📊Phòng ngừa té ngã cho người lớn tuổi
Tác giả Peggy B. Leung, MD; Jason T. Alexander, MD; Karin E. Ouchida, MD
JAMA. 2024;331(16):1409-1410. doi:10.1001/jama.2023.26942
Các khuyến cáo được lựa chọn (mức độ bằng chứng chất lượng)
📌Thường xuyên sàng lọc nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi sống trong cộng đồng bằng cách hỏi về những lần té ngã trước đây (1A) và đánh giá mối lo ngại của họ về những nguy vơ ngã trong tương lai (1B).
📌Sử dụng tốc độ dáng đi để dự đoán nguy cơ té ngã (1A).
📌Cung cấp các biện pháp can thiệp đa lĩnh vực, dựa trên đánh giá rủi ro té ngã đa yếu tố, đa chuyên môn cho người lớn tuổi có nguy cơ té ngã cao (1B).
📌Thực hiện đánh giá thuốc và mô tả thích hợp các loại thuốc làm tăng nguy cơ té ngã, như một phần của các biện pháp can thiệp ngăn ngừa té ngã đa lĩnh vực (1B).
📌Đề xuất các chương trình tập thể dục cá nhân, cường độ tăng dần bao gồm các buổi tập thể dục chức năng và tăng cường thăng bằng 3 lần trở lên mỗi tuần trong ít nhất 12 tuần để phòng ngừa té ngã ở tất cả người lớn sống trong cộng đồng (1A).
🪻Tóm tắt vấn đề lâm sàng
Khoảng 30% người lớn từ 65 tuổi trở lên bị ít nhất 1 lần ngã mỗi năm. Tuy nhiên, té ngã chưa chắc là một phần không thể tránh khỏi của lão hóa.
Những hướng dẫn này trình bày các phương pháp tối ưu để đánh giá nguy cơ té ngã và đưa ra các biện pháp can thiệp thực tế, lấy con người làm trung tâm nhằm giải quyết vấn đề vận động; chức năng cảm giác, nhận thức và chức năng tự chủ; bên cạnh các vấn đề y tế đang diễn ra, thuốc men, rủi ro môi trường và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
🪻Đặc điểm của nguồn khuyến cáo
Các khuyến cáo này được Nhóm Chuyên trách Hướng dẫn Phòng ngừa té ngã Thế giới (World Falls Guidelines (WFG) Task Force) phát triển và viết, bao gồm một ban chỉ đạo, một hội đồng phát triển đa quốc gia, đa ngành và các bên liên quan bao gồm cả người lớn tuổi.
Công trình được tài trợ bởi Quỹ St Joseph và Viện Lão khoa (Canada).
Một bản đánh giá tài liệu toàn diện về các nghiên cứu được xuất bản từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2020 đã xác định các hướng dẫn quản lý và ngăn ngừa té ngã hiện có cũng như những lỗ hổng trong tài liệu.
Mười hai nhóm làm việc đã đánh giá các khuyến nghị cuối cùng bằng phương pháp GRADE. Tất cả các thành viên hội đồng đều tuyên bố về những xung đột lợi ích tài chính và phi tài chính tiềm ẩn. [Bảng]
🌼Cơ sở bằng chứng
📌Độ mạnh của các khuyến cáo được đánh giá là mạnh nếu lợi ích rõ ràng lớn hơn rủi ro và yếu hoặc có điều kiện đối với bằng chứng chất lượng thấp hơn hoặc nếu lợi ích và rủi ro được cân bằng chặt chẽ. Chất lượng bằng chứng được xếp hạng A, B hoặc C, với xếp hạng A biểu thị chất lượng bằng chứng cao mà nghiên cứu trong tương lai khó có thể thay đổi ước tính hiệu quả và xếp hạng C có độ tin cậy thấp trong ước tính hiệu quả.
📌50 khuyến cáo đã được tạo ra; 39 được đánh giá là mạnh và 11 được xếp hạng A về chất lượng bằng chứng. Các khuyến cáo trong bản tóm tắt này được chọn lọc vì chúng hữu ích và quan trọng đối với các bác sĩ đa khoa.
🚩Sàng lọc té ngã.
Khuyến cáo cần hỏi thường xuyên về tình trạng té ngã ở người lớn tuổi sống trong cộng đồng thừa nhận rằng nhiều bệnh nhân khó có thể báo cáo về tình trạng té ngã, mặc dù các biện pháp can thiệp có thể làm giảm tái phát.
📌Gần 70% các trường hợp té ngã không được báo cáo đầy đủ vì nhiều lý do, bao gồm cả sự kỳ thị và cảm giác không đáng tin cậy trong ký ức của bệnh nhân về ngã. Bất kỳ tiền sử té ngã hoặc tự báo cáo lo ngại về việc té ngã đều cần thúc đẩy phân loại rủi ro bằng kiểm tra dáng đi và thăng bằng.
📌Đánh giá tốc độ dáng đi.
Kiểm tra tốc độ dáng đi, đây là một trong nhiều công cụ đánh giá, có nhiều bằng chứng nhất hỗ trợ việc sử dụng nó để xác định nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi.
📌Các chuyên gia hướng dẫn khuyến nghị đo tốc độ dáng đi trên 4 m với tốc độ bình thường của một người trên bề mặt bằng phẳng, với ngưỡng <0,8 m/s để phân biệt bệnh nhân có nguy cơ thấp với bệnh nhân có nguy cơ trung bình có nguy cơ té ngã cao hơn.
Trong NC nhóm thuần tập tiến cứu, gồm những người trưởng thành, những người có tốc độ dáng đi cao nhất có nguy cơ té ngã tương đối thấp hơn so với những người có tốc độ dáng đi thấp nhất (RR = 0,23, KTC 95%, 0,11 đến 0,5). Trong cùng một đoàn hệ, tốc độ dáng đi trung bình của những người không bị ngã là 0,80 m/s, so với 0,67 m/s ở những người bị ngã.
📌Cung cấp can thiệp phòng ngừa cơ bản ban đầu
Phòng ngừa ban đầu nên được cung cấp cho người lớn có nguy cơ té ngã thấp, những người không bị ngã trong 12 tháng trước và những người không bị suy giảm tốc độ dáng đi.
Phòng ngừa ban đầu bao gồm giáo dục phòng ngừa té ngã, tư vấn về hoạt động thể chất và đánh giá lại hàng năm về những thay đổi trong các yếu tố nguy cơ.
Người lớn tuổi có nguy cơ cao, những người bị té ngã nghiêm trọng trong 12 tháng trước, nên được đánh giá toàn diện về các yếu tố nguy cơ té ngã.
Các biện pháp can thiệp vào nguy cơ té ngã nên kết hợp ít nhất 2 trong số các biện pháp sau:
🚩(1) xem xét các thuốc làm tăng té ngã,
🚩(2) tập thể dục sức mạnh và thăng bằng,
🚩(3) kiểm soát hạ huyết áp thế đứng, tiểu không tự chủ, các vấn đề về chân và các tình trạng cấp tính/mãn tính khác,
🚩(4) tối ưu hóa thị giác, thính giác và dinh dưỡng,
và 🚩(5) cải thiện sự an toàn trong nhà như thay đồ nội thất, tháo thảm và sử dụng các thiết bị hỗ trợ như tay vịn và dụng cụ hỗ trợ đi bộ.
Một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp mạng lưới gồm 192 thử nghiệm ngẫu nhiên và bán thử nghiệm với 104,638 người tham gia đã đánh giá nhiều biện pháp can thiệp khác nhau để giảm tình trạng té ngã, chẳng hạn như sử dụng công nghệ hỗ trợ, đánh giá tình trạng té ngã cơ bản cũng như đánh giá và sửa đổi môi trường.
Tất cả các biện pháp can thiệp gộp lại đều liên quan đến việc giảm tỷ lệ té ngã (tỷ lệ rủi ro = 0,87 [KTC 95%, 0,80-0,95]); những người từ 75 tuổi trở lên được hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về số lượng người tham gia bị ngã (tỷ lệ rủi ro = 0,95 [KTC 95%, 0,89-1,01].
📌Xem xét lại thuốc.
Việc xem xét thuốc và kê đơn phù hợp các loại thuốc làm tăng nguy cơ té ngã được khuyến nghị như một phần của các biện pháp can thiệp ngăn ngừa té ngã đa lĩnh vực.
Một phân tích tổng hợp gồm 281 nghiên cứu bao gồm 1,690,450 cá nhân từ 60 tuổi trở lên đã báo cáo rằng tỷ lệ chênh lệch được điều chỉnh gộp (aOR) đối với việc té ngã khi sử dụng thuốc chống động kinh là 1,55 (KTC 95%, 1,25-1,92); aOR với opioid là 1,60 (KTC 95%, 1,35-1,91) và dùng nhiều thuốc (được định nghĩa là dùng ≥4 loại thuốc) có aOR cho trường hợp té ngã là 1,75 (KTC 95%, 1,27-2,41).
Khi bắt đầu hoặc xem xét thuốc cho ngừng kê đơn, có thể sử dụng một công cụ sàng lọc đã được xác thực như STOPPFall.
📌Đề xuất các chương trình tập thể dục và vận động.
Đối với người lớn tuổi có nguy cơ té ngã ở mức trung bình và cao, các chương trình tập thể dục có giám sát là một biện pháp can thiệp cần thiết.
🚩Các chương trình tập thể dục nên được thiết kế để cải thiện sự cân bằng và sức mạnh và tập trung vào các công việc hàng ngày phù hợp với từng cá nhân.
🚩Các chương trình tập thể dục dành cho những người có nguy cơ té ngã cao nên tiếp tục trong ít nhất 3 tháng với tần suất 3 lần mỗi tuần.
🚩Trong một phân tích tổng hợp gồm 108 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (23407 người tham gia sống tại cộng đồng từ 60 tuổi trở lên), các biện pháp can thiệp tập thể dục có liên quan đến việc giảm 23% số lần té ngã (tỷ lệ tỷ lệ = 0,77 [KTC 95%, 0,71-0,83]) và ít gãy xương do ngã hơn (tỷ lệ tỷ lệ = 0,73 [KTC 95%, 0,56-0,95.
🚩Các chuyên gia được đào tạo, chẳng hạn như nhà trị liệu vật lý và nghề nghiệp, nên thiết kế các chương trình tập thể dục có cường độ tăng dần nhưng cũng thích ứng với tình trạng chức năng và bệnh đi kèm của bệnh nhân. Một khi đã đạt đến mức ổn định, nên duy trì tập thể dục để tránh suy giảm kết quả.
📌Lợi ích và tác hại
Việc thực hiện các khuyến cáo này sẽ mang lại cơ hội lớn hơn để xác định bệnh nhân bị té ngã và tham gia vào các cuộc trao đổi thường xuyên hơn về phòng ngừa té ngã, cả hai điều này đều cần có bằng chứng mạnh mẽ về việc báo cáo thiếu các trường hợp té ngã.
Tuy nhiên, việc thực hiện các khuyến cáo này đòi hỏi phải tạo ra các quy trình làm việc hiệu quả để tích hợp đánh giá rủi ro té ngã đa yếu tố vào thực hành lâm sàng, cùng với việc đào tạo lực lượng hỗ trợ y tế đa ngành.
🚩Đặc biệt ở những nơi có thu nhập thấp và trung bình, các ưu tiên cạnh tranh có thể hạn chế sự sẵn có của các chương trình phòng chống té ngã, dẫn đến các chiến lược thực hiện hiệu quả khác nhau.
🍁Bàn luận
Té Ngã và tổn thương liên quan đến té ngã là phổ biến nhưng có thể phòng ngừa được.
Các NVYT nên sàng lọc tình trạng té ngã ở những người lớn tuổi sống trong cộng đồng (>65 tuổi), hiểu rằng người lớn tuổi có thể không thổ lộ những cú ngã thực sự, thương tích hoặc mối lo ngại của họ về việc té ngã.
🚩Trong đánh giá rủi ro té ngã đa yếu tố, cần đặc biệt chú ý đến :
📌(1) điều tra các nguyên nhân hữu cơ tiềm ẩn như hạ huyết áp thế đứng hoặc bệnh tim mạch đối với những cá nhân không báo cáo nguyên nhân thực thể của việc té ngã (chẳng hạn như bước nhầm hoặc cong đầu gối),
📌(2) đánh giá thuốc để xác định và mô tả các loại thuốc làm tăng nguy cơ té ngã
📌 (3) nêu ra mối lo ngại và nhận thức của cá nhân về việc té ngã nhằm đảm bảo các biện pháp can thiệp phù hợp với mục tiêu, giá trị, niềm tin và ưu tiên của họ.
Long Tran dịch.