HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tài nguyên

An toàn cho trẻ em trong bệnh viện

Tran Thanh Long by Tran Thanh Long
in Tài nguyên
0
75
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

TRẺ EM TRONG BỆNH VIỆN

Bạn cũng có thể thích

Lễ ra mắt Sách – Bộ công cụ tinh gọn trong Y tế

Giới thiệu ‘Bộ công cụ Tinh gọn trong Y tế’

Những điều cần biết về Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm

Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong bệnh viện. Trẻ nhỏ rất dễ nhận quá liều thuốc bởi vì kể cả cân nặng hay sự phát triển cơ thể của trẻ không chấp nhận được liều lượng hay thể tích thuốc bất thường.

Chúng cũng còn quá nhỏ để thông báo cho cha mẹ, người lớn các bất thường xảy ra. Các cha mẹ là người giám hộ tin tưởng nhất đối với con cái khi chúng cần sự giúp đỡ về y tế.

Hầu hết các dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ em đều tuyệt vời. Điều quan trọng là cần chú trọng và chủ động trong quá trình chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ.

Khi 1 đứa trẻ nhập viện, đó có thể là 1 trải nghiệm khó quên cho cả trẻ và cha mẹ. Bệnh nhẹ, chấn thương hay bệnh mạn tính của trẻ đều là những thách thức với các bậc cha mẹ.

Các nhân viên y tế được đào tạo đặc biệt về kiến thức nhi khoa rất đáng nể phục và họ thường cố gắng làm cho môi trường bệnh viện trở nên hòa nhã, nhẹ nhàng nhất có thể. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tích cực hợp tác, hiểu và tham gia vào tiến trình điều trị khi trẻ nằm viện.

Lưu ý dành cho các cha mẹ khi có con nằm viện hoặc đang được điều trị ngoại trú:

• Không nên chia sẻ các toa thuốc của người lớn hay của trẻ dưới bất kỳ lý do nào.

• Không dùng lại toa thuốc cũ để trị một tình trạng bệnh lý mới

• Luôn đọc kỹ và đầy đủ các hướng dẫn dùng thuốc, kể cả thuốc không kê toa.

• Khi cho trẻ uống thuốc nước hay xi-ro, chắc chắn bạn không bị nhầm lẫn giữa thìa cà phê hay thìa canh. Liều lượng cho mỗi loại thìa đong khác nhau. Nên cẩn thận dùng cốc/ ly đo lường thuốc khi mà dùng thìa canh hay thìa cà phê thấy thuốc có vẻ giống nhau. Mỗi lần cho trẻ uống thuốc, cần kiểm tra lại nhãn tên chai thuốc xem có ĐÚNG THUỐC – ĐÚNG LIỀU – ĐÙNG ĐƯỜNG DÙNG – ĐÚNG THỜI GIAN và ĐÚNG DÀNH CHO TRẺ. Rất dễ nhầm lẫn giữa 2 trẻ hoặc nhầm lẫn giữa các chai thuốc.

• Không bao giờ để thuốc trong tầm tay của trẻ em dù chỉ là vài giây lơ đễnh. Vì trẻ có thể mở và uống hết lượng thuốc quá liều trong lọ/ chai. Hãy đảm bảo cất giữ thuốc an toàn khỏi tầm với của trẻ.

• Khi ghi toa thuốc cho trẻ, hãy ghi nhớ hướng dẫn của dược sĩ. Nếu bạn đã từng kê loại thuốc này trước đó,đôi khi có những thông tin mới bổ sung mà bạn chưa được biết.

• Mỗi lần bạn nhận được toa thuốc từ bác sĩ, hãy kiểm tra thuốc. Nếu có 1 vài thuốc trông khác hoặc bạn băn khoăn điều gì, hãy hỏi dược sĩ.

• Khi con bạn bị cảm hay cúm, cần tham vấn bác sĩ về việc có thật sự cần dùng kháng sinh hay không. Đối với tình trạng nhiễm siêu vi, kháng sinh không có hiệu quả điều trị . Nhiều bác sĩ cảm thấy áp lực khi cha mẹ trẻ yêu cầu đòi cho kháng sinh. Việc lạm dụng KS sẽ dẫn đến tình trạng lờn thuốc.

• Nếu bạn mua thuốc tại phòng mạch bác sĩ, hãy kiểm tra kỹ hạn sử dụng thuốc. Đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng. Nếu không thấy HDSD, hãy nhờ bác sĩ viết ra các hướng dẫn. Nếu không hiểu rõ, hãy hỏi lại bác sĩ hay điều dưỡng cho đến khi chắc chắn bạn hiễu rõ mọi thứ. Bạn có thể tra cứu thêm trên trang web của nhà sản xuất dược để tìm hiểu thông tin về thuốc.

• Trong trường hợp trẻ nhập viện, kiểm tra tính chính xác của các giấy tờ nhập viện. Chắc chắn rằng con bạn được cân nặng, đừng ước lượng hoặc dùng kết quả gần đây. Nhiều loại thuốc được kê toa dựa trên cân nặng.

• Nếu trẻ phải trải qua 1 thủ thuật, hảy hỏi xem thủ thuật đó là gì, thực hiện như thế nào. Hỏi các loại thuốc và phương pháp trị liệu được dùng. Đọc kỹ các bản cam kết đồng ý. Nếu không phải trường hợp, đừng cảm thấy gấp gáp khi đọc các bản cam kết này. Nếu bạn không hiểu các thông tin trong đó, hãy yêu cầu trợ giúp.

• Đối với các phẫu thuật hay thủ thuật có liên quan đến 1 phần cơ thể trẻ nhỏ, hãy xác định chắc chắn với bác sĩ là ĐÚNG VỊ TRÍ, ĐÚNG BÊN và nhắc lại với các thành viên chăm sóc có liên quan. Tổ chức JCI quy định các bệnh viện đạt chuẩn JCI phải ĐÁNH DẤU VỊ TRÍ phẫu thuật hay thủ thuật đúng bên, đúng vị trí. Cẩn trọng xác định lại đúng vị trí với bác sĩ và điều dưỡng trước khi thực hiện tiến trình.

Trích quyển sách rất hay về ATNB “The Patient’s Guide to Preventing Medical Errors”.

LONG TRẦN lược dịch

Share30Tweet19
Tran Thanh Long

Tran Thanh Long

Có thể bạn quan tâm

Lễ ra mắt Sách – Bộ công cụ tinh gọn trong Y tế

by Nguyễn Ngọc
0

Tham gia buổi trao đổi có Cục trưởng Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế TS BS Nguyễn Minh Lợi; Phó Cục trưởng Cục Quản...

Read more

Giới thiệu ‘Bộ công cụ Tinh gọn trong Y tế’

by Nguyễn Ngọc
0

Nhân dịp Ngày An toàn Người bệnh Thế giới 17/09, Viện Đánh giá chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế (HARDI) xin giới thiệu tới...

Read more

Những điều cần biết về Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm

by Tran Thanh Long
0
Những điều cần biết về Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm

Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm 💐Dịch vụ chăm sóc lấy NB làm trung tâm tích cực giúp NB và gia đình có tiếng nói trong...

Read more

Làm thế nào để giải quyết bắt nạt [bullying] nơi làm việc

by Tran Thanh Long
0
Làm thế nào để giải quyết bắt nạt [bullying] nơi làm việc

Làm thế nào để giải quyết bắt nạt nơi làm việc Bài viết https://www.rcn.org.uk/magazines/Advice/2024/Apr/How-to-tackle-workplace-bullying Long Tran dịch Bắt nạt đôi khi có thể khó phát hiện. Tìm hiểu...

Read more

Lịch sử tìm hiểu các định nghĩa về sai sót trong y khoa

by Tran Thanh Long
0
Lịch sử tìm hiểu các định nghĩa về sai sót trong y khoa

📊Tìm hiểu các định nghĩa về sai sót trong y khoa Tác giả Ethan D. Grober and John M.A. Bohnen 🌼Định nghĩa phụ thuộc vào kết quả và...

Read more
Next Post
Bảng kiểm ATPT giúp cải thiện phục hồi sau phẫu thuật

Bảng kiểm ATPT giúp cải thiện phục hồi sau phẫu thuật

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Chuyên gia Bộ Y tế kiểm tra công tác chống dịch tại Khu chế xuất Tân Thuận, TP.Hồ Chí Minh

Chuyên gia Bộ Y tế kiểm tra công tác chống dịch tại Khu chế xuất Tân Thuận, TP.Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Khánh Hoà: Mổ thành công 18 ca tim hở khó

9/24 thanh niên Hà Nội cùng lúc phát hiện dương tính, Thủ đô có chùm ca bệnh mới rất phức tạp, chưa rõ nguồn lây

9/24 thanh niên Hà Nội cùng lúc phát hiện dương tính, Thủ đô có chùm ca bệnh mới rất phức tạp, chưa rõ nguồn lây

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?