọng là những trung tâm y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe quân, dân trên đảo và bà con ngư dân hoạt động trên vùng biển Tổ quốc.
Xin nhận bác sĩ là người thân
Nghe tín hiệu cấp cứu từ ghe của ngư dân, ngay lập tức, kíp trực quân y trên đảo Song Tử Tây nhanh chóng ra cầu cảng, triển khai cấp cứu. Bệnh nhân được chuyển đến bệnh xá trong tình trạng nguy kịch, chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim cấp tính. Bằng tất cả tinh thần trách nhiệm của người thầy thuốc, tổ quân y đã làm các thủ thuật chuyên môn, vừa hô hấp nhân tạo, ép đẩy lồng ngực; vừa truyền dịch và dùng thuốc trợ tim đặc biệt. Sau hơn một giờ đồng hồ, ngư dân 56 tuổi đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” một cách kỳ tích.
Sau 17 ngày điều trị, ngư dân này đã khỏe hoàn toàn và tiếp tục trở lại tàu câu mực. Trước lúc rời đảo, ông xúc động nắm tay bác sĩ nói: “Cho tôi xin nhận các anh là người trong gia đình nhé. Nếu không có các anh, tôi đã bỏ mạng giữa biển khơi rồi…”.
BS. Hoàng Trung Thông (Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa) chia sẻ: “Chuyện ngư dân gặp nạn trên biển là điều khó lường trước, đặc biệt thời điểm cuối năm mùa giông bão. Có những ca cấp cứu chúng tôi phải thực hiện xuyên đêm, anh em quên ăn quên ngủ lo lắng cho bệnh nhân. Trên đảo, ngư dân của mình bị tai nạn, ốm đau sẽ được chăm sóc, thuốc thang, phục vụ ăn uống hoàn toàn miễn phí đến khi khỏi bệnh”.
BS. Hoàng Trung Thông cũng cho biết, hiện nay Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa đã được đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại như máy X-quang kỹ thuật số, máy siêu âm, xét nghiệm máu tự động, máy điện tim, máy gây mê kèm thở… Ở một số đảo còn được trang bị buồng tăng áp, máy đo phân áp oxy để xử lý những ca cấp cứu tai nạn của ngư dân lặn sâu dưới biển. Đối với những ca bệnh phức tạp, bệnh xá sẽ được hỗ trợ hội chẩn bằng hình ảnh qua hệ thống Telemedicine truyền hình trực tiếp kết nối với các bác sĩ chuyên môn giỏi từ trong đất liền. Điển hình như những ca đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thủng tạng rỗng, viêm ruột thừa đã được cứu chữa thành công ngay giữa đảo xa.
Bản lĩnh và tâm đức của bác sĩ
Hiện nay, ở các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa cũng đã có y bác sĩ. Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thiếu thốn hơn rất nhiều so với các đảo nổi nên những cán bộ y tế nơi đầu sóng ngọn gió vừa tự trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn, nhưng phải quyết đoán trong mọi tình huống.
BS. Bùi Công Hưng (đảo Đá Đông) nhớ lại một lần trong đêm khuya, bệnh xá nhận được tin báo có một bệnh nhân là công binh bị trượt hào ngã, thanh sắt chọc vào cổ. Lúc đưa đến đảo, bệnh nhân trong tình trạng rất nguy kịch, khó giữ được tính mạng. Lúc đó, BS. Hưng đã nhanh chóng đặt đường truyền thuốc giảm đau toàn thân, dùng thuốc trợ tim mạch, cầm máu. Khi bệnh nhân ổn định, anh đã tiến hành rửa, khâu cầm máu vết thương và ngày hôm sau có thể di chuyển bệnh nhân ra Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa tiếp tục điều trị.
BS. Hưng bảo, những lúc tính mạng của cán bộ, chiến sĩ và ngư dân nằm trong tay mình, mình buộc phải đưa ra quyết định nhanh và chính xác. Do trang thiết bị còn thiếu thốn nên yếu tố quyết định thành công của ca mổ là bản lĩnh, trình độ và tâm đức của bác sĩ.
“Sau hơn một năm đến với đảo làm nhiệm vụ đã rèn luyện cho tôi sự vững vàng, đương đầu với khó khăn. Đặc biệt qua thời gian, mọi người đều có cái nhìn trân quý và sâu sắc hơn với nghề Y” – nam thầy thuốc với làn da chai sạm tâm sự.
Cuối năm là dịp thay thu quân, một số y, bác sĩ đã hết thời gian công tác, được trở về làm việc ở đất liền và bàn giao nhiệm vụ cho tổ quân y mới. Cứ ngỡ rằng người trở về sẽ vui lắm, vậy mà phút chia xa, ai nấy cứ bịn rịn, quyến luyến, không nỡ lên tàu…
Anh Phan Văn Thanh, người dân thị trấn Trường Sa tâm sự: “Nghe tin bác sĩ về đất liền, hai đứa con tôi dậy sớm bảo bố mẹ đưa đến bệnh xá chào các anh. Bác sĩ ở đảo không chỉ chăm lo sức khỏe cho mọi người mà còn là thầy giáo dạy ngoại ngữ, kiến thức cho các cháu nhỏ nên ai cũng quý. Chúng tôi xem họ như ruột thịt nên cuộc chia tay nào cũng đầy nước mắt…”.
Thượng tướng Phạm Hoài Nam (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) đánh giá cao những nỗ lực, đóng góp của các thế hệ quân dân y trong công tác y tế biển đảo, đặc biệt là việc xây dựng Trung tâm Y tế hiện đại ở Trường Sa. Điều này đã tạo niềm tin, điểm tựa vững chắc để cán bộ chiến sĩ, ngư dân yên tâm bám đảo, bám biển, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn