Những ngày Tết hầu hết các gia đình sum họp bên nhau thì các y bác sĩ trong phòng cấp cứu, hồi sức hối hả giành giật sự sống cho bệnh nhân. Mỗi sự hồi sinh như món quá vô giá, xóa đi những nhọc nhằn của cán bộ y tế.
Cấp cứu, hồi sức “xuyên năm”
Chiều cuối năm, tranh thủ giờ ăn trưa, các y bác sĩ Khu Cấp cứu, Hồi sức (Khoa Nhi, BVĐK Kon Tum) ra hành lang nhìn dòng người hối hả lo sắm Tết rồi lại tất bật quay vào chuẩn bị các tình huống trong ngày xuân. Có nhiều ca bệnh đặc biệt để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí thầy thuốc.
Nhớ mãi cũng vào đêm Giao thừa, sản phụ Y.B giao đứa trẻ sơ sinh nhỏ như bắp tay, toàn thân tím tái cho y bác sĩ kèm lời khẩn cầu yếu ớt: “Các bác ơi, hãy cứu cháu. Bàn tay của “thần chết”, của con “ma rừng” đã chạm đến tim, đến họng cháu rồi”.
Ôm cặp bánh chưng, ngồi bệt trên hành lang, lọt thỏm giữa những dãy ghế bên ngoài phòng cấp cứu, sản phụ đếm từng phút trên chiếc đồng hồ treo tường với niềm tin mong manh như sợi khói là con mình được cứu.
Rồi điều kỳ diệu đến, sau nhiều giờ cấp cứu, con sản phụ Y.B vượt giai đoạn nguy kịch, Y.B bóc bánh chưng, reo lên “Cổ tích không đến từ cao xa, không phải thần thánh ban cho mà đó là sự tận tụy của y bác sĩ”.
Tròn 20 năm để Tết ngoài cánh cửa phòng cấp cứu, hồi sức, BSCKI. Mạc Thị Như Thủy – Phó khoa Nhi tâm tình: “Có lúc cũng nhớ nhà cồn cào nhưng nhìn vào những “công dân tí hon” đang thoi thóp mình lại gạt đi mọi hạnh phúc riêng. Nhiều khoảnh khắc Giao thừa, lời chúc Tết của con cái, mẹ cha chưa dứt thì đã phải bỏ dở lao vào cứu bệnh nhân. Khác miền xuôi, vùng cao nguyên này, sản phụ ở vùng sâu, vùng xa là chủ yếu. Họ không có thói quen theo dõi chặt chẽ diễn biến thai nhi trước khi sinh nên hay gặp các sự cố. Trẻ nhập viện cấp cứu, hồi sức ngày Tết nhiều như ngày thường. Những ca bệnh gay cấn như con của sản phụ Y.B là không hiếm. Lúc nào phòng hồi sức bệnh nhân sơ sinh nặng cũng gần 20 em. Nhiều bé chỉ nặng 900g đến hơn 1kg. Các em đều sinh non, nhẹ cân và mắc các bệnh như: Nhiễm trùng nặng; suy hô hấp; suy đa tạng; tắc ruột…”.
Đến bệnh viện, mỗi bệnh nhân, thân nhân đều mang một tinh thần, hoàn cảnh khác nhau nhưng điều họ cảm nhận được là sự ấm áp, sẻ chia của những thầy thuốc, nhất là trong ngày Tết.
BS. Thủy chia sẻ thêm rằng, chúng tôi luôn tự nhủ với nhau, xem bệnh nhân như người nhà. Ngày xuân ở bệnh viện, sợ người nhà những đứa trẻ đang được cấp cứu buồn lo, chúng tôi dành cho họ những lời an ủi chân tình nhất. Đồng thời liên tục cập nhật các thông tin tích cực về con họ, để họ an tâm. Còn con em của các y bác sĩ không may đau ốm mà chưa đến mức nhập viện thì nhờ cậy cả vào người thân ở nhà.
Gần 14 năm gắn bó nghề Y, không nhớ nổi bao nhiêu đêm xuân xa gia đình, túc trực cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhi, điều dưỡng Nguyễn Thị Vân kể, có em bé vừa chào đời ngày áp Tết đã nhiễm trùng máu nặng, chỉ hơn 800 gram. Có em vô đến viện đã ngưng thở. Người nhà buông xuôi. Các thầy thuốc khi ấy còn phải như “nhà tâm lý” trấn tĩnh thân nhân người bệnh và dốc hết tâm sức cứu chữa.
Chăm sóc, hồi sức những bệnh nhân “siêu nhỏ” đòi hỏi phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng, cẩn thận. Lúc vào phòng bệnh thì chỉ nghĩ đến chỉ số sinh tồn của bệnh nhân. Có đợt trắng đêm 30 Tết cấp cứu xong thì đôi chân rã rời. Có trường hợp phải cấp cứu, hồi sức, chăm sóc gần 100 ngày, bệnh nhi mới có thể xuất viện trong sự vỡ òa hạnh phúc của người thân vì họ từng nghĩ chẳng còn gì để hy vọng vào sự sống.
Thắp lên niềm tin
Ở Khoa Cấp cứu cũng được xem là “nơi đầu sóng ngọn gió” của BVĐK Kon Tum. Có đêm Giao thừa, tiếng còi xe cứu thương liên tục vang lên khi chở bệnh nhân đến.
Gần 20 năm gắn với với nghề Y, BS. Nguyễn Cảnh Son – Trưởng khoa Cấp cứu thổ lộ: Ngày Tết càng phải căng mình làm việc vì có thể bệnh nhân sẽ tăng lên. Có năm tập trung cao độ còn không biết khoảnh khắc Giao thừa trôi qua lúc nào. Ngày xuân, đa số bệnh nhân đến cấp cứu thường bị nặng hoặc rất nặng với các sự cố như: Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, ngộ độc thực phẩm, ẩu đả…
Không ít bệnh nhân hoàn cảnh éo le, đổ bệnh nặng dịp Tết, không có người thân cận kề muốn phó mặc cho số phận, nghĩ đến việc “về với tổ tiên” cho xong. Thế rồi từng y tá cứ lăn xả vào thay từng chiếc quần, xoa từng bàn chân, vuốt từng bắp tay. Dịch truyền rồi thuốc sau đó nạp vào đều đều, khỏe dần lên thì trào dâng niềm cảm kích.
Ghé qua bệnh viện trong chiều cuối năm, xúc cảm ùa về, anh Nguyễn Văn T bộc bạch: “Những ngày Tết trong bệnh viện mãi trở thành một phần ký ức không quên trong cuộc đời tôi. Năm ấy tôi bị chấn thương sọ não, dập xương chân, phải mổ gấp đúng chiều 29 Tết.
Sau mấy ngày trôi trong hôn mê, đôi mắt của T có thể mấp máy mở ra. Trước mặt anh rầm rập những bước chân vội vã của y bác sĩ, những chiếc máy thở hoạt động hết công suất. T không tin nổi mình đã vượt qua “lưỡi hái tử thần” cho đến khi bàn tay ấm áp của bác sĩ đặt lên người thăm khám. Cảnh các điều dưỡng nâng từng bàn tay, lau từng khuôn mặt, dìu từng thân thể yếu ớt… khiến những giọt nước mắt của sự thán phục và hạnh phúc của T cứ tự nhiên mà trào ra.
Với nhiều bệnh nhân khác, tuổi trẻ bồng bột, sau khi rượu xuân mềm môi thì gây sự đánh nhau đến nhập viện. Lúc hồi tỉnh, thấy từng thầy thuốc hốc hác mắt vì lo âu chăm chút cho mình miếng ăn, viên thuốc, họ đã thay đổi theo hướng tích cực, từ bỏ tật xấu…
Mỗi ca trực Tết, có thầy thuốc phải đôn đáo lo chăm sóc, thăm khám cho hàng chục bệnh nhân và còn “vực” dậy tinh thần chiến đấu với bệnh tật cho họ.
Vừa động viên bệnh nhân, Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Ta vừa chia sẻ: Có năm, bệnh nhân vào viện cấp cứu ngày Tết nhiều. Khi mới vào hầu hết họ đều sợ sệt, nhất là khi lúc gắn máy thở oxy, cứ nhìn thấy mà rưng rưng. Ám ảnh nhất là những đôi mắt đờ đẫn đầy buồn lo. Có người để lại ấn tượng mãi không quên được. Như một bệnh nhân nữ, mắc nhiều bệnh nặng dẫn thêm đứa con thơ vào cấp cứu đúng ngày Tết. Nằm bất động với hơi thở yếu ớt, bệnh nhân chỉ biết thều thào “y bác sĩ ơi, tôi có qua được mùa xuân này không? Chẳng có ai thân thích, chỉ đứa con thơ, thân không cử động, tôi biết phải làm sao? Với những trường hợp này, chúng tôi đều ngày đêm bên cạnh động viên, an ủi và chăm sóc toàn diện. Khi dần khỏi, bệnh nhân cứ níu lấy tay điều dưỡng, bác sĩ với lời nói từ đáy sâu gan ruột của mình “thầy thuốc đã thắp nên niềm tin và sự sống”.
Từng túc trực nhiều đêm xuân trong Phòng Cấp cứu, BS. Võ Văn Thiện – Giám đốc BVĐK Kon Tum khẳng định, tâm lý chung của tất cả mọi người ai cũng muốn về sum họp, đoàn viên bên gia đình ngày Tết, nhưng chúng tôi xác định đã bước vào ngành Y thì cứu chữa người bệnh là trên hết. Ngày đêm hay lễ Tết cũng thế. Chỉ mong, ngày Tết người dân đi xe cẩn thận và hạn chế tối đa các tai nạn liên quan đến ẩu đả. Bởi thực tế, có trường hợp chúng tôi vừa phải căng mình cấp cứu, vừa phải can thiệp, giải thích cho người quá khích, rất vất vả.
Một mùa xuân nữa lại về với bao niềm tin và hy vọng vào những điều đẹp đẽ ở phía trước. Và, ở “nơi ánh đèn không bao giờ tắt” này, những người mặc áo blouse vẫn từng phút, từng giờ hồi sinh bao sự sống, giành lại niềm vui cho nhiều gia đình.
“Có đêm, bên ngoài bệnh viện là những lời chúc Tết thì ở đây là những tiếng tít tít của máy thở. Các phòng mổ liên tục sáng đèn. Có thời điểm hàng chục bệnh nhân nằm giữa ranh giới sống-chết. Khi ấy, tất cả thầy thuốc đều chung một quyết tâm cứu chữa đến cùng, tất cả vì người bệnh. Có bệnh nhân nặng quá không qua khỏi thì y bác sĩ cũng đau như người nhà của họ”- BS. Nguyễn Cảnh Son – Trưởng khoa Cấp cứu trải lòng.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Những ngày Tết hầu hết các gia đình sum họp bên nhau thì các y bác sĩ trong phòng cấp cứu, hồi sức hối hả giành giật sự sống cho bệnh nhân. Mỗi sự hồi sinh như món quá vô giá, xóa đi những nhọc nhằn của cán bộ y tế.
Cấp cứu, hồi sức “xuyên năm”
Chiều cuối năm, tranh thủ giờ ăn trưa, các y bác sĩ Khu Cấp cứu, Hồi sức (Khoa Nhi, BVĐK Kon Tum) ra hành lang nhìn dòng người hối hả lo sắm Tết rồi lại tất bật quay vào chuẩn bị các tình huống trong ngày xuân. Có nhiều ca bệnh đặc biệt để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí thầy thuốc.
Nhớ mãi cũng vào đêm Giao thừa, sản phụ Y.B giao đứa trẻ sơ sinh nhỏ như bắp tay, toàn thân tím tái cho y bác sĩ kèm lời khẩn cầu yếu ớt: “Các bác ơi, hãy cứu cháu. Bàn tay của “thần chết”, của con “ma rừng” đã chạm đến tim, đến họng cháu rồi”.
Ôm cặp bánh chưng, ngồi bệt trên hành lang, lọt thỏm giữa những dãy ghế bên ngoài phòng cấp cứu, sản phụ đếm từng phút trên chiếc đồng hồ treo tường với niềm tin mong manh như sợi khói là con mình được cứu.
Rồi điều kỳ diệu đến, sau nhiều giờ cấp cứu, con sản phụ Y.B vượt giai đoạn nguy kịch, Y.B bóc bánh chưng, reo lên “Cổ tích không đến từ cao xa, không phải thần thánh ban cho mà đó là sự tận tụy của y bác sĩ”.
Tròn 20 năm để Tết ngoài cánh cửa phòng cấp cứu, hồi sức, BSCKI. Mạc Thị Như Thủy – Phó khoa Nhi tâm tình: “Có lúc cũng nhớ nhà cồn cào nhưng nhìn vào những “công dân tí hon” đang thoi thóp mình lại gạt đi mọi hạnh phúc riêng. Nhiều khoảnh khắc Giao thừa, lời chúc Tết của con cái, mẹ cha chưa dứt thì đã phải bỏ dở lao vào cứu bệnh nhân. Khác miền xuôi, vùng cao nguyên này, sản phụ ở vùng sâu, vùng xa là chủ yếu. Họ không có thói quen theo dõi chặt chẽ diễn biến thai nhi trước khi sinh nên hay gặp các sự cố. Trẻ nhập viện cấp cứu, hồi sức ngày Tết nhiều như ngày thường. Những ca bệnh gay cấn như con của sản phụ Y.B là không hiếm. Lúc nào phòng hồi sức bệnh nhân sơ sinh nặng cũng gần 20 em. Nhiều bé chỉ nặng 900g đến hơn 1kg. Các em đều sinh non, nhẹ cân và mắc các bệnh như: Nhiễm trùng nặng; suy hô hấp; suy đa tạng; tắc ruột…”.
Đến bệnh viện, mỗi bệnh nhân, thân nhân đều mang một tinh thần, hoàn cảnh khác nhau nhưng điều họ cảm nhận được là sự ấm áp, sẻ chia của những thầy thuốc, nhất là trong ngày Tết.
BS. Thủy chia sẻ thêm rằng, chúng tôi luôn tự nhủ với nhau, xem bệnh nhân như người nhà. Ngày xuân ở bệnh viện, sợ người nhà những đứa trẻ đang được cấp cứu buồn lo, chúng tôi dành cho họ những lời an ủi chân tình nhất. Đồng thời liên tục cập nhật các thông tin tích cực về con họ, để họ an tâm. Còn con em của các y bác sĩ không may đau ốm mà chưa đến mức nhập viện thì nhờ cậy cả vào người thân ở nhà.
Gần 14 năm gắn bó nghề Y, không nhớ nổi bao nhiêu đêm xuân xa gia đình, túc trực cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhi, điều dưỡng Nguyễn Thị Vân kể, có em bé vừa chào đời ngày áp Tết đã nhiễm trùng máu nặng, chỉ hơn 800 gram. Có em vô đến viện đã ngưng thở. Người nhà buông xuôi. Các thầy thuốc khi ấy còn phải như “nhà tâm lý” trấn tĩnh thân nhân người bệnh và dốc hết tâm sức cứu chữa.
Chăm sóc, hồi sức những bệnh nhân “siêu nhỏ” đòi hỏi phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng, cẩn thận. Lúc vào phòng bệnh thì chỉ nghĩ đến chỉ số sinh tồn của bệnh nhân. Có đợt trắng đêm 30 Tết cấp cứu xong thì đôi chân rã rời. Có trường hợp phải cấp cứu, hồi sức, chăm sóc gần 100 ngày, bệnh nhi mới có thể xuất viện trong sự vỡ òa hạnh phúc của người thân vì họ từng nghĩ chẳng còn gì để hy vọng vào sự sống.
Thắp lên niềm tin
Ở Khoa Cấp cứu cũng được xem là “nơi đầu sóng ngọn gió” của BVĐK Kon Tum. Có đêm Giao thừa, tiếng còi xe cứu thương liên tục vang lên khi chở bệnh nhân đến.
Gần 20 năm gắn với với nghề Y, BS. Nguyễn Cảnh Son – Trưởng khoa Cấp cứu thổ lộ: Ngày Tết càng phải căng mình làm việc vì có thể bệnh nhân sẽ tăng lên. Có năm tập trung cao độ còn không biết khoảnh khắc Giao thừa trôi qua lúc nào. Ngày xuân, đa số bệnh nhân đến cấp cứu thường bị nặng hoặc rất nặng với các sự cố như: Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, ngộ độc thực phẩm, ẩu đả…
Không ít bệnh nhân hoàn cảnh éo le, đổ bệnh nặng dịp Tết, không có người thân cận kề muốn phó mặc cho số phận, nghĩ đến việc “về với tổ tiên” cho xong. Thế rồi từng y tá cứ lăn xả vào thay từng chiếc quần, xoa từng bàn chân, vuốt từng bắp tay. Dịch truyền rồi thuốc sau đó nạp vào đều đều, khỏe dần lên thì trào dâng niềm cảm kích.
Ghé qua bệnh viện trong chiều cuối năm, xúc cảm ùa về, anh Nguyễn Văn T bộc bạch: “Những ngày Tết trong bệnh viện mãi trở thành một phần ký ức không quên trong cuộc đời tôi. Năm ấy tôi bị chấn thương sọ não, dập xương chân, phải mổ gấp đúng chiều 29 Tết.
Sau mấy ngày trôi trong hôn mê, đôi mắt của T có thể mấp máy mở ra. Trước mặt anh rầm rập những bước chân vội vã của y bác sĩ, những chiếc máy thở hoạt động hết công suất. T không tin nổi mình đã vượt qua “lưỡi hái tử thần” cho đến khi bàn tay ấm áp của bác sĩ đặt lên người thăm khám. Cảnh các điều dưỡng nâng từng bàn tay, lau từng khuôn mặt, dìu từng thân thể yếu ớt… khiến những giọt nước mắt của sự thán phục và hạnh phúc của T cứ tự nhiên mà trào ra.
Với nhiều bệnh nhân khác, tuổi trẻ bồng bột, sau khi rượu xuân mềm môi thì gây sự đánh nhau đến nhập viện. Lúc hồi tỉnh, thấy từng thầy thuốc hốc hác mắt vì lo âu chăm chút cho mình miếng ăn, viên thuốc, họ đã thay đổi theo hướng tích cực, từ bỏ tật xấu…
Mỗi ca trực Tết, có thầy thuốc phải đôn đáo lo chăm sóc, thăm khám cho hàng chục bệnh nhân và còn “vực” dậy tinh thần chiến đấu với bệnh tật cho họ.
Vừa động viên bệnh nhân, Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Ta vừa chia sẻ: Có năm, bệnh nhân vào viện cấp cứu ngày Tết nhiều. Khi mới vào hầu hết họ đều sợ sệt, nhất là khi lúc gắn máy thở oxy, cứ nhìn thấy mà rưng rưng. Ám ảnh nhất là những đôi mắt đờ đẫn đầy buồn lo. Có người để lại ấn tượng mãi không quên được. Như một bệnh nhân nữ, mắc nhiều bệnh nặng dẫn thêm đứa con thơ vào cấp cứu đúng ngày Tết. Nằm bất động với hơi thở yếu ớt, bệnh nhân chỉ biết thều thào “y bác sĩ ơi, tôi có qua được mùa xuân này không? Chẳng có ai thân thích, chỉ đứa con thơ, thân không cử động, tôi biết phải làm sao? Với những trường hợp này, chúng tôi đều ngày đêm bên cạnh động viên, an ủi và chăm sóc toàn diện. Khi dần khỏi, bệnh nhân cứ níu lấy tay điều dưỡng, bác sĩ với lời nói từ đáy sâu gan ruột của mình “thầy thuốc đã thắp nên niềm tin và sự sống”.
Từng túc trực nhiều đêm xuân trong Phòng Cấp cứu, BS. Võ Văn Thiện – Giám đốc BVĐK Kon Tum khẳng định, tâm lý chung của tất cả mọi người ai cũng muốn về sum họp, đoàn viên bên gia đình ngày Tết, nhưng chúng tôi xác định đã bước vào ngành Y thì cứu chữa người bệnh là trên hết. Ngày đêm hay lễ Tết cũng thế. Chỉ mong, ngày Tết người dân đi xe cẩn thận và hạn chế tối đa các tai nạn liên quan đến ẩu đả. Bởi thực tế, có trường hợp chúng tôi vừa phải căng mình cấp cứu, vừa phải can thiệp, giải thích cho người quá khích, rất vất vả.
Một mùa xuân nữa lại về với bao niềm tin và hy vọng vào những điều đẹp đẽ ở phía trước. Và, ở “nơi ánh đèn không bao giờ tắt” này, những người mặc áo blouse vẫn từng phút, từng giờ hồi sinh bao sự sống, giành lại niềm vui cho nhiều gia đình.
“Có đêm, bên ngoài bệnh viện là những lời chúc Tết thì ở đây là những tiếng tít tít của máy thở. Các phòng mổ liên tục sáng đèn. Có thời điểm hàng chục bệnh nhân nằm giữa ranh giới sống-chết. Khi ấy, tất cả thầy thuốc đều chung một quyết tâm cứu chữa đến cùng, tất cả vì người bệnh. Có bệnh nhân nặng quá không qua khỏi thì y bác sĩ cũng đau như người nhà của họ”- BS. Nguyễn Cảnh Son – Trưởng khoa Cấp cứu trải lòng.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn